Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi hoadalat » Thứ 3 02/12/08 0:25

Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện"... đều thấy rượu là thức uống hiện hữu trong nhiều biến cố quan trọng. Ðó là 1 trong những ẩm phẩm không thể thiếu của dân tộc này và tiếng tăm của 1 số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: Lý Bạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối; Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say; vợ ông Tô Ðông Pha được tiếng là hiền đức cũng vì đã biết để dành 1 vò rượu ngon và đem ra đúng lúc ông chồng cần thù tạc với bạn bè trong 1 ngày giá rét; ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần, đủ nói lên rằng thượng giới cũng hay chè chén và vị chủ tể tất cả các cõi tiên, cõi tục kia coi việc uống rượu quan trọng hơn những công việc khác.
Văn chương Trung Hoa nhắc đến rượu khá nhiều nhưng tài liệu về rượu thì lại không có mấy. Lưu Dung trong "Ðường thi cú điển" đã liệt kê đến 79 bài thơ Ðường có nhắc đến rượu. Trong số đó có những bài nổi tiếng như: "Tương tiến tửu", Nguyệt hạ độc chước" (Lý Bạch), "Tống biệt" (Vương Duy) trong đó thi nhân đã gắn liền rượu với thơ.
Chúng ta coi phim của Trung Quốc, nhất là phim cổ trang, chúng ta thấy nhân vật trong phim rất hay uống rượu, buồn uống rượu, vui uống rượu, ngồi nói chuyện với nhau cũng uống rượu, từ nam đền nữ đều uống rượu.
Các loại rượu nổi tiếng của Trung Quốc là Nữ nhi hồng, Ngũ gia bì, Trúc Diệp Tửu,... đó là những loại rượi mình thấy hay được nhắc đến nhất.
Người Trung Hoa có nhiều câu nói liên quan đến rượu như: "Tửu năng ích nhân, diệc năng tổn nhân." (Rượu có thể có ích cũng có thể gây hại cho người).
"Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn." (Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mê muội).
"Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu." (Uống rượu cùng tri kỷ, ngàn ly vẫn còn ít).
Tào Tháo từng nói: "Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang." (Để giải ưu sầu, chỉ có Đỗ Khang), Tào Tháo ám chỉ Đỗ Khang là rượu, bởi vì Đỗ Khang là ông tổ nghề nấu rượu.
Lý Bạch từng nói: "Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu tiêu sầu, sầu cánh sầu." (Rút đao chém nước, nước càng chảy; lấy rượu giải sầu, sầu càng sầu).
"Nam vô tửu như kỳ vô phong" (Trai tráng không uống rượu như lá cờ không có gió)
(một số thông tin được lấy từ trang myopera Trung Hoa kim cổ)
Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình - Goethe
hoadalat
 
Bài viết: 50
Ngày tham gia: Thứ 3 18/12/07 18:25
Đến từ: Đà Lạt
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 3 02/12/08 15:35

Chủ đề chưa đọc đã muốn say.

Về người đầu tiên phát minh ra rượu, có nhiều ý kiến khác nhau. Truyền thuyết dân gian thì cho rằng Đỗ Khang là người đầu tiên làm ra rượu. Trong khi đó, nhiều sử sách lại ghi Nghi Địch thời Đại Vũ là người sớm nhất tạo ra rượu.

Rượu là một phần không thể thiếu trong đời sống người Trung Quốc từ xưa đến nay. Người ta dùng rượu để cúng tế, để tiếp đãi bạn bè (khi gặp gỡ hoặc khi li biệt) hoặc trong những dịp đặc biệt: chúc thọ, kết hôn, tang chế… Đặc biệt, ở một số vùng, gia đình khi có một đứa trẻ ra đời luôn chọn rượu ngon cho vào bình, trát kín bùn rồi chôn xuống đất, chờ đến lúc đứa trẻ trưởng thành, kết hôn sẽ đào rượu lên mời khách. Nếu như rượu đó là của bé gái thì gọi là “Nữ nhi hồng”, của bé trai gọi là “Trạng nguyên hồng”. Hai thứ rượu này thường được chôn từ 10 – 20 năm nên mùi vị thơm ngon, được xem là rượu quý.

Rượu trở thành thi hứng của văn nhân. Khó mà nói hết mọi thứ về rượu. Có lẽ mình nên đặt nó vào hệ tọa độ C – T – K để xem xét thì sẽ bao quát hơn. Hoadalat nghĩ sao?
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi GACON » Thứ 4 03/12/08 13:17

Sách cổ Trung Quốc nói về rượu có nhiều thuyết phần lớn do truyền tụng trong dân chúng. Người ta cho rằng, ông tổ của nghề nấu rượu là Đỗ Khang, dân gian quen gọi là Thần Tửu.
Từ đời nhà Thương, cách nấu rượu bằng ngũ cốc đã khá phổ biến. Người nhà Thương lấy rượu làm đồ tế tổ tiên. Sang đời Tần Hán, kỹ thuật nấu rượu càng phát triển với tốc độ nhanh. Toàn nước Trung Hoa đều biết cất rượu với nhiều loại ngũ cốc khác nhau, các loại rượu cũng hết sức phong phú, trong đó rượu hảo hạng cũng rất nhiều, với công nghệ chưng cất cũng hết sức tinh xảo.Rượu gạo là cách nấu rượu đặc trưng của người Trung Hoa.
Rượu là thứ văn hóa gắn bó với đời sống, nên những bộ đồ uống rượu cũng vô cùng phong phú. Tiền nhân biết nấu rượu cũng là lúc biết làm đồ gốm. Bình, bát đất nung, trước hết là những đồ uống xuất hiện đầu tiên. Về sau, đồ gốm, đồ đồng, đồ pha lê phát triển. Các bộ đồ uống rượu, gốm bình cốc chén cũng phát triển theo. Nhiều thứ đã trở thành thứ đồ vô giá, lưu lại ở các bảo tàng cổ vật. Đó là các bộ đồ uống của vua chúa, của dân thường các đời Minh, Nguyên, đặc biệt là đời Thanh. Trong các loại cốc, chén, bình, nậm thì bình và những nậm đựng rượu thật là những đồ mỹ nghệ tinh xảo và quý báu.
Chiếc bình đựng rượu ba chân từ trước đời nhà Thương, kiểu dáng rất đẹp, là một trong những báo vật vô giá. Lại những nậm rượu với những tạo hình, chất men, họa tiết độc đáo của đời nhà Thanh, với men lam, men chàm lưu truyền đến nay cũng là những đồ cổ có mặt ở khắp nơi trên thế giới và cũng là thứ săn lùng hiện nay của những người chơi đồ cổ.
Xem như một bộ bình men có hình Lan, Mai, Cúc, Trúc được gọi là bộ “tứ quân tử” trong bàn tiệc bày ra thì cũng biết cấp độ của tiệc và những dự tiệc sang trọng đến chừng nào.
Còn như về cốc pha lê, cốc thủy tinh, bình rượu thủy tinh, người Trung Hoa cũng từ lâu có các câu thơ Đường nổi tiếng:
Bồ Đào rượu quý cốc pha lê
Sắp uống, đàn ai dục ngựa đi
Say chết sa trường, xin chớ hỏi
Xưa nay chinh chiến mấy ai về

Đó chính là nói về rượu ngon và chén quý tiễn các anh hùng ra mặt trận.
RANDOM_AVATAR
GACON
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 12/12/07 9:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 4 03/12/08 23:33

Rượu xuất hiện tại Trung Quốc cách đây 7000 năm và kĩ thuật nấu rượu bắt đầu có từ thời nhà Hạ.
Rượu Trung Quốc được phân làm hai loại: Bạch tửu và hoàng tửu.
+ Bạch tửu (màu trắng) có độ còn trên 30%, được thực hiện bằng cách chưng cất. Trước khi uống người Trung Quốc hay hâm nóng nên còn được gọi là thiêu tửu.
+ Hoàng tửu (rượu vàng) được nấu bằng cách cho lên men, độ cồn dưới 20%, có thể được chưng cất thành bạch tửu. Loại rượu này rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh hai loại trên, người Trung Quốc còn sản xuất thêm nhiều loại rượu khác: rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v...
Chất liệu làm nên rượu cũng rất da dạng: gạo nếp (miền Nam), lúa mì, đại mạch, cao lương…(miền Bắc), trái cây: lê, nho, cam…Để tạo màu và hương vị của rượu thì người Trung Quốc thường sử dụng các loại thảo dược.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 5 04/12/08 15:39

Việt Nam sớm có sự giao lưu với Trung Quốc về mọi mặt trong đời sống. Trong đó, rượu là một thứ không thể thiếu trên con đường nam tiến của người Hoa. Như vậy, văn hóa rượu của người Hoa có khác gì với người Việt Nam không? Nếu có thông tin hay cho mình biết với nha.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 22:23

Thật là trí lớn gặp nhau.

Phần này nếu bạn quan tâm xin xem thêm bài của LÂM HÀ ( trang 2, cùng chủ đề)

Ngưới xưa nói " Ruợu ngon phải có bạn hiền" .. Tìm được 1 nguoi ban tri giao tri ky

thì càng có cảm hứng ...

Các thi sĩ xưa sao lại thường mượn rượu để tìm cảm hứng sáng tác ? Ko chì ở riêng

Trung Hoa mà ở Việt Nam, Ba tư cũng có những nhà thơ " mượn rượu " tìm cảm

hứng sáng tác .. ko hằn là "Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm"..Đó chẳng qua là

tâm trạng của Lí Bạch lúc bấy giờ chán cảnh qun trường mà thôi :P
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 6 02/01/09 20:30

Trung Quốc là một trong những nước phát minh ra đồ uống có cồn. Rượu Trung Quốc được làm từ gạo, kê, cao lương, lúa miến, nho.. qua quá trình để ngũ cốc lên men một cách tự nhiên. Mao đài là tên một loại rượu mạnh nổi tiếng nhất của Trung Quốc, được dùng trong lễ tết, quốc yến, được chế biến từ lúa miến và chưng cất rất công phu...
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 2 05/01/09 10:57

Đúng là K8 âm thịnh dương suy quá chừng! Đến chủ đề rượu mà cũng phải chờ quý chị em phát động khởi xướng, còn cánh “tuý sĩ” thì tham gia một cách èo ọt. Ôi những “cô gái rượu” muôn năm!!!
Hoadalat thì chắc hẳn biết ở khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Dalat) có một hầm rượu rất chuyên nghiệp và đặc sản “Mộng Mơ tửu” chứ? Người phát động topic “Rượu trong văn hoá Trung Hoa” chắc cũng có một số kiến thức và kinh nghiệm về rượu Việt Nam? Hãy cho K8 một chút “hiểu biết viên mãn” về kiến thức ẩm thực này nhé! “Vô tửu bất thành lễ” mà!
Còn về Lý Bạch, quả mình có nghe đâu đó về ông rằng: uống một ly rượu làm trăm bài thơ? (Lý Bạch nhất đẩu thi bách thiên)
Mùa đông, SG lạnh, chắc là Dalat phải lạnh hơn. Hoadalat hãy cố gắng hâm nóng tinh thần học tập K8 bằng thứ văn hoá ẩm thực tao nhã của Trung Hoa này đi nhé!
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi hoadalat » Thứ 3 06/01/09 18:32

Nói về rượu thì Hoa cũng chỉ nghe nói thôi, chứ uống thử thì chưa dám nên cũng không dám nói nhiều, nhưng do văn hoá rượu là một trong những nét văn hoá đặc sắc của không riêng Trung Hoa và Việt Nam nên mạn phép góp một chút ít hiểu biết nho nhỏ của mình.
Việt Nam mình có nhiều loại rượu nổi tiếng, chẳng hạn Quảng Nam thì có rượu Hồng Đào"Đất Quảng nam chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say" ra đến Quảng Nam thì ai cũng nghe nói đến câu thơ đó. Bình Định thì có rượu Bàu Đá, đây là một loại rượu đế là đặc sản của làng Bàu Đá xã Nhơn Lộc, Bình Định. ở miền nam thì có rượu Gò Đen Long An,... các loại rượu này rất nổi tiếng.
Nói về rượu để chựa bệnh thì người Việt mình có đủ thứ loại rượu thuốc. Chẳng hạn như: rượu rắn, rượu chít, rượu cao nhím, rượu mật gấu,..... thứ dùng để uống, thứ dùng để xoa lên vết thương. còn có các loại rượu đặc biệt nữa mà nhắc đến có lẽ ai cũng biết, đó là loại rượu đặc biệt mà khi nhắc đến nó ta sẽ nhớ đến câu "nhất đạ lục giao sinh ngũ tử", đó chính là "Minh Mạng thang", có một loại rượu có công đụng tương tự đó chinh là Amakông, thang thuốc này của Amakông, được bán ở Buôn Mê Thuộc, mua về ngâm rượu cho các quý ông uống. Theo hiều biết nho nhỏ của mình là như thế, không biết công dụng của nó có thật không?
Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình - Goethe
hoadalat
 
Bài viết: 50
Ngày tham gia: Thứ 3 18/12/07 18:25
Đến từ: Đà Lạt
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Rượu trong văn hoá Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 5 08/01/09 22:03

Mình cũng xin góp thêm 1 số tửu khí.
Chén để uống rượu ở Trung Quốc thay đổi theo từng thời kỳ, tùy theo sự phát triển của xã hội, kỹ thuật chế tạo, vật liệu, hình dáng và cả cách chế tác. Theo vật liệu, người ta có thể phân loại như sau: Sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên như gỗ, tre, sừng loài vật, vỏ ốc, quả bầu (hồ lô), bằng đất nung, bằng đồng, bằng sứ, bằng ngọc…. Trong lịch sử còn truyền tụng một số tửu khí nổi danh như:
- Dạ Quang Bôi: là loại chén bằng ngọc.
- Đảo Lưu Hồ: là một loại bình rượu chế tạo thời Bắc Tống, một bình kiểu này hiện tàng trữ tại viện bảo tàng Thiểm Tây. Bình này cao 19 cm, thân có đường kính 14,3 cm có một nắp chỉ dùng để trang trí. Có một lỗ nhỏ ở giữa đáy bình để đổ rượu vào nhưng rượu lại không chảy ra. Để bình nằm ngang, rượu cũng không theo vòi chảy ra ngoài.
- Uyên Ương Chuyển Hương Hồ: dùng trong hoàng cung triều Tống, có hai vòi chảy ra cùng một lượt.
- Cửu Long Công Đạo Bội: có hai phần, phần trên là một con rồng ngóc đầu lên, phần dưới có chạm 8 con rồng uốn khúc nên có tên là Cửu Long. Phần dưới là một cái chén rỗng, khi đổ rượu vào tới một độ nào đó rượu sẽ được hút lên thân trên, không tràn ra ngoài, nên gọi là công đạo.
- Độc Sơn Đại Ngọc Hải: là một cái chậu bằng ngọc thật lớn, màu sẫm, dùng để đựng rượu khi nhà vua thiết yến các quan. Cái chậu này có chu vi 5 mét, chung quanh khắc các hình rồng và hải quái đang vươn ra khỏi biển, hình dáng sinh động. Cái chậu này có thể chứa được tới 1500 kg rượu và nặng tới 3500kg. Theo truyền thuyết, cái chậu này do Nguyên chúa Hốt Tất Liệt lấy từ một quốc gia nào đó đem về năm thứ hai nhà Nguyên (1256 sau Tây lịch), hiện nay đang lưu giữ tại Bắc Kinh.
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách