VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 3 13/01/09 16:06

Phan Khoang trong “Việt Sử Xứ Đàng Trong 1558-1777” (Sài Gòn, 1969) có nói đến hai gương mặt nổi bật người Hoa có công trong việc khai khẩn đất Nam bộ: Dương Ngạn Địch (? - 1688) và Trần Thượng Xuyên (1655 – 1720).
Dương Ngạn Địch nguyên là tổng binh của nhà Minh ở thành Long Môn, Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1679, ông sang thần phục chúa Nguyễn và trở thành người có công trong việc phát triển vùng đất Mỹ Tho thuộc Tiền Giang ngày nay. Ông chú trọng hơn đến việc cày cấy nông nghiệp. Trong khi đó Trần Thượng Xuyên quan tâm hơn đến thương mãi là nghề thế mạnh của TQ.
Trần Thượng Xuyên quê ở làng Ngũ Giáp Điền Thủ, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu (Giao Châu), tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nguyên là tổng binh ba châu Cao - Lôi - Liêm dưới triều Minh. Ông được coi là người đầu tiên có công khai khẩn với quy mô lớn vùng đất Biên Hòa, là người được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý Nguyễn vi vương; vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong "Thượng đẳng thần". Tên tuổi Trần Thượng Xuyên gắn liền với việc mở mang Cù Lao Phố (Biên Hoà ngày nay).
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi TRANTHIKHANHTAM » Thứ 3 13/01/09 20:19

Đọc bài" Vai trò của người Hoa ở Việt Nam" mình rất thích vì đây cũng là một vấn đề mà mình tâm đắc.
Cám ơn bạn nhiều nhé!
Về sự đóng góp của Người Hoa vào nền kinh tế Việt Nam thì mình biết chút ít còn sự đóng góp về tôn giáo của Người Hoa ở Việt Nam, bạn có thể thông tin cho mình một ít được không?
Cám ơn bạn nhé!
RANDOM_AVATAR
TRANTHIKHANHTAM
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 19:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Thứ 2 19/01/09 23:13

Mới đọc bài của bạn Lễ mình nghĩ sẻ không ai góp ý hay trao đổi gì với topic này, bởi vì nó chẳng "ăn nhậu" vào đâu. Ấy vậy mà. càng rê con chuột xuống càng thấy nhiều ý kiến xem ra khá hấp dẩn, nên mình cũng góp vài dònh ...cho vui.
Ở miền bắc không biết như thế nào, còn từ phí nam đèo Hải Vân trở vô đến tận mũi Cà Mau, hầu như những nơi mua bán sầm uất nhất, sặc sở nhất là nơi của cộng đồng người Việt gốc Hoa. Chợ Lớn là nơi như vậy. Người Hoa đến Việt Nam với nhiều nguyên nhân, nhiều thời kỳ khác nhau, nhưng văn hoá của họ không khác-họ giúp nhau làm giàu ngay ở xứ người. Người Hoa làm phong phú hơn, giàu hơn cả vật chất lẩn tinh thần cho người Việt. Dòng họ người Hoa nổi tiếng gần quê hương bạn Lễ là dòng họ Mạc ở Hà Tiên. Chắc các bạn đã nghe nói nhiều, và đã đôi lần đến với Hà Tiên.
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 2 02/02/09 21:43

Bạn Hiếu viết: "Ở miền bắc không biết như thế nào, còn từ phí nam đèo Hải Vân trở vô đến tận mũi Cà Mau, hầu như những nơi mua bán sầm uất nhất, sặc sở nhất là nơi của cộng đồng người Việt gốc Hoa."
Mình nghĩ đúng như vậy. Người Việt mình theo phương châm: "Dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt"; còn người Hoa dường như ngược lại, vì vậy mới có những thành tựu thương mại ấn tượng như thế chăng?
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi midori » Thứ 4 04/02/09 9:33

Xin góp vài lời với các anh chị về vấn đề vai trò người Hoa ở VN, tuy nhiên tôi xin phạm vi lại chút xíu "người Hoa ở tây Nam Bộ".
- Người Hoa đến vùng Biên Hoà, Mỹ Tho năm 1679 do Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch cầm đầu; đến Hà Tiên năm 1860 do Mạc Cửu cầm đầu. Đây là những người Hoa không chịu thuần phục nhà Thanh nên đã di cư đến Vn.Vì vậy khi nói đến công cuộc khai khẩn ĐBSCL thì người H cũng đã có một vai trò nhất định.
- Khác với người H ở TP.HCM, người H ở ĐBSCL chủ yếu sống bằng nghề nông, chỉ một số ít người H ở thị trấn, thị tứ mới sống bằng buôn bán, kinh doanh.
- Do đặc điểm địa hình, ảnh hưởng văn hoá nam bộ nên người H ở ĐBSCL không có các bang, hội - một cơ cấu quản lý xã hội - riêng (như ở TpHCM) mà họ sống phân tán, ít kết cấu cộng đồng hơn.
RANDOM_AVATAR
midori
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 17:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 7 07/02/09 13:23

Bạn midori thân mên,
(cách bài viết của bạn 4 bài, tôi đã có nói đến chuyến vượt biến Nam của 2 nhân vật Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch)
Bạn viết: năm 1679 Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch cùng nhóm người Hoa đến vùng Biên Hoà, Mỹ Tho. Đây là những thông tin có lẽ bạn cũng trích dẫn như tôi (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A ... Xuy%C3%AAn): Đại Nam thực lục chép: Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Soài Rạp đến đóng ở Mỹ Tho; binh thuyền của Thượng Xuyên và An Bình thì vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hoà).
Như thế là (A) "Trần Thượng Xuyên ở Đông Nam bộ, chứ không phải Tây Nam bộ như bạn đã "phạm vi lại chút xíu "người Hoa ở tây Nam Bộ"".
Bạn còn viết: (người Hoa) đến Hà Tiên năm 1860 Mạc Cửu do cầm đầu; tôi xin thêm thông tin như sau (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_C%E1%BB%ADu): Mạc Cửu (hay Mạc Kính Cửu: 1655 - 1735) mất 1735 nghĩa là (B) ông không thể đến Hà Tiên năm 1860 được!. Theo trang web được trích dẫn trên, "Năm 1671, Mạc Cửu mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681... Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn."
Bạn cũng nói: người H ở ĐBSCL chủ yếu sống bằng nghề nông, ảnh hưởng văn hoá nam bộ nên người H ở ĐBSCL không có các bang, hội - một cơ cấu quản lý xã hội - riêng (như ở TpHCM) mà họ sống phân tán, ít kết cấu cộng đồng hơn. Theo tôi, có lẽ nên trừ ra trường hợp Nông Nại Đại Phố, đặc biệt là Căn Khẩu Quốc (Hà Tiên): đây từng là một thương cảng phồn thịnh với rất nhiều thương điếm, phát triển nhờ thương mại và thu thuế là chính yếu, với rất nhiều sòng bạc... Ngày nay, (C) hội đồng hương họ Mạc vẫn còn sinh hoạt rất mạnh, kết cầu cộng đồng rất chặt chẽ.
Xin đóng góp vài ý kiến, mong tiếp tục nhận thêm thông tin bổ sung.
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 4 28/10/09 22:34

Bạn guideletrongtran đã viết: Người Hoa ở Việt Nam hay ở các nước khác trên thế giới, họ luôn giữ được bản sắc riêng của họ. Họ luôn giữ ngôn ngữ của mình khi sống bất cứ nơi đâu. Mặc khác những tín ngưỡng của họ luôn phát triển trên vùng đất mới. Thậm chí, chúng có sự giao lưu tiếp biến với các dân tộc khác. Vì vậy, đối với lĩnh vực văn hóa, vai trò của người Hoa đã góp phần cùng với tín ngưỡng các tộc người khác trên địa bàn tạo nét đặc sắc cho văn hóa Việt.

Theo mình thì có thể nói đây là một trong cách để người Hoa giữ gìn bản sắc văn hóa của họ. Thật vậy, như luanhthu đã viết, người Hoa đã có nhiều hình thức để duy trì sử dụng “tiếng mẹ đẻ” của họ: ngoài việc dùng tiếng mẹ đẻ để trao đổi với nhau trong gia đình, nếu như bước ra khỏi nhà mà gặp người Hoa, họ cũng dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với nhau, còn khi cần trao đổi gì với người Việt thì họ mới nói tiếng Việt. Không chỉ ở các quận 5, 6 của thành phố HCM, mà tại các tỉnh nhỏ thí dụ như ở Tiền Giang chẳng hạn, khi bạn bước vào một hiệu buôn của người Hoa, bạn cần mua thứ gì thì bạn nói tiếng Việt, nghe xong họ xướng vào trong cho người khác mang hàng ra cho bạn bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Mình còn được biết, trước đây người Hoa còn bỏ tiền mua đất xây dựng trường học để cho con cái của họ đến trường học văn hóa bằng tiếng Hoa phổ thông do chính người Hoa đứng lớp, người Việt muốn đến học họ cũng sẵn sàng tiếp nhận thậm chí còn tạo điều kiện bằng cách không thu học phí và còn có học bổng cho các em có thành tích học tập. Hiện nay, ở Tiền Giang thì các trường này đưa vào sử dụng làm trường Tiểu học, nhưng cộng đồng người Hoa ở đây vẫn xin ngành giáo dục cho trường dạy chương trình tiếng Hoa vào buổi chiều và buổi tối dành cho con em người Hoa.

Bạn midori góp ý: Khác với người H ở TP.HCM, người H ở ĐBSCL chủ yếu sống bằng nghề nông, chỉ một số ít người H ở thị trấn, thị tứ mới sống bằng buôn bán, kinh doanh.

Mình nghĩ là không chỉ người Hoa mà ngay cả người Việt khi sống ở nông thôn thì chỉ có làm nghề nông. Người ta chỉ có thể buôn bán, kinh doanh ở thị tứ, phố chợ chứ làm sao bán buôn gì ở thôn quê. Có chăng chỉ là buôn bán lặt vặt. Nhưng ở bất kỳ ở phố chợ, thị tứ nào thì các mặt hàng chủ yếu và các ngành công nghiệp nhẹ và thương nghiệp chủ lực phục vụ đời sống con người thì đa phần do người Hoa nắm giữ, và họ còn lập ra cả phường, hội chuyên kinh doanh. Trước giải phóng, hầu hết các công ty, xí nghiệp, nhà máy đều là của người Hoa sáng lập và nắm quyền điều hành cả đấy chứ.

Bạn lại cho rằng: Do đặc điểm địa hình, ảnh hưởng văn hoá nam bộ nên người H ở ĐBSCL không có các bang, hội - một cơ cấu quản lý xã hội - riêng (như ở TpHCM) mà họ sống phân tán, ít kết cấu cộng đồng hơn.

Quan điểm này thì mình lại càng không đồng ý, vì theo mình biết và từng sở mục thì người Hoa đi đến đâu bao giờ cũng tìm cách liên lạc với đồng hương, và họ đã thành lập các Hội đồng hương người Triều Châu, Hẹ, Quảng Đông, ..v.v để giúp đỡ nhau trong việc làm ăn sinh sống tại xứ người (ở đây cụ thể là Việt Nam). Dù mỗi gia đình một cảnh nhưng họ luôn sắp xếp đến sinh hoạt định kỳ tại Hội quán của từng tộc người vào các ngày đã quy định. Tính cố kết cộng đồng của họ rất cao và theo mình là rất điển hình.Đặc biệt, vào các ngày cúng vía Ông, vía Bà, nếu bạn đến một cơ sở thờ tự nào của người Hoa vào ngày đó thì bạn sẽ thấy chính tại nơi đó, ngoài việc người Hoa đến không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng mà còn là nơi người Hoa tìm về nguồn cội của mình, được tiếp xúc với đồng hương trong không khí rất riêng của người Hoa.
Các Hội quán này còn bỏ tiền ra mua đất để làm nghĩa trang tộc người. Hiện nay, tại Tiền Giang có 4 nghĩa trang rất lớn của người Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ, Phúc Kiến; không chỉ dành chôn cất người Hoa trên địa bàn Tiền Giang mà còn có người Hoa từ thành phố Hồ Chí Minh đem về đây mai táng.

Bạn midori lại viết: Người Hoa đến vùng Biên Hoà, Mỹ Tho năm 1679 do Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch cầm đầu; đến Hà Tiên năm 1860 do Mạc Cửu cầm đầu.

Bạn Hentu đã có góp ý, mình chỉ xin dẫn chứng rõ thêm là “Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên và hòn Phú Quốc cho chúa Nguyễn từ năm 1714, sau đó con là Mạc Thiên Tứ mở thêm 4 huyện (1739): Long Xuyên (miền Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (miền Cần Thơ) và Trấn Di (miền Bắc Bạc Liêu)” [Vương Hồng Sển, 1997, trang 28]. Điều này chứng tỏ Mạc Cửu đã đến Việt Nam từ trước đó khá lâu chứ không phải vào thời điểm 1860.

Bạn TRANTHIKHANHTAM có đặt vấn đề: Về sự đóng góp của Người Hoa vào nền kinh tế Việt Nam thì mình biết chút ít còn sự đóng góp về tôn giáo của Người Hoa ở Việt Nam, bạn có thể thông tin cho mình một ít được không?

Người Hoa khi sang Việt Nam sinh sống họ cũng mang theo những tín ngưỡng tôn giáo cũng như những phong tục tập quán của mình. Do ảnh hưởng đậm của Nho giáo, người Hoa thờ Quan Công và họ thành lập các chùa thờ gọi là Chùa Ông. Họ cũng có tín ngưỡng thờ Mẫu nên các miếu, chùa cũng được kiến tạo để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu gọi là Chùa Bà hoặc Miếu Bà. Xin tránh nhầm lẫn miếu với miễu. Vì miếu là cách gọi cơ sở thờ tự của người Hoa, còn miễu là cách gọi cơ sở thờ tự của người Việt. Miếu luôn có thờ hình tượng một nữ thần cụ thể, còn miễu thì không có. Kiến trúc của miếu có thể thức giống như bên Trung Hoa và quy mô lớn hơn so với miễu không có kiến trúc chung thống nhất và quy mô thường nhỏ.

Vài dòng trao đổi cùng các bạn
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nguyen binh » Thứ 6 30/10/09 11:39

Xin được hỏi tác giả topic: chúng mình đang thảo luận vai trò của người Hoa ở VN về mặt nào? Kinh tế - Thương mại, Văn hóa - Tôn giáo...? Bạn có thể định hướng "khoanh" lại tiêu điểm cho mọi người đi sâu thảo luận không nhỉ?
RANDOM_AVATAR
nguyen binh
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 22:23
Đến từ: Ho Chi Minh city
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách