múa mặt nạ- trò chơi dân gian của người Hàn Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

múa mặt nạ- trò chơi dân gian của người Hàn Quốc

Gửi bàigửi bởi La duy tan » Thứ 4 03/12/08 19:35

[justify]Múa mặt nạ được truyền lại khá lâu đời, từ triều đại choson nó đã chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa trò chơi của ngươì dân. Múa mặt nạ bao gồm tất cả các tầng lớp dân chúng liên quan như tầng lớp quý tộc yangban, tầng lớp tăng lữ, thầy cúng mudang, những bà vợ và tỳ thiếp xấu xí, những người nô lệ ….các mặt nạ được chế tạo ra nhầm sử dụng cho việc trào phúng hiện thực đau buồn cũng như phẫn uất. Bên cạnh, nó còn là một lễ hội nhầm xua đuổi tà ma. Tùy theo chủ đề, mục đích mà múa mặt nạ đề cập đến những câu chuyện đa dạng khác nhau, thường là châm biếm những yangban sa cơ thất thế vẫn cố giữ vai trò là tầng lớp thống trị hay như tính yếm thế, hại đời cuả tầng lớp tăng lữ…Hiện thực suy đồi đó qua nghệ thuật thalchum được tố cáo và phê phán một cách sâu sắc.
Múa mặt nạ biểu hiện một tâm hồn cầu phúc.
Từ xa xưa, trước khi lập quốc.
“Tùng tùng tùng”, tiếng trống đã xuyên thủng màn đêm tâm tối và yên tĩnh. Mọi người vừa huơ tay và nhảy múa theo nhịp điệu của tiếng trống. Họ là những người mang mặt nạ của nhiều loại thú, như cáo, thỏ, hưu, lợn rừng và cả cọp. Có vẻ như mỗi người họ đang sử dụng hết tài năng của mình để đọ sức với nhau.
Một lúc sau, một hay hai người mang mặt nạ dã thú khác đi ra và ngã xuống, cuối cùng chỉ còn có hai người mang mặt nạ hổ và lợn rừng huơ tay nhảy múa.
Lúc đó, một người cầm trống đánh hết sức mình vào đó “tùng, tùng, tùng”.
Ngọn lửa cháy rực lên theo nhịp đánh liên hồi của tiếng trống. Một lúc sau, bóng tối đã buông xuống bao trùm cả ngọn lửa đang cháy. Một người mang mặt nạ con gấu xuất hiện và nhảy múa. Toàn thân uyển chuyển và nhanh nhạy cứ như một con gấu thật sự vậy.
Sau đó, con lợn rừng rất sung sức ban nãy bắt đầu lùi lại một cách nhẹ nhàng. Bây giờ chỉ còn có mỗi con cọp và gấu đọ sức với nhau.
Tiếng trống càng lúc càng nhanh và mạnh hơn. Con cọp và con gấu nhảy lượn và làm trò như thể đang cắn nhau. Thời gian trôi đi và hình như càng về sau, con gấu càng di chuyển nhanh và mạnh mẽ hơn, còn con cọp càng chậm vì đã kiệt sức. Cuối cùng con gấu đã thắng.
Con gấu đã chiến thắng trong trận đánh với con cọp, một mình oai hùng nhảy múa. Lát sau, các loài thú đã xuất hiện ban nãy như : cáo, thỏ, hưu, nai, lợn rừng…lượn vòng và nhảy múa như thể tôn sung cho sự chiến thằng của con gấu.
Khi điệu nhảy đã kết thúc, người đeo mặt nạ gấu tháo mặt nạ ra và hét lớn một tiếng.
“nào! Đi thôi!”
Người này chính là tộc trưởng. Những người khác cũng cởi bỏ mặt nạ ra và cầm dao cuội, gậy bằng đá cuội đi theo sau ông. Đi săn là cách để bắt đầu mỗi buổi sáng. Những người dẫn đầu luôn tổ chức nhảy múa như vậy mỗi khi đi săn thú dữ vào buổi sáng. Đôi khi có khó khăn, gian khổ nhưng hình như nỗi sợ về các loài thú dữ như: lợn rừng, hổ của người dẫn đầu cuối cùng cũng tan biến.
“Đúng vậy, hôm nay đi săn lợn rừng lỡ gặp phải hổ cũng không có gì phải sợ!”
Mọi người chạy rất nhanh để tìm thú săn. Không lâu sau, một con lợn rừng không may bị phát hiện và đang tiến lại gần. Theo tín hiệu của người tộc trưởng, tóm thợ săn cùng với vũ khí bằng đá cuội đang mai phục sẵn, cùng một lúc rượt đuổi con lợn rừng không may này trong rừng cây.
“Bắt lấy nó”
Họ mang theo dao, gậy gọc bằng đá cuội, sắt nhọc cùng vây bắt con lợn rừng. Và mặc dù con lợn rừng hung dữ kia có thao chạy đến đâu thì cuối cùng cũng bị tóm thợ săn đã chặn ngay chỗ rẽ hạ sát.
“Nhờ vị thần gấu hộ mệnh của gia tộc chúng ta mà hôm nay việc săn bắt rất thuận lợi”. Những người đi săn nghĩ như vậy và quay về nhà. “Ngày mai nhất định phải nhảy múa tích cực hơn nữa”.
Múa mặt nạ được bắt nguồn từ những sự việc mang tính tôn giáo có từ rất lâu như vậy. Để cầu chúc cho chuyến đi săn được suông sẻ hay cầu mong một năm được mùa, người ta làm nên những chiếc mặt nạ họ ưa thích và nhảy múa. Và nó cũng thể hiện ý thức tín ngưỡng tôn giáo trong việc xua đuổi yêu ma bệnh tật cũng như thiên tai lũ lụt.
Ngày nay, ta cũng có thể bắt gặp múa mặt nạ với mục đích cầu phúc trừ tà ở nhiều nơi trên đất nước như đảo Kyungki, đảo Hoàng Hải và Jeju.
Múa mặt nạ- trò chơi dân gian giải tỏa ưu phiền.
Qua từng thời đại, múa mặt nạ đã biến hóa thành trò chơi với mục đích là nhằm phanh phui những mặt xấu của xã hội, châm biếm những kẻ hách dịch- những tên địa chủ tham lam bóp đến nghẹt thở cuộc sống những người dân cày, hay là bọn quý tộc chây lười khinh rẻ tá điền. Song song với mục đích châm biếm, nó còn là một hình thức phê bình những mặt tâm tối của của xã hội được diễn đạt một cách hài hước.
Trò chơi này xuất phát từ trong quần chúng nhân dân. Nếu nhằm mục đích tố cáo, phỉ bang giai cấp quý tộc phải chăng sẽ gây hậu qủa nghiêm trọng? Bình thường là thế đối với những trò chơi khác nhưng đối với múa mặt nạ, đó là trường hợp ngoại lệ. Tầng lớp quý tộc chấp nhận múa mặt nạ như một trò chơi truyền thống của quần chúng.
Múa mặt nạ xuất hiện và thể hiện một cách khôi hài niềm vui, nỗi buồn, cái chết của nhân dân.
Những câu chuyện dài được chuyển tải bằng những lời thoại vui và điệu nhảy thú vị làm cho người dân thêm sức sống và giải tỏa mọi cảm xúc phẫn nộ bị dồn nén từ lâu. Vì thế mà múa mặt nạ được gọi là trò chơi mang tính kịch nghệ, vừa sử dụng mặt nạ vừa nhảy và hát. Múa mặt còn được gọi là kịch mặt nạ.
Không ai biết chính xác múa mặt nạ ra đời từ khi nào, chỉ biết nó xuất hiện từ rất lâu. Có lời truyền rằng, người Beakje đã đem thể loại kịch mặt nạ phổ biến ở Nhật. Và ở thời Silla thống nhất, thể lọai này đã được lưu truyền.
Từ thời Tam Quốc, múa mặt nạ đã an sâu vào tình ngưỡng tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, từ thời Koryo, trò chơi này đã bắt đầu manh nha. Và đến thời Chosun, múa mặt nạ đã đóng một vai trò quan trọng như là một trò chơi truyền thống thú vị không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Và múa mặt nạ mà chúng ta tiếp nhận ngày nay là những gì đã được trình diễn cuối thời Chosun.
Ở thời Chosun, điệu nhảy truyền thống hay múa mặt nạ được phân theo chính sách quản lý của chính phủ. “Nghệ thuật” là từ ám chỉ đến “sân khấu” vì thế mà múa mặt nạ còn được gọi là kịch sân khấu. Và những trò chơi như múa Bungsan, múa Kangkyung thì được gọi chung là múa mặt nạ nhưng trò chơi Sungpa hay trò Jangjubyung thì thay vì gọi là múa mặt nạ, người ta gọi là trò chơi sân khấu.
Các bạn đã chơi trò múa mặt nạ bao giờ chưa? Người xem chỉ cần thấy những bộ phục trang vui mắt và điệu nhảy sôi động, vui tươi đã thấy lòng phấn khởi. Bình thường, múa mặt nạ đi một vòng khắp làng sau đó vòng về sân nhà và kết thúc là ở những cánh đồng. Thân người chơi giống như một cái bầu nước bị vỡ còn cái đầu thì giống như một cây chổi cùn. Như đã nói ở trên, múa mặt nạ Kangryung diễn tả điệu nhảy rất sôi động.
Như đã nói, múa mặt nạ Kangryung có diễn tả điệu nhảy rất sôi động và biểu diễn hình tượng của mình với tên là Myyathari. Thế nào? Chỉ nghe nói thôi là bạn có thể tưởng tượng được trong đầu rồi đúng không.
Người chơi thì sử dụng mặt nạ Myya với những hình thù vui nhộn và say sưa trong những điệu nhảy. Người xem thì cười thật to và bình luận khen chê. Chỉ có thế thôi sao? Những nhân vật đóng vai khi bất hạnh lúc đau buồn còn cùng khóc và đau lòng cùng nhau. Vì đó chính là những nỗi đau mà họ đã từng chiêm nghiệm.
Múa mặt nạ còn là trò chơi chung của tất cả mọi người, người chơi người xem và những người đang sống ngoài đời thường. Vì đặc điểm đó mà múa mặt nạ đã trờ thành một tình yêu lớn của dân tộc tôi. Trò chơi chung có nghĩa là trò chơi ai cũng có thể tham gia.
Mặt nạ và múa mặt nạ- di sản văn hóa dân tộc.
Tương truyền rằng, có một người làm mặt nạ rất nổi tiếng tên là Hoedoryung làm mặt nạ sống ờ làng Hahwe. Hoedoryung là người đầu tiên làm ra mặt nạ Hahwe nhưng thực chất chỉ là một nhân vật hư cấu. Ông đã ngày đêm cầu xin thần núi để giúp mình làm những chiếc mặt nạ.
Một ngày nọ, thần núi đã hiện ra trong giấc mơ của ông.
“mỗi ngày sau khi tắm xong con hãy bắt tay vào làm mặt nạ một cách thành khẩn. Và con nên nhớ rằng không nên để cho bất kì người nào nhìn thấy hình dáng của những chiếc mặt nạ. Chỉ cần làm như vậy con có thể tạo ra những chiếc mặt nạ độc nhất.”
Kể từ hôm đó, Hoedoryung đã làm mặt nạ theo lời chỉ dạy của thần núi. Dù cho những chiếc mặt nạ ra đời thì ông cũng hiếm khi chịu ra khỏi nhà. Không chỉ như vậy, ông còn treo tấm bảng cấm vào ở của lớn để tránh những người đến tìm ông tại nhà.
Không lâu sau, nhờ làm việc chăm chỉ không nghỉ ngơi ngày nào thì cuối cùng ông cũng hoàn thành được 11 chiếc mặt nạ mới.
“ mình đã làm được các mặt nạ như mặt nạ yangban, Soenbi, Beakjong, Halmi, Choraengi, Boone, Kaksi và Jungthal. Còn bây giờ chỉ cần làm chiếc mặt nạ Ymae cuối cùng là được. Tất cả là nhờ sự phù trợ của thần núi.”
Người ta nói rằng, trong số các mặt nạ thì mặt nạ Boone là mặt nạ của một phu nhân trẻ, mặt nạ Ymae là mặt nạ của một cô hầu gái. Lúc này, Hoedoryung đã bắt đầu làm chiếc mặt nạ thứ 12 cuối cùng.
Trong làng có một cô gái trẻ thầm yêu Hoedoryung, vì mấy ngày chẳng thấy Hoedoryung ra khỏi nhà nên cô ta thấy nhớ không chịu nổi.
Dù biết là không thể nhưng cô vẫn cố lẻn vào nhà của Hoedoryung. Rồi cô đến trước cửa phòng của Hoedoryung, chọc thủng một lổ nhỏ trên đó để quan sát Hoedoryung. Lúc đó, Hoedoryung vẫn đang mãi mê làm chiếc mặt nạ Ymae. Đột nhiên, Hoedoryung nôn ra máu, té sấp xuống đất và ngừng thở. Lúc bấy giờ chiếc mặt nạ Ymae vẫn chưa được hoàn thành xong.
Vì cái chết đột ngột đó, nên Ymae là chiếc mặt nạ không có cằm.
Sau đó, mọi người trong làng cúng tế và lời nguyền bắt đầu lan rộng để an ủi linh hồn của Hoedoryung, đồng thời cầu mong sự an lành cho dân làng. Lời nguyền này lúc đó được gọi là Hahwe Byul-sin.
Theo như câu chuyện trên, từ ngàn xưa người ta đã rất coi trọng những chiếc mặt nạ. Vì quan niệm rằng mặt nạ có thể đánh đuổi thiên tai cho nên việc coi thường chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sống của con người. Vì vậy, vào thời đó sau khi múa mặt nạ xong người ta thường đốt những chiếc mặt nạ vừa sử dụng hoặc bảo quản ở một nơi hẻo lánh trong làng.
Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau quan sát chiếc mặt nạ Halmi trong số các mặt nạ Hahwe nhé? Mặt nạ Halmi có xương gò má cao ra và trong hõm mắt sâu lại có đôi nhãn cầu lồi ra. Ở hai bên đuôi mắt có các nếp nhăn chẻ ra, trên cái cằm nhọn là một cái miệng được nới rộng, vẻ đau khổ khủng khiếp đó được tạc nên một cách sống động.
Mặt nạ Yangban và mặt nạ Soenbi nó nét đặc trưng là một chiếc mũi khoằm, mặt nạ Choraengi và Jungthal đều có hình dạng buồn cười. Đó là tất cả các nét dễ dàng nhận biết được quanh chúng.
Mặt nạ Halmi được sử dụng trong làng Hahwe dưới sự ảnh hưởng của lời nguyền Byul-sin đã được xếp vào di sản số 121 của quốc gia.
Mặt nạ Hahwe làm từ cây trăng đen (cây ori), được phủ lên bởi những lớp giấy đã được vẻ hai, ba lớp màu sơn mài và tô phết. Bằng cách đó, các mặt nạ thường được làm bằng giấy. Các quả bầu được phủ lên bởi những lớp giấy mà trên đó chúng được vẻ ngay sau khi được tô màu có những con mắt, cái mũi và cái miệng,…Lông mày hoặc râu ria thì có thể được sử dụng từ lông ngựa và lông thỏ.
Các mặt nạ trong điệu múa Bongsan cũng là loại mặt nạ được nhiều người biết đến. Trò chơi múa sư tử Bookchoeng là loại múa mặt nạ được chơi nhiều trong ngày hội trăng rằm ở đảo Hamkyongnam và quận Bookjong trước đây và được xếp vào loại di sản văn hóa vô hình số 15.
Mặt nạ sư tử Bookjong không đơn giản chỉ là mặt nạ dùng che mặt mà còn bao phủ luôn cả người sử dụng. Hai người múa có thể đi vào cùng một mặt nạ và đóng vai một sư tử trong đó. Cũng giồng như vậy mặt nạ không chỉ là loại che giấu mặt của người sử dụng hay đầu của họ. Tùy theo nhu cầu mà có thể che cả cơ thể bằng một chiếc mặt nạ. Cũng vì vậy mà mặt nạ Nojang và mặt nạ ChuyBari là loại mặt nạ được nhiều người biết đến.
Mặt nạ Maltook vào thời Thongyong Ngũ Quang Đế cũng rất nổi tiếng. Các mặt nạ Maltook ấy được kết vào các giỏ tre bằng dây thắt, mắt, mũi và vết bầm hai bên má được tạo ra. Bên trên đó, sau khi được phủ các lớp giấy thì người ta sơn màu để trang trí thêm. Mặt nạ Maltook có kích thước khá lớn nên khi sử dụng phải được đặt đè lên trên hai vai. Các mặt nạ của thời KoSoeng Ngũ Quang Đế cũng khá thú vị. Chúng được xếp vào di sản văn hóa vô hình số 7 của thời KoSoeng Ngũ Quang Đế. Ngoài những loại mặt nạ trên còn có các loại di sản văn hóa vô hình quan trọng khác như trò chơi lớn Yangjoo Byolsan. Trên khắp cả nước, số loại mặt nạ được sử dụng cho loại hình nghệ thuật này có đến 250 loại.
Giống như thế, hình dáng các loại mặt nạ cũng khác nhau. Mặt nạ hình tròn, hình tam giác, mặt dài như ngựa,…rất đa dạng. Chúng ta phải kể đến các loại mặt nạ có mắt to, mắt lõm, mắt hí, mắt xếch lên, mắt chệch xuống, mắt lé, hai mắt không tương đồng,…khiến chúng ta không thể nhận ra hết các kiểu mắt trên mặt nạ. Nhưng chỉ có thế thôi sao? Thật ra còn có mặt nạ có gò má nhô cao, mặt có bớt, cằm vểnh lên, răng gãy rụng,…Những hình dáng đó có tác dụng gây cười. Nếu chúng ta nhìn những mặt nạ xấu xí ấy một hồi, chúng ta sẽ chợt nhận ra đâu đó quanh mình những gương mặt như thế. Chính vì thế, mặt nạ không biết thế nào đã trở nên gần gũi hơn với chúng ta.
Vì sự gần gũi như vậy mà tôi muốn đeo mặt nạ thử một lần. Tôi muốn được nhảy múa vui vẻ cùng những người múa mặt nạ và chơi những trò chơi có liên quan nữa.
Và nghệ thuật Thalchum trong thời Nhật thống trị cũng c[justify][/justify]hịu nhiều sự đàn áp. Vì thông qua múa mặt nạ nhân dân ta có điều kiện chống lại sự đô hộ, điều này làm người Nhật rất lo sợ. Cho nên có thời mạch đập của môn Thalchum bị gián đoạn. Tuy nhiên, hậu thế sau này đã làm sống lại mạch đập đó và hôm nay đã là di sản văn hóa đại diện cho quốc gia, trở nên nổi tiếng trên thế giới. Nhờ đó, nhiều người trên thế giới nhớ đến khuôn mặt người Hàn Quốc qua nụ cười của mặt nạ Hahwe.[/justify]
RANDOM_AVATAR
La duy tan
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 12:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách