Hí Kịch Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 2 01/12/08 23:42

Hí kịch có thể được xem là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất và mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa. Nghệ thuật hí kịch Trung Quốc đã được hình thành trước đây nhưng đến đời Tống thì hí kịch mới bắt đầu phát triển và có tên gọi chung. Hí kịch Trung Quốc có phong cách biểu diễn đặc biệt, chiếm hơn ¼ công chúng thế giới thưởng thức. Nghệ thuật hí kịch Trung Quốc có ảnh hưởng đến hí kịch thế giới và thời gian gần đây được giới thiệu với quy mô lớn.

Trong Hí kịch Trung Quốc tôi ấn tượng với cách vẽ mặt của diễn viên (gọi là mặt nạ), nó góp phần không nhỏ để làm nên tính độc đáo của loại hình nghệ thuật này.

Mặt nạ được dùng các loại bột màu tô vẽ lên mặt diễn viên, để tượng trưng cho tính cách, phẩm chất, vận mệnh nhân vật. Qua mặt nạ có thể khán giả nhận biết các nhân vật trung thành hoặc gian trá, tốt đẹp hay xấu xa, lương thiện hay gian ác, cao thượng hay thấp hèn. Ví dụ như, mặt nạ tô đỏ thể hiện nhân vật trung thành nhất mực, nếu là màu trắng thì nhân vật đó có tính cách gian trá, độc ác, màu xanh lam thể hiện nhân vật đó kiên cường dũng cảm, màu vàng nói nên nhân vật đó tàn bạo, hoặc màu bạc tượng trưng cho thần phật hoặc quỷ quái, khiến khán giả có một cảm giác huyền ảo ...

Đối với tôi thì như vậy không biết các anh chị có ấn tượng và suy nghĩ như thế nào đối với hí kịch Trung Quốc? Xin mời cùng tham gia thảo luận!
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 4 03/12/08 23:49

Hát bội của nước mình có ảnh hưởng nhiều từ Hí kịch không anh Nghị? Em thấy anh trình bày về hí kịch có những nét rất tương đồng với hát bội của Việt Nam. An giải thích thêm cho em biết với
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 5 04/12/08 15:24

Một số loại hình nghệ thuật Việt Nam đã có giao lưu, ảnh hưởng từ hí kịch Trung Quốc như thế nào? Hoàn cảnh ra đời của hí kịch là từ khi nào? Hí kịch có theo người Hoa đến các nước khác không.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 17:07

Một loại hình nghệ thuật nói riêng sẽ bị chi phối , ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử và các yếu tố khác. Vậy yếu tố nào khiến cho Hí kịch phát triển mạnh ở thời nhà Tống?
Dĩ nhiên là có khác với hát bội của Việt Nam. Theo mình thì tạm giải thích từ kết cấu từ ngữ truoc ..thiếu sót và hay ko đúng cá c bạn bổ sung thêm nhé

HÍ KICH : Diển xất là chính (yếu tô kich)

Hat bội : hát dóng vai trò chủ đạo
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Chủ nhật 07/12/08 22:44

Reply TOTO
Le đặt vấn đề nay thú vị thật đấy, anh cũng có những suy nghi này nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời mỹ mãn. Nghiên cứu về nguồn gốc Hát bội, có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng: “Lý Nguyên Cát thời nhà Nguyên giúp thành lập Hát bội”, nhưng lại có ý kiến: “Lý Nguyên Cát trong đội quân của Toa Đô sang xâm chiếm nước ta bị quân ta bắt làm tù binh, nguyên là một kép hát được vua Trần Nhân Tông truyền giữ lại để dạy cung nữ triều đình âm nhạc và ca hát, chỉ ca hát chớ chưa hát thành tuồng”. có ý kiến cho rằng “hát bội có nguồn gốc từ Trung Quốc, được chính thức công nhận bởi triều đình phong kiến vào thời Hán Vũ Đế (140 - 86 trước công nguyên), Hát Bội đã truyền vào Việt Nam theo chân các đoàn quân xâm lược trong thời kỳ Bắc thuộc”... nhưng chưa thấy ý kiến nào cho rằng hát bội chịu ảnh hưởng nhiều từ Hý kịch Trung Quốc. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Hầu hết các học giả nghiên cứu kinh kịch Trung Quốc đều xác nhận kinh kịch là loại kịch của Thanh triều tại kinh thành Bắc Kinh, tức "Bắc Kinh kịch nghệ". Còn Hát Bội của Việt Nam là hát diễn tương tự kinh kịch nhưng theo "Kinh điển kịch lệ". Việc ảnh hưởng nhiều hay ít, ảnh hưởng ở những mặt nào là vấn đề cần phải được nghiên cứu thêm anh chưa thể nêu ra được. Nếu có thông tin về vấn đề này Le hay cùng chia sẻ nhé.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Chủ nhật 07/12/08 22:45

Reply letrongtran
Một số loại hình nghệ thuật Việt Nam đã có giao lưu, ảnh hưởng từ hí kịch Trung Quốc như thế nào là một câu hỏi khá rộng mong rằng các bạn cùng tiếp tục tìm hiểu và cho ý kiến, về hoàn cảnh ra đời của Hý kịch Trung Quốc xin được trình bày như sau:
Nghệ thuật hí kịch sinh ra và phát triển ở Trung Quốc có danh từ chuyên môn là “Hí khúc”. Nghệ thuật hí khúc Trung Quốc hình thành qua một quá trình phát triển lâu dài nhưng đến đời Tống thì hí khúc mới bắt đầu trở thành tên gọi chung cho hí kịch Trung Quốc (bởi Trung Quốc có rất nhiều loại kịch địa phương). Trước khi chính thức có hí khúc nhiều hình thức biểu diễn nghệ thuật ở những thời đại khác nhau đã có mầm mống và nhân tố của hí khúc, có tác dụng làm cho hí khúc hình thành.
Đầu tiên có nguồn gốc từ Ca vũ hí là hình thức có ca có vũ, có biểu diễn tình tiết đơn giản nhưng đã có tính hí kịch rồi. Tuy nhiên đây chỉ là ca vũ chủ yếu, chưa phát triển thành hí kịch hoàn chỉnh.
Đời Nghiêu trong sách Thượng thư có chép “Bách thú suất vũ”- là người hóa trang thành thú nhảy múa. Khi xã hội phân chia giai cấp thì ca vũ càng phát triển, trong cung đình để giải trí và cũng lưu hành trong dân gian.
Sau đó phát triển từ bài ưu diễn xuất (biểu diễn trò khôi hài và tạp kỹ) Cho đến đời Đường bài ưu phát triển thành Tham quân hí (còn gọi là Lộng tham quân) với hai vai: một người mặc y phục xanh lục tề chỉnh, thông minh cơ trí, tên vai diễn gọi là tham quân; một người ăn mặc lôi thôi, khờ khạo đần độn, tên vai diễn gọi là thương cốt. Hai nhân vật này đối đáp khôi hài trào lộng. Nói chung tham quân là vai chính, thương cốt là vai phụ.
Đến đời Tống, tham quân hí diễn biến thành tạp kịch. Vai diễn cũng có hai người: thương cốt (vai khờ khạo) được gọi là phó mạt, còn tham quân (vai tinh khôn) được gọi là phó tịnh. Ngoài ra diễn viên nam cũng có thể hoá trang thành nữ để diễn xuất gọi là trang đán. Đời Nam Tống, Ôn Châu là nơi sản sinh ra thể loại Nam hí (hí kịch Nam Tống). Đời Tống vai nữ không được xem trọng. Vai nữ bị gọi là “đệ tử” (con em).
Đời Nguyên vai nữ (đán giác) rất được xem trọng. Đó là điểm khác biệt giữa tạp kịch đời Nguyên và tạp kịch đời Tống. Tính chất tạp kịch đời Tống và đời Nguyên đều là khôi hài, hoạt kê nhưng tạp kịch đời Nguyên thì nhấn mạnh thêm tính chất phê phán thói đời và tệ nạn xã hội. Nguyên nhân là do thời này mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc. Tạp kịch thời Nguyên là thành tựu rất lớn và giai đoạn đỉnh thịnh của nó là thế kỷ XIII-XIV: tác giả có hơn 200 người và có hơn 700 loại kịch mục, có hàng loạt thể cách nghiêm khắc, hình thức hí khúc có phong cách độc đáo. Nổi tiếng là Quan Hán Khanh nhà soạn hí kịch sớm nhất và đạt thành tựu cao nhất thời Nguyên với ít nhất 60 vở tuồng. Ngoài ra có thể kể đến Vương Thực Phủ nổi tiếng với Tây Sương ký. Tạp kịch đời Nguyên thâu hoá và chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc. Thông thường một vở có 4 hồi và đôi khi có thêm phần phi lộ. Các nhân vật trong tạp kịch đời Nguyên là anh hùng, văn nhân, kỹ nữ, cường đạo, quan toà, ẩn sĩ và các vai siêu nhiên (ma quỉ, v.v)
Cuối đời Nguyên, Nam hí chuyển hoá thành truyền kỳ. Truyền kỳ chú trọng các chủ đề tình cảm lãng mạn nên khống chế sân khấu đến 200 năm sau đó. Âm nhạc của Nam hí bao gồm các khúc hát dân gian, các bài ca dao ở thôn quê với tính chất địa phương khá đậm. Do đó nó đã phát triển thành hệ thống bốn giọng nói địa phương : Hải Diêm, Dặc Dương, Dư Diêu, và Côn Sơn. Trong số này khúc hát vùng Côn Sơn chiếm địa vị chủ yếu vào cuối đời Minh.
Đến đời Thanh thì Côn khúc được gọi là Nhã bộ, rất được sĩ đại phu hâm mộ. Sau đó khi Côn khúc suy thì các loại hí kịch địa phương nở rộ và được gọi theo tên địa phương như: Xuyên kịch, Huy kịch, Tống kịch….
Trong số các đoàn kịch địa phương này thì đoàn Huy kịch gây ảnh hưởng lớn nhờ nghệ thuật biểu diễn xuất sắc. Huy kịch phát triển thành thể loại kịch mà ai ai cũng ưa chuộng và được gọi là Kinh kịch. Đầu thế kỷ XIX, Kinh kịch chiếm địa vị độc tôn trên sân khấu, thay thế hẳn Côn khúc và trở thành loại kịch phổ biến nhất Trung quốc.
Hí khúc cận đại có những tác phẩm kể chuyện truyền thống, lịch sử như: Bì Hoàng kịch, Đả ngư sát gia, Tứ tiến sĩ theo phong cách của Kinh Kịch. Sau đó khi phong trào cải lương tư sản diễn ra, cách mạng dân chủ tư sản phát sinh hí khúc cũng bị biến đổi theo. Việc cải lương hí khúc có hiệu quả là tác giả kinh kịch và cũng là diễn viên danh tiếng Uông Tiếu Nông (hay còn gọi là Đức Khắc Kim). Ông đã soạn ra nhiều kịch bản mới, theo hình thức Kinh kịch mượn xưa răn nay, có tác dụng giáo dục và cổ động nhất định như các vở: Đảng nhân bi, Mạ Diêm la, Khốc tổ miếu…
Từ thời dân quốc về sau hình thức hí khúc có tính toàn quốc chủ yếu là Kinh Kịch.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Chủ nhật 07/12/08 22:45

Reply honomushi
Hí kịch được hình thành từ rất lâu đời, trong quá trình phát triển nó chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hoàn cảnh và điều kiện xã hội thời Tống. Thơ Đường tạo cơ sở để hí khúc sử dụng văn vần, thoại bản thời Tống hơn trăm loại có nội dung lớn, phong phú, đó chính là đề tài và tình tiết của hí khúc.
Về việc phân biệt hý khúc và hát bội bạn có thể giải thích rõ thêm không vì nếu nói rằng “Hí kịch diển xuất là chính (yếu tô kich), còn
Hat bội thì hát dóng vai trò chủ đạo” thì có những quan điểm lại cho rằng khác như vậy. Có quan điểm cho rằng các loại hình diễn xướng này yếu tố hát và diễn xuất quan trọng như nhau. Có ý kiến khác cho rằng Hí kịch hát quan trọng hơn diễn xuất. Có ý kiến cho rằng Hát bội diễn xuất đóng vai trò chủ đạo hơn hát....
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 2 08/12/08 18:06

Hát Bội của Việt Nam là hát diễn tương tự kinh kịch nhưng theo "Kinh điển kịch lệ". Việc ảnh hưởng nhiều hay ít, ảnh hưởng ở những mặt nào là vấn đề cần phải được nghiên cứu thêm

Chuyen de cua Nghi hap dan day chu, em co viet (nhu da coppy) thi it nhieu trong bai viet cua em da de cap den nhung anh huong cua kinh kich Trung Hoa vao hat boi o VN roi day. Neu chiu kho de y theo doi cac doan phim co dien kich trong cac bo phim TH, chung ta de dang nhan thay tren net mat cua ho tinh cach cua nhan vat duoc the hien rat ro net va hat boi o VN cung tuong tu nhu the. Ngoai ra, hau het noi dung cua cac doan hat boi o VN deu la cac dien tich cua Trung Hoa, va trong van phong ca tu ho su dung rat nhieu tu Han - Viet.
Dinh noi nua nhung nhoc con no quay, phai ve thoi. Hen gap lai sau
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 3 09/12/08 20:04

Minhcung rat thich de tai nay nen bo sung chut
Minhcung rat thich de tai nay nen bo sung chut
Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏)là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch.
Ban đầu nghệ thuật diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch hay hý kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kỹ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.
Từ thời nhà Đường trở về trước nghệ thuật diễn tuồng sân khấu được gọi là hý kịch.
Các thể loại kịch của Trung Quốc cũng như các loại hình biểu diễn sân khấu tương tự tại các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo.
Cho đến thời nhà Đường, được phát triển thành Tham quân hí (hoặc được gọi là Lộng tham quân) bao gồm hai vai: một người mặc y phục xanh lục tề chỉnh, thông minh cơ trí và linh lợi, tên vai diễn gọi là Tham quân; còn người kia ăn mặc lôi thôi, khờ khạo đần độn, tên vai diễn gọi là Thương cốt. Hai nhân vật này trong vở khi diễn thường có những lời đối đáp khôi hài trào lộng. Tham quân là vai chính, Thương cốt là vai phụ. Đôi khi Tham quân là đối tượng để làm trò cười và cuối cùng bị Thương cốt đánh đập.
Đến thời nhà Tống, Tham quân hí biến thành Tạp kịch. Vai diễn cũng chỉ có hai người: Thương cốt (vai khờ khạo) được đổi thành tên Phó mạt, còn Tham quân (vai tinh khôn) được đổi tên là Phó tịnh. Trong khi diễn, diễn viên nam cũng có thể hóa trang thành nhân vật nữ để diễn xuất, được gọi là Trang đán. Đến thời Nam Tống, vùng đất Ôn Châu là nơi nổi danh về hí kịch, ca múa, nên sản sinh ra thể loại được gọi là Nam hí (hí kịch Nam Tống).
Thời nhà Tống nghệ thuật diễn không chú ý đến các vai nữ (Đán giác). Vai nữ được xếp hạng là «đệ tử» (con em). Trong ban hát đều là nữ thì được gọi là «đệ tử tạp kịch». Vai chính được gọi là Chính đán, vai già là Lão đán, vai trẻ là Tiểu đán, Trà đán, Thiếp đán, v.v...
Vào thời nhà Nguyên, vai nữ (đán giác) lại rất được xem trọng. Đó cũng là điểm khác biệt giữa tạp kịch thời nhà Nguyên và tạp kịch thời nhà Tống.
Tính chất tạp kịch thời nhà Tống và thời nhà Nguyên có chung một tính chất là khôi hài, hoạt kê, nhưng tạp kịch thời nhà Nguyên có nhấn mạnh thêm tính chất phê phán thói đời và các tệ nạn xã hội.
Tạp kịch thời nhà Nguyên là thành tựu rất lớn và ở giai đoạn đỉnh điểm hưng thịnh của nó trong suốt hai thế kỷ XIII-XIV. Nhiều nhà soạn những vở diễn tuồng múa hát rất nhiều, khoảng trên 150 người, trong số đó nổi tiếng nhất là Quan Hán Khanh có ít nhất cũng khoảng 60 vở tuồng.
Tạp kịch thời nhà Nguyên thâu hóa và chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc cổ đại. Trong một vở thường có bốn hồi và đôi khi có thêm phần phi lộ. Vai chính phải hát trong thời gian diễn suốt vở kịch. Dù các nhạc phổ của Nguyên khúc không còn giữ được, nhưng qua hình ảnh và các tư liệu còn lại, người ta đã phát hiện các loại nhạc cụ gồm sáo, trống, não bạt.
Các nhân vật trong tạp kịch thời nhà Nguyên là anh hùng, văn nhân, kỹ nữ, cường đạo, quan tòa, ẩn sĩ, và các vai siêu nhiên (ma, quỉ, v.v...).
Cuối thời nhà Nguyên, Nam hí chuyển hóa thành thể loại Truyền kỳ. Truyền kỳ tập trung vào các chủ đề tình cảm lãng mạn trên sân khấu trong suốt 200 năm sau đó. Âm nhạc trong thể loại Nam hí bao gồm các khúc hát và ca từ trong dân gian, các bài ca dao ở thôn quê mang tính chất đặc thù địa phương khá đậm. Do vậy trong Truyền kỳ nghệ thuật diễn đã phát triển thành hệ thống bốn giọng nói địa phương: Hải Diêm, Dặc Dương, Dư Diêu, và Côn Sơn. Các Khúc hát vùng Côn Sơn được gọi là Côn khúc thống lĩnh sân khấu từ cuối thời nhà Minh.
Đến thời nhà Thanh thì Côn khúc được gọi là Nhã bộ, rất được giới sĩ phu trí thức hâm mộ. Vào giai đoạn Côn Khúc suy tàn, các loại hí kịch địa phương mới có dịp nở rộ và được gọi theo tên địa phương như Xuyên kịch của vùng Tứ Xuyên, Tương kịch của vùng Tương Dương, cho đến Cống kịch, Huy kịch, v.v... mà sau này tất cả được gọi là chung là Kinh Kịch. Kinh kịch đôi khi được diễn giải là loại hát kịch ở Bắc Kinh.
Ngày nay, giới trẻ ở Trung Quốc không còn ham thích loại nghệ thuật sân khấu tuồng cổ này nữa.
Trong Kinh kịch thường hay có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò và không có vị trí gì trong võ thuật Trung Hoa. Nhưng võ thuật Trung Hoa đã thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này và góp sức làm giàu thêm cho khung cảnh Văn hóa Trung Hoa.
Sau này các diễn viên Kinh kịch được đào tạo bài bản thường chuyển sang thành các diễn viên võ thuật trong điện ảnh như Quan Đức Hưng là người đầu tiên diễn vai Hoàng Phi Hồng, Thành Long (còn gọi là Jackie Chan) trong các thể loại phim võ hài do anh đổi mới phong cách cùng với Hồng Kim Bảo (Hong Sammo) để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của thể loại phim Kungfu của Lý Tiểu Long khởi xướng từ cuối thập kỷ 1960, Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình nhiều tập Tây Du Ký được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân thời nhà Minh, ...
Có thể nói rằng Kinh kịch đã góp phần làm phong phú diện mạo của điện ảnh Hồng Kông và Trung Quốc hiện đại. Do đó có người cho rằng trong thể loại phim quyền cước của Hồng Kông có hai loại võ thuật là võ thuật thật sự của các võ sư và quyền sư tham gia diễn và võ thuật sân khấu của những diễn viên Kinh kịch chuyển sang.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hí Kịch Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 3 09/12/08 20:09

Minhcung rat thich de tai nay nen bo sung chut
Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏)là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch.
Ban đầu nghệ thuật diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch hay hý kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kỹ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.
Từ thời nhà Đường trở về trước nghệ thuật diễn tuồng sân khấu được gọi là hý kịch.
Các thể loại kịch của Trung Quốc cũng như các loại hình biểu diễn sân khấu tương tự tại các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo.
Cho đến thời nhà Đường, được phát triển thành Tham quân hí (hoặc được gọi là Lộng tham quân) bao gồm hai vai: một người mặc y phục xanh lục tề chỉnh, thông minh cơ trí và linh lợi, tên vai diễn gọi là Tham quân; còn người kia ăn mặc lôi thôi, khờ khạo đần độn, tên vai diễn gọi là Thương cốt. Hai nhân vật này trong vở khi diễn thường có những lời đối đáp khôi hài trào lộng. Tham quân là vai chính, Thương cốt là vai phụ. Đôi khi Tham quân là đối tượng để làm trò cười và cuối cùng bị Thương cốt đánh đập.
Đến thời nhà Tống, Tham quân hí biến thành Tạp kịch. Vai diễn cũng chỉ có hai người: Thương cốt (vai khờ khạo) được đổi thành tên Phó mạt, còn Tham quân (vai tinh khôn) được đổi tên là Phó tịnh. Trong khi diễn, diễn viên nam cũng có thể hóa trang thành nhân vật nữ để diễn xuất, được gọi là Trang đán. Đến thời Nam Tống, vùng đất Ôn Châu là nơi nổi danh về hí kịch, ca múa, nên sản sinh ra thể loại được gọi là Nam hí (hí kịch Nam Tống).
Thời nhà Tống nghệ thuật diễn không chú ý đến các vai nữ (Đán giác). Vai nữ được xếp hạng là «đệ tử» (con em). Trong ban hát đều là nữ thì được gọi là «đệ tử tạp kịch». Vai chính được gọi là Chính đán, vai già là Lão đán, vai trẻ là Tiểu đán, Trà đán, Thiếp đán, v.v...
Vào thời nhà Nguyên, vai nữ (đán giác) lại rất được xem trọng. Đó cũng là điểm khác biệt giữa tạp kịch thời nhà Nguyên và tạp kịch thời nhà Tống.
Tính chất tạp kịch thời nhà Tống và thời nhà Nguyên có chung một tính chất là khôi hài, hoạt kê, nhưng tạp kịch thời nhà Nguyên có nhấn mạnh thêm tính chất phê phán thói đời và các tệ nạn xã hội.
Tạp kịch thời nhà Nguyên là thành tựu rất lớn và ở giai đoạn đỉnh điểm hưng thịnh của nó trong suốt hai thế kỷ XIII-XIV. Nhiều nhà soạn những vở diễn tuồng múa hát rất nhiều, khoảng trên 150 người, trong số đó nổi tiếng nhất là Quan Hán Khanh có ít nhất cũng khoảng 60 vở tuồng.
Tạp kịch thời nhà Nguyên thâu hóa và chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc cổ đại. Trong một vở thường có bốn hồi và đôi khi có thêm phần phi lộ. Vai chính phải hát trong thời gian diễn suốt vở kịch. Dù các nhạc phổ của Nguyên khúc không còn giữ được, nhưng qua hình ảnh và các tư liệu còn lại, người ta đã phát hiện các loại nhạc cụ gồm sáo, trống, não bạt.
Các nhân vật trong tạp kịch thời nhà Nguyên là anh hùng, văn nhân, kỹ nữ, cường đạo, quan tòa, ẩn sĩ, và các vai siêu nhiên (ma, quỉ, v.v...).
Cuối thời nhà Nguyên, Nam hí chuyển hóa thành thể loại Truyền kỳ. Truyền kỳ tập trung vào các chủ đề tình cảm lãng mạn trên sân khấu trong suốt 200 năm sau đó. Âm nhạc trong thể loại Nam hí bao gồm các khúc hát và ca từ trong dân gian, các bài ca dao ở thôn quê mang tính chất đặc thù địa phương khá đậm. Do vậy trong Truyền kỳ nghệ thuật diễn đã phát triển thành hệ thống bốn giọng nói địa phương: Hải Diêm, Dặc Dương, Dư Diêu, và Côn Sơn. Các Khúc hát vùng Côn Sơn được gọi là Côn khúc thống lĩnh sân khấu từ cuối thời nhà Minh.
Đến thời nhà Thanh thì Côn khúc được gọi là Nhã bộ, rất được giới sĩ phu trí thức hâm mộ. Vào giai đoạn Côn Khúc suy tàn, các loại hí kịch địa phương mới có dịp nở rộ và được gọi theo tên địa phương như Xuyên kịch của vùng Tứ Xuyên, Tương kịch của vùng Tương Dương, cho đến Cống kịch, Huy kịch, v.v... mà sau này tất cả được gọi là chung là Kinh Kịch. Kinh kịch đôi khi được diễn giải là loại hát kịch ở Bắc Kinh.
Ngày nay, giới trẻ ở Trung Quốc không còn ham thích loại nghệ thuật sân khấu tuồng cổ này nữa.
Trong Kinh kịch thường hay có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò và không có vị trí gì trong võ thuật Trung Hoa. Nhưng võ thuật Trung Hoa đã thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này và góp sức làm giàu thêm cho khung cảnh Văn hóa Trung Hoa.
Sau này các diễn viên Kinh kịch được đào tạo bài bản thường chuyển sang thành các diễn viên võ thuật trong điện ảnh như Quan Đức Hưng là người đầu tiên diễn vai Hoàng Phi Hồng, Thành Long (còn gọi là Jackie Chan) trong các thể loại phim võ hài do anh đổi mới phong cách cùng với Hồng Kim Bảo (Hong Sammo) để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của thể loại phim Kungfu của Lý Tiểu Long khởi xướng từ cuối thập kỷ 1960, Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình nhiều tập Tây Du Ký được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân thời nhà Minh, ...
Có thể nói rằng Kinh kịch đã góp phần làm phong phú diện mạo của điện ảnh Hồng Kông và Trung Quốc hiện đại. Do đó có người cho rằng trong thể loại phim quyền cước của Hồng Kông có hai loại võ thuật là võ thuật thật sự của các võ sư và quyền sư tham gia diễn và võ thuật sân khấu của những diễn viên Kinh kịch chuyển sang.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách