Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 2 01/12/08 14:46

Đối với người Trung Quốc, hôn nhân là việc hệ trọng của đời người. Theo sách “Lễ kí hôn nghị”, hôn nhân biểu thị sự “hữu hảo giữa hai họ, trên lấy việc phụng sự tông miếu, dưới lấy sự kế tục hậu thế”. Trong hôn nhân truyền thống của người Trung Quốc ngoài vai trò quyết định của bậc làm cha mẹ còn phải kể đến người mai mối.

[center]Không gian:[/center]
Dân gian có câu: “Trên trời không có mây thì mưa không rơi, mặt đất không có bà mối thì không có người kết hôn”.
Vì thế, có thể thấy người mai mối xuất hiện ở hầu khắp đất nước Trung Quốc.

[center]Thời gian:[/center]Theo nhiều ý kiến, người mai mối đã có từ thời Tây Chu. Trong “Lễ kí, Điển lễ” ghi rõ: “Nam nữ không có người làm mối, không thể quen biết nhau”. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của người mai mối đối với hôn sự. Người mai mối là người trung gian để mỗi gia đình có thể tìm được cho con cái mình chốn “Môn đăng hộ đối”. Cuộc hôn nhân nào mà không có bà mối thì không thể coi là vẻ vang. Mạnh Tử từng nói: “Không đợi lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối mà lén giùi lỗ để nhìn nhau thì cha mẹ và người trong nước đều coi thường”.

Cách gọi bà mối có sự thay đổi theo thời gian:
Trong “Kinh thi” gọi là: “Phỉ môi”, “phỉ da”
Về sau có cách gọi “chấp kha”, “phạt kha”, “tác phạt”
Đến thời Tấn có cách gọi là “băng nhân”.
Dân gian còn có cách gọi khác là “Môi bà”, “Môi ông”…
[center]Chủ thể:[/center]
Người dắt mối thường là phụ nữ, có tài ăn nói, nhanh nhẹn, mau mắn.
Người dắt mối chia làm ba loại:
1. Thần môi: tồn tại trong truyền thuyết.
Người ta cho rằng Nữ Oa là thần môi vì bà tạo ra con người, dạy phép hôn nhân, giao phối. Vì truyền thuyết đó mà người đời sau tôn bà là thần môi, dựng đền miếu thờ cúng.
2. Quan môi: là người dắt mối do triều đình định ra trong những điều kiện đặc biệt. Quan môi chủ quản việc hôn nhân của dân chúng bằng cách nắm danh sách nam nữ chưa kết hôn, định ra luật hôn nhân, quy định tuổi kết hôn, xử lí việc kết hôn.
Ví dụ: Vũ Đế đời Tây Tấn quy định, nữ giới trên 17 tuổi, cha mẹ chưa chọn được bà mối đều giao cho quan môi chọn chồng
3. Tư môi: là người mai mối chuyên nghiệp. Mai mối hôn nhân trở thành nghề đã có từ thời Chu và đến nay vẫn còn tồn tại.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 02/12/08 23:45

Đề tài này khá hấp dẫn đó, theo em thấy thì “hiện tượng” người mai mối có ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, bên phương Tây hình như cũng có. Nhưng có lẽ đối với người Trung Hoa thì nghề mai mối này được xem trọng hơn.

Trong truyện Kiều Nguyễn Du cũng có nhắc đến câu:

“Sự lòng ngỏ với băng nhân
Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao”

Băng nhân thì mình biết là người mai mối rồi, nhưng chị có thể giải thích tại sao lại dùng từ này không? Và nó có nguồn gốc từ đâu? :mrgreen:
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 4 03/12/08 7:49

Điển tích Truyện Kiều - Băng nhân 冰人

Sự lòng ngỏ với băng nhân
Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao


Băng nhân: người mối lái chuyện cưới hỏi, gả bán, có nguồn gốc từ một điển tích đời Tấn:
Văn nhân Linh Hồ Sách nằm mơ thấy mình đứng trên băng tuyết nói chuyện với một người lạ nằm dưới băng tuyết. Linh Hồ Sách đem chuyện nằm mơ của mình thuật lại cho Sách Thẩm, một người rất giỏi về thuật số. Sách Thẩm giải mộng:
- Băng thượng nhân ngữ băng hạ nhân, tức là dương nói chuyện với âm. Điềm này tất có chuyện mai mối đây. Vậy nếu có ai nhờ tiên sinh se duyên, thì cứ nhận lời. Đến khi băng tan, thì lương duyên thành.
Mấy hôm saụ Linh Hồ Sách đưọc Điền Báo nhờ làm mối lái xin hỏi cưới con gái của Trương Công Vị. Linh Hồ Sách nhận làm mai và được Trương Công Vi đồng ý. Quả đúng, đến mùa xuân, khi băng tan hết thì hôn lễ của Điền Báo với con gái Trương Công Vi được cử hành.

Theo Vietmedia


Trong tác phẩm Truyện Kiều, hai câu trên nằm trong đoạn "Kiều bán mình chuộc cha", căn nguyên đại khái như sau:

Gia đình Kiều bị "thằng bán tơ" vu oan, gia cảnh lâm vào tình thế thất điên bát đảo với bọn "đầu trâu mặt ngựa": "Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ/Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây" và bọn chúng trắng trợn: "Có ba trăm lạng việc này mới xong".
Thương cha bị bắt đem đi, Kiều quyết hy sinh:"Quyết tình nàng mới hạ tình/Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha"
Kiều đã phải đau đớn dứt tình với Kim Trọng trong sự ngậm ngùi: "Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng", nàng cậy nhờ tới mối mai gả bán mình cho Mã Giám Sinh lấy tiền cứu cha:

"Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân*
Sự lòng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại xa gần xôn xao.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần"


Tấm lòng chí hiếu của nàng Kiều thật đáng nể!

Chú thích: *Tấc cỏ, ba xuân: Do chữ thốn thảo, tâm xuân. Thơ tả tình đi chơi xa nhớ mẹ của Mạnh Giao đời Đường có câu: Dục tương thốn thảo tâm, báo đáp tam xuân huy (Ai bảo cái lòng của ngọn cỏ một tấc (ngọn cỏ ngắn) báo đáp được ánh sáng ấm áp của ba tháng xuân). Tấc cỏ: Ví với người con; Ba xuân: ví với công ơn cha mẹ.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 4 03/12/08 10:08

Cám ơn chị kimanh đã "thay lời muốn nói". :P

Không những ta gặp từ "băng nhân" trong Truyện Kiều mà ngay trong thơ Xuân Diệu cũng có:
[center]"Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em".[/center]
[right](Thơ duyên)[/right]
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 4 03/12/08 10:34

đa tạ chị kimanh đã ra tay giải tỏa những thắc mắc :mrgreen:

em vẫn còn một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về vụ mai mối này (đề tài hấp dẫn mà 8) ) Phải chăng nghề mai mối này xuất hiện lần đầu tiên trên đất nước Trung hoa và từ đó nó đã lan truyền đi các nước khác - như Việt Nam chẳng hạn - nghề làm mai mối của mình có phải chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa?

Người Việt mình lại còn có câu:

"Ở đời có bốn cái ngu
làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu"

chả hiểu dân gian người ta dùng "ngu" ở đây là theo ý nào nhỉ??? chớ em thấy làm những nghề này cũng đâu hẳn là ngu ... :roll:
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 4 03/12/08 11:17

Tới giờ thì theo chị biết thì chưa có bằng cớ chính xác nào nói nghề mai mối xuất hiện đầu tiên ở Trung Hoa rồi truyền sang các nước khác (nên chưa thể kết luận được). :P Nhưng có lẽ không đâu mà vị trí người mai mối quan trọng bằng ở Trung Hoa. “Lời người dắt mối” trở thành một trong những điều kiện quyết định hôn nhân truyền thống.

Còn nghề mai mối của Việt Nam có phải là do ta học tập từ Trung Hoa hay không? Theo ý kiến của chị, thời xưa, nam nữ ít có điều kiện quen biết, giao tiếp với nhau để tự do yêu đương, tìm hiểu như bây giờ. Đặc biệt trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân” của Nho giáo Trung Quốc thì bức tường ngăn cách tự do yêu đương giữa nam nữ càng cao. Trong hoàn cảnh như thế, nghề mai mối ra đời như một tất yếu, đáp ứng “nhu cầu” cuộc sống. Có thể thay câu: "Thời thế tạo anh hùng" bằng câu "Thời thế sinh ra bà mối". :mrgreen: Ở đây, chưa hẳn là sự học tập Trung Hoa.

Còn vì sao làm mai làm mối bị dân gian ta xem như cái ngu? Xưa, ông mai bà mối sau khi tác hợp đôi lứa thường được trả ơn bằng cái thủ lợn. Trả ơn là thế nhưng trong quá trình chung sống, đôi vợ chồng nào mà cơm không lành canh không ngọt thì thay vì xem xét lại nguyên nhân do đâu lại thường đâm đổ lỗi, oán trách người làm mối. “Làm ơn” mà “mắc oán” chẳng phải là cái ngu hay sao?

Dân gian mình xem làm mai là cái ngu thứ nhất. Nhưng ở Trung Quốc, người ta “đua nhau” được nó. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Cô dâu tốt hay xấu chỉ dựa hoàn toàn vào cái miệng của bà mối”. Địa vị người con gái cao hay thấp, tiền sính lễ nhiều hay ít là tùy vào bà mối. Cho thấy bà mối có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cuộc hôn nhân truyền thống.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 4 03/12/08 22:40

Đề tài này hấp dẫn nè.
Các vấn đề mà mọi người thảo luận liên quan đến mối mai không hà. Nên theo ý kiến của riêng chị tên đề tài của Thư là bà mối trong văn hóa Trung Hoa là chưa thực sự hợp lý. Biết rằng những người làm nghề mai mối đa phần là nữ. Nhưng cũng có người là đàn ông mà. Vậy bà mối thì khác ông mối ở điểm nào. Mình nghĩ nên đặt vấn đề chung là mai mối thì sẽ gợi mở được nhiều vấn đề hơn.
Theo như mình biết, bà mối ở Trung Quốc không chỉ xuất hiện trong thời phong kiến mà cho đến nay trong hôn nhân của người Trung Quốc vẫn còn nhờ tới ông mai, bà mối đó. Ở Thượng Hải hiện nay có đến hơn 1000 người làm nghề mai mối lận đó nha (Theo Shanghai Daily. Vậy Thư có thể nói rõ hơn về vai trò, vị trí của bà mối trong xã hội truyền thống và trong xã hội ngày nay có những điểm giống và khác nhau như thế nào không?
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 5 04/12/08 15:29

Cám ơn ý kiến của Toto. Trong bài của em cũng có nhắc tới ông mối nhưng sở dĩ đặt tên topic là “Bà mối trong văn hóa Trung Hoa” vì để nhấn mạnh đến chủ thể chiếm đa số trong nghề này và để “câu khách” nhiều hơn vì phụ nữ bao giờ cũng là đề tài bất tận.

Đúng như chị nói, ngày nay, nghề mai mối vẫn còn tồn tại với con số chị đưa ra thật ấn tượng. Điều đó cho thấy vị trí của nghề mai mối trong hôn nhân của người Trung Quốc. Theo em, trong xã hội truyền thống và xã hội hiện đại vai trò người mai mối đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong xã hội truyền thống, một cuộc hôn nhân mà không được mai mối thì không vẻ vang, do đó người mai mối là một trong những điều kiện quan trọng, bắt buộc phải có. Còn trong xã hội hiện đại, quan niệm về hôn nhân đã thay đổi vì thế người mai mối chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong những trường hợp đặc biệt cho những đối tượng ít có thời gian, cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu người khác phái. Đặc biệt, do ảnh hưởng của quan niệm trọng nam khinh nữ, Trung Quốc hiện đang đối diện với tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Do đó, “cuộc chiến tìm vợ” của đàn ông Trung Quốc càng góp phần làm nghề mai mối phát triển.

Tóm lại, vai trò người mai mối trong xã hội truyền thống được tạo nên từ quan niệm hôn nhân của người Trung Quốc xưa: “không đợi lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối mà lén giùi lỗ để nhìn nhau thì cha mẹ và người trong nước đều coi thường”. Còn vai trò của người mai mối trong xã hội hiện đại được hình thành từ những vấn đề xã hội: cuộc sống hiện đại tất bật, mất cân bằng giới tính…
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 17:00

Mình nhớ không rõ thì hình như trong truyện cổ, truyện thần thoại Trung Quốc có

câu chuyện về Ông TƠ làm mối chứ không có Bà Nguyệt (bà mai mối) . Có thể coi

đây là dấu ấn trọng nam của Vhoá Thoa?!

Và từ khi nào , tại sao nguoi ta lai hay nói "ông tơ bà nguyệt" để chỉ sự dẫn

đường, chỉ lối , đến với nhau của nam và nữ?

Trong Xã hội xưa thương " cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" và vai trò của bà mối rất

quan trọng vậy mà Kiêu của NDu dường như phá lệ đó?!!
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bà mối trong văn hóa Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 5 04/12/08 19:13

Đúng như bạn nói thì trong truyền thuyết Trung Quốc chỉ có sự xuất hiện của Nguyệt Lão:
Vi Cố đời Đường đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dưới trăng đọc sách. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi người vợ tương lai của mình, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương thôi. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy.
Có lẽ khi tiếp nhận truyền thuyết ấy, dân gian ta đã biến đổi “Nguyệt Lão” thành “Ông tơ bà nguyệt” cho âm dương cân đối, lời nói nhịp nhàng.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến27 khách

cron