Hí Kịch Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 3 09/12/08 20:49

em cũng đồng ý vơi một số quan điểm của các anh chị cho rằng hát bội VN có nhiều nét tương đồng với hí kịch của TQ. Anh Nghị cho e hoi: trong hiện tại có thế nói hát bội ở VN không được phát triển mạnh như trước nếu không nói là dần rơi vào quên lãng, thì tình hình hí kịch ở TQ có rơi vào hoàn cảnh giống vậy không anh?
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 3 09/12/08 22:37

Reply Lehang
Em rất cảm ơn ý kiến của chị!
Chị Lehang ơi, theo cách chị viết em nghĩ chị còn nhiều kiến thức về vấn đề này lắm, rất mong chị đóng góp thêm.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 3 09/12/08 22:40

Reply honomushi
Rất cảm ơn những ý kiến bổ sung rất thú vị của honomushi!
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 3 09/12/08 23:01

Reply MyDuyen

Rất cảm ơn ý kiến của MyDuyen!

Hý kịch là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc và con đường phát triển, suy thoái của nó cũng không khác gì các loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Theo một số thông tin được biết thì loại hình nghệ thuật này mặc dù rất nổi tiếng trong và ngoài nước trước đây nhưng ngày nay đã qua thời kỳ phát triển rực rỡ của nó. Hiện nay, nó vẫn còn duy trì ở Trung Quốc nhưng không còn nhiều người xem nữa vì rất chọn lọc khán giả mà chủ yếu dùng để phục vụ khác du lịch bốn phương nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống Trung Hoa. Điều này cũng dễ hiểu khi chúng ta đặt nó vào sự phát triển của thời đại
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 6 12/12/08 9:57

Nghệ thuật sân khấu của Trung Quốc gọi là hí hay kịch, hay hí kịch. Thuật ngữ này bao trùm cả kịch, trò vui, nhào lộn (tạp kỹ), hát, nói, âm nhạc, diễn câm, v.v... Trước đời Đường, hai nguồn gốc lớn của hí kịch là bài ưu diễn xuất (biểu diễn trò khôi hài và tạp kỹ) và ca vũ diễn xuất (biểu diễn ca và múa). Bài ưu gốc là nghệ thuật cung đình, nhân vật diễn trò gọi là «ưu». Đời Tần (Nhị Thế, Hồ Hợi) có Ưu Mạnh và Ưu Chi là hai diễn viên hoạt kê nổi tiếng.
Đến đời Tống, tham quân hí diễn biến thành tạp kịch. Vai diễn cũng có hai người: thương cốt (vai khờ khạo) được gọi là phó mạt, còn tham quân (vai tinh khôn) được gọi là phó tịnh. Ngoài ra diễn viên nam cũng có thể hoá trang thành nữ để diễn xuất, gọi là trang đán. Đời Nam Tống, Ôn Châu là nơi nổi danh về hí kịch, ca múa, cho nên sản sinh ra thể loại Nam hí (hí kịch Nam Tống). Đời Tống không xem trọng vai nữ (đán giác). Vai nữ bị gọi là «đệ tử» (con em). Nếu toàn ban hát đều là nữ thì gọi là «đệ tử tạp kịch». Vai chính gọi là chính đán, vai già là lão đán, vai trẻ là tiểu đán, trà đán, thiếp đán, v.v...
Đời Nguyên, vai nữ (đán giác) rất được xem trọng. Đó là điểm khác biệt giữa tạp kịch đời Nguyên và tạp kịch đời Tống. Tính chất tạp kịch đời Tống và đời Nguyên đều là khôi hài, hoạt kê, nhưng tạp kịch đời Nguyên thì nhấn mạnh thêm tính chất phê phán thói đời và tệ nạn xã hội. Tạp kịch đời Nguyên là thành tựu rất lớn và giai đoạn đỉnh thịnh của nó là thế kỷ XIII-XIV. Các nhà soạn tuồng hát rất nhiều, có trên 150 người, nổi tiếng nhất là Quan Hán Khanh với ít nhất 60 vở tuồng. Tạp kịch đời Nguyên thâu hoá và chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc. Thông thường một vở có bốn hồi và đôi khi có thêm phần phi lộ. Vai chính phải hát suốt vở kịch. Mặc dù các nhạc phổ của Nguyên khúc không còn giữ được, nhưng qua hình ảnh tư liệu, người ta phát hiện các loại nhạc cụ như sáo, trống, não bạt. Các nhân vật trong tạp kịch đời Nguyên là anh hùng, văn nhân, kỹ nữ, cường đạo, quan toà, ẩn sĩ, và các vai siêu nhiên (ma quỉ, v.v...).
Cuối đời Nguyên, Nam Hí chuyển hoá thành truyền kỳ. Truyền kỳ chú trọng các chủ đề tình cảm lãng mạn, nên khống chế sân khấu đến 200 năm sau đó. Âm nhạc của Nam hí bao gồm các khúc hát dân gian, các bài ca dao ở thôn quê với tính chất địa phương khá đậm. Do đó nó đã phát triển thành hệ thống bốn giọng nói địa phương: Hải Diêm, Dặc Dương, Dư Diêu, và Côn Sơn. Khúc hát vùng Côn Sơn (gọi là Côn khúc) chiếm địa vị chủ yếu từ cuối đời Minh. Đến đời Thanh thì Côn khúc được gọi là nhã bộ, rất được sĩ đại phu hâm mộ. Khi Côn Khúc suy, các loại hí kịch địa phương nở rộ và được gọi theo tên địa phương như Xuyên kịch, Tương kịch, Cống kịch, Huy kịch, v.v...
Hình ảnh
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhang_bmt » Thứ 2 09/11/09 20:35

dạ em đang làm đề tài về hý kịch Trung Quốc. Thầy giáo có yêu cầu làm về Mân kịch, Nam kịch, Việt kịch. Nhưng em không tìm thấy tài liệu, các anh chị có thể giúp em không ạ? em xin chân thành cảm ơn ạ!
RANDOM_AVATAR
nguyenhang_bmt
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron