VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 5 04/12/08 16:10

Vấn đề người Hoa ở Việt Nam đã được nhiều sách vở đề cập đến. Như vậy, sự định cư và đóng góp của người Hoa như thế nào đối với Việt Nam?
Việc di dân của người Hoa vào Việt Nam cũng như tới các nước thuộc khu vực Đông Nam Á là một quá trình diễn ra rất phức tạp, lâu dài, liên tục và gắn liền với nhiều đợt, nhiều hình thức trong lịch sử.
- Thứ nhất, cuộc di dân lớn đầu tiên của người Hoa xuống phương Nam được bắt đầu từ chính sách Nam tiến của các triều đại Trung Quốc như từ đời Tần, đời Hán (lúc này,Việt nam chia thành ba quận là giao chỉ, cửu chân, nhật nam)...
- Thứ hai, làn sóng di dân lớn tiếp theo xảy ra khi đất nước Trung Quốc trải qua những biến động lớn như sự thiết lập triều Mông - Nguyên và những người chạy loạn sang xin tỵ nạn ở Việt Nam
- Thứ ba, dưới thời kỳ nhà Minh đô hộ Việt Nam, với chính sách khuyến khích nền kinh tế hàng hóa phát triển và khám phá, mở rộng thêm con đường giao lưu trên biển thì người Hoa đã xuống vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng với nhiều loại người và nhiều mục đích khác nhau.
Như vậy, ở Việt Nam từ đầu công nguyên cho đến hết thế kỉ 16, những dòng người Hoa di cư diễn ra liên tục trong lịch sử và sống xen kẽ với cộng đồng dân cư bản địa.
- Thứ tư, sau những đợt cấm đoán, triệt đạo (Công giáo) tại Trung Quốc vào đầu thế kỉ 16 nên nhiều người Hoa chạy loạn và theo đường biển xuống phía Nam xin tỵ nạn tôn giáo.
- Thứ năm, nhiều nhóm người Hoa là thần dân của nhà Minh đến xin tỵ nạn và được cho tái định cư tại các tỉnh miền Đông và miền tây nam bộ và khai thác, mở rộng bờ cõi phía nam.
Qua các cuộc di dân, trên nhiều phương diện, người Hoa có những đóng góp, ảnh hưởng, giao lưu với người Việt trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo...góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa Việt.
Như vậy, có thể nói, sự thành đạt của người Hoa trong mọi mặt là chủ yếu phụ thuộc vào phẩm chất, tính cách truyền thống như sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, tôn trọng chữ tín....


Với tính chất cùng trao đổi và học tập, Quý Vị cho ý kiến và thảo luận nha.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 5 04/12/08 16:32

Ban ơi, bạn đặt ra chủ đề nhưng cũng nên có ý kiến của bản thân một chút về vấn đề đó rồi mọi người mới góp vô thêm và trao đổi thì đề tài mới phong phú được.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 16:37

uh.hay lam.. dat cau hoi roi tu tra loi luon.

Nhung y ban la vai tro cua nguoi Hoa o VN trong linh vuc gi the ? cu the la van


hoa kinh doanh hay gi gi do?! con neu nhu vày thi kha rong
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 5 04/12/08 17:15

Đúng rồi. Cảm ơn nhiều nha. Mình sẽ bổ sung tiếp.

TOTO đã viết:Ban ơi, bạn đặt ra chủ đề nhưng cũng nên có ý kiến của bản thân một chút về vấn đề đó rồi mọi người mới góp vô thêm và trao đổi thì đề tài mới phong phú được.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 5 04/12/08 17:25

Từ thế kỉ 17, một số người Hoa vượt biển vào Việt Nam đến các thương cảng, đô thị ở phố Hiến, Hội An... và nhanh chóng tổ chức guồng máy hoạt động kinh doanh, thương mại. Đây là cơ sở của quá trình hình thành các khu phố thương mại, thương nghiệp đầu tiên của Việt Nam.


honomushi đã viết:uh.hay lam.. dat cau hoi roi tu tra loi luon.

Nhung y ban la vai tro cua nguoi Hoa o VN trong linh vuc gi the ? cu the la van


hoa kinh doanh hay gi gi do?! con neu nhu vày thi kha rong
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 04/12/08 22:50

Người Hoa cũng là một tộc người sống trên đất nước Việt Nam, nếu xét về mặt đóng gp thì theo mình, mỗt tộc người có một bản sắc văn hóa riêng và khi sống trong một cộng đồng nhất định thì những giá trị văn hóa đó được hòa quyện tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của người Việt. Và nó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất đi, người Hoa ở Việt Nam là một điển hình. Theo mình bạn nên chọn một nét đặc sắc của người Hoa ở Việt Nam để từ đó thấy được văn hóa của họ vẫn giữ nguyên bản sắc và thậm chí còn ảnh hưởng tới Việt Nam rất nhiều?
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 3 16/12/08 15:38

carot đã viết:Người Hoa cũng là một tộc người sống trên đất nước Việt Nam, nếu xét về mặt đóng gp thì theo mình, mỗt tộc người có một bản sắc văn hóa riêng và khi sống trong một cộng đồng nhất định thì những giá trị văn hóa đó được hòa quyện tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của người Việt. Và nó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất đi, người Hoa ở Việt Nam là một điển hình. Theo mình bạn nên chọn một nét đặc sắc của người Hoa ở Việt Nam để từ đó thấy được văn hóa của họ vẫn giữ nguyên bản sắc và thậm chí còn ảnh hưởng tới Việt Nam rất nhiều?


Người Hoa ở Việt Nam hay ở các nước khác trên thế giới, họ luôn giữ được bản sắc riêng của họ. Họ luôn giữ ngôn ngữ của mình khi sống bất cứ nơi đâu. Mặc khác những tín ngưỡng của họ luôn phát triển trên vùng đất mới. Thậm chí, chúng có sự giao lưu tiếp biến với các dân tộc khác. Vì vậy, đối với lĩnh vực văn hóa, vai trò của người Hoa đã góp phần cùng với tín ngưỡng các tộc người khác trên địa bàn tạo nét đặc sắc cho văn hóa Việt.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 6 02/01/09 14:39

Lễ có viết là: người Hoa luôn giữ ngôn ngữ của mình khi sống bất cứ nơi đâu. Theo tôi được biết trên thực tế thì người Hoa ở TP. HCM thì không hẳn như thế. Một số người nói tiếng Hoa rất giỏi nhưng không viết được, mà ngôn ngữ thì không chỉ có lời nói. Như vậy, có nên nói người Hoa luôn giữ ngôn ngữ của họ khi sống bất cứ nơi đâu không?
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 7 03/01/09 10:38

tranthikimly đã viết:Một số người nói tiếng Hoa rất giỏi nhưng không viết được, mà ngôn ngữ thì không chỉ có lời nói.


Có lẽ bạn đã đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Theo mình thì không phải vậy. Chữ viết là một bước phát triển vĩ đại trong lịch sử loài người nhưng thực chất chữ viết chỉ là một hệ thống kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ. Nhiều dân tộc trên thế giới không có chữ viết nhưng không phải vì thế mà ta nói họ không có ngôn ngữ.

Trong trường hợp này mình đồng ý với ý kiến anh Lễ về ý thức sử dụng và giữ gìn ngôn ngữ của người Hoa. Nếu có dịp ghé chợ ở những khu vực mà người Hoa sinh sống (quận 5,6,11 - ví dụ chợ Phó Cơ Điều) - chúng ta sẽ "chìm đắm" trong một không khí "đậm đặc" Hoa ngữ. Mình đã có dịp "trải nghiệm" điều này và cuối cùng mình phải dùng gương mặt ngơ ngác giống như kiểu "Lạy chúa, con là người ngoại đạo" để người bán chuyển qua tiếng Việt dùm. :mrgreen:

Đặt trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bạn trẻ làm trong các công ty lớn thường có thói quen sử dụng tiếng Việt thỉnh thoảng lại đệm vài từ tiếng Anh, ("Mày có sure không?"), sự pha tạp này nghe rất chói tai thì điều mà người Hoa làm được thật đáng quý và đáng để ta suy ngẫm biết bao! :roll:
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 5 08/01/09 22:39

Cảm ơn Thư nhiều lắm lắm nha! Đúng là "đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, bất nghi bất ngộ". hihi
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến27 khách

cron