"XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

"XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 5 04/12/08 17:13

“Nếu em là một cô gái trinh, tôi sẽ cưới em làm vợ. Nhưng xin lỗi, em chỉ là một con đĩ”. Đó là câu nói của Đại Bản nói với Hạ Âu, người yêu mình trong tác phẩm “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” của nhà văn Tào Đình.
Chữ “trinh” trong quan niệm của người phương Đông nói chung và Trung Hoa nói riêng đã từ lâu được nhiều người bàn đến. Tôi không bàn đến cái trinh tiết của người phụ nữ là ảnh hưởng từ Tam Gíao hay quan niệm “Công, dung, ngôn hạnh” của Khổng giáo. Ở đây tôi muốn bàn đến chữ “trinh” trong quan niệm của người phương Đông từ góc nhìn địa văn hóa, tức muốn nói đến loại hình văn hóa.
Như ta đã biết, Trung Hoa là một quốc gia có văn hóa “gốc du mục”. Mà đặc tính của nền văn hóa gốc du mục này là thích “chinh phục”. Vận dụng vào chữ “trinh”, phải chăng bất kể người đàn ông nào cũng muốn mình là người đầu tiên chinh phục “vùng đất bí hiểm” đó nên họ có cảm giác bị “sỉ nhục” khi mình là kẻ “bị cắm sừng”? Và nó cũng xuất phát từ đặc tính “coi trọng cá nhân”của nền văn hóa gốc du mục?
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 04/12/08 22:58

Đó cũng là một ý kiến, như theo em thì có phải hướng "chữ trinh" theo cách nhìn địa văn hóa thì có quá khiên cưỡng hay không. Vì xét cho cùng "chữ trinh" liên quan đến lễ giáo, mà đối với cách nhìn của người phương Đông thì "chữ trinh" rất quan trọng. Mà đặc biệt trong xã hội của Trung Hoa thì vai trò của người đàn ông là rất lớn, theo chế độ "trọng nam khinh nữ", nên đối với người phụ nữ "chữ trinh" lại càng quan trọng hơn. Nếu như chị nói là giải thích thoe địa văn hóa thì Việt Nam cũng coi trong "chữ trinh", ngay cả các nước theo Hồi Giáo thì 'chữ trinh" của người phụ nữ lại càng quan trọng hơn, liệu giải thích theo hướng địa văn hóa có ổn không?
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi nguyenthithuyhang » Thứ 6 05/12/08 5:31

Mình thấy việc giải thích chữ trinh theo địa văn hóa của bạn có gì đó không ổn. Hơn nữa văn hóa Trung hoa không chỉ là văn hóa du mục.
Tôi thử đưa ra một giả thuyết đó là: tôi đồng ý với ý kiến của bạn, nghĩa là văn hóa du mục thì xem trọng chữ trinh, vậy bạn giải thích giúp mình tại sao văn hóa phương Tây là văn hóa du mục nhưng tôi thấy quan niệm chữ trinh đối với họ không quan trọng bằng các nước Phương Đông (văn hóa nông nghiệp).
Lá rơi bên song cửa
Mưa tí tách hiên nhà
Đêm, rồi đêm, đêm nữa
Nỗi buồn nhớ mẹ cha.
RANDOM_AVATAR
nguyenthithuyhang
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 13:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 6 05/12/08 8:33

Phương Tây nếu giải thích theo địa văn hóa thì do "gốc du mục" nên "trọng động, coi khinh phụ nữ". Điều này rất đúng. Chỉ sau khi cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng nổ ra ở các nước phưng Tây thì phụ nữ mới được đề cao và cũng chính từ đó mà họ không còn coi trọng chữ "trinh" như trước nữa. Theo tôi thì trước đây, phương Tây cũng như Trung Hoa, nghĩa là cũng rất coi trọng chữ "trinh". Em sẽ cho bạn một ví dụ:
"Một thời các cô gái mất trinh ở Bretage (miền Tây nước Pháp) đã lấy bong bóng cá, rồi cho máu cá vào bên trong (máu cá không bị đông) và đem nhét vào âm đạo trong đêm tân hôn. Trong cuộc ái ân cuồng nhiệt bong bóng cá bị vỡ máu chảy ra, người chồng trẻ tưởng rằng máu của màng trinh bị rách" (cái này c1o thể tham khỏa thêm trên mạng)
Còn như bạn ca rot nói thì chữ "trinh" trong quan niệm người Trung Hoa là do ảnh hưởng của lễ giáo. Như trong bài mình cũng đã nói, mình tiếp nhận ý kiến đó nhưng ngoài ra mình sẽ giải thích theo hướng địa văn hóa như một ý kiến mơi hơn. Cà rốt nói ở Trung Quốc, người phụ nữ bị coi thường nên chữ "trinh" rất quan trọng. Chị đồng ý. Còn về Việt Nam rất coi trọng phụ nữ nhưng chữ "trinh" vẫn đặt nặng, theo chị đó là do một thời ta bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo nhiều qua khiến quan niệm của xứ người cũng thành ở xứ ta. Còn giải thích theo địa văn hóa chỉ là nhấn mạnh thêm vai trò của đại lý trong quá trình hình thành tính cách, quan niệm của con người chứ không có ý tuyệt đối hóa vai trò của địa lý.
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 6 05/12/08 9:46

À, ở Hà Tây nước mình có tục khi rã hội, trong một thời gian nhất định, đèn đuốc được tắt hết, thanh niên nam nữ được tự do tuyệt đối, “mần gì thì mần”. :evil: Như vậy, không biết hồi đó, các cụ mình quan niệm về chữ “trinh” sao hé??? :mrgreen:

Còn riêng đối với Trung Hoa, quan niệm về trinh tiết ràng buộc người phụ nữ không chỉ lúc còn thiếu nữ mà ngay cả sau khi lập gia đình. Nếu vì lí do gì đó mà chồng chết thì người phụ nữ vẫn phải giữ tiết hạnh. Và cổng chào trinh tiết chính là “đặc sản” văn hóa của Trung Hoa, là bằng khen dành cho những tấm gương “trinh phụ liệt nữ”. Mình xem trong phim Trung Quốc thường gặp gia đình nào có “trinh phụ liệt nữ” thì được vua ban cho bằng khen, treo trước cổng làng và đó trở thành niềm tự hào của cả dòng họ. Thực chất, cổng chào trinh tiết chính là sự hình tượng hóa, vật chất hóa quy phạm luân lý phong kiến: “Bậc trung thần không thờ hai vua, liệt nữ không phụng sự hai chồng”. Và không biết bao nhiêu tuổi xuân bị chôn vùi dưới bằng khen ấy.
:(
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 7 06/12/08 10:34

- Ở Trung Quốc, có một kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết rất nổi tiếng. Đó là kỹ thuật Thủ Cung Sa: dùng bột giã nhuyễn từ con thằn lằn đã ăn đủ bảy cân chu sau và được nuôi trong hũ chu sa (màu đỏ) để bôi lên cơ thể người con gái. Toàn thân cô gái lúc này sẽ có màu đỏ. Nếu cô gái thất tiết thì màu đỏ sẽ biến mất. Đến thời Nguyên, hình thức kiểm nghiêm phổ biến nhất là hình ảnh giọt máu đào trong tâm tân hôn. Người ta hay đặt trong phòng tân hôn một mảnh vải lụa trắng, sau đêm tân hôn nếu tấm vải lụa có chấm màu đỏ có nghĩa là cô dâu vẫn còn trinh tiết khi về nhà chồng.


- Ở Algiêri, cũng có một tập tục tương tự như vậy. Sau những lễ nghi cưới hỏi, cô dâu và chú rể được đưa đến phòng tân hôn, có cả những bậc cha mẹ, anh em của hai gia đình đến dự. Dân làng kéo đến quanh nhà, đánh trống và hát những bài ca chúc tụng. Nếu tấm vải dùng để thử sự trinh tiết không có màu đỏ thì tối hôm đó,cô dâu sẽ chết dưới tay cha hay anh trai. Nếu cô dâu còn trinh, chú rể sẽ chìa tấm vải cho mọi người xem mở tiệc tiệc liên hoan.

- Ở Hungary xưa, trong đêm tân hôn, người chồng yêu cầu vợ dùng chân trần đặt lên một tấm ván tròn bằng cây bồ đề. Trên 2 mặt ván đều có hình vẽ. Mặt trên vẽ hành lang khóa chặt, biểu thị người vợ thủ tiết với chồng, trên đó có hai thập tự giá biểu hiện cho sự bất hạnh. Ở giữa 2 thập tự giá là hình tròn biểu hiện tính dục. Mặt sau của tấm ván vẽ hình con rắn biểu tượng cho sự giám sát của người chồng đối với sự thủy chung của vợ. Ngoài ra, trên tấm ván còn vẽ hình ảnh những cây roi to tướng, biểu thị cho hình phạt. Người Hungary tin rằng cô gái đánh mất trinh tiết sẽ gặp bất hạnh hay tai nạn khi đặt chân lên tấm ván này.

- Với những dân tộc sống ở Bắc Phi, các quốc gia Ả Rập hay vùng Địa Trung Hải, mất trinh là làm xấu hổ cha mẹ thì phải nhận cái chết nên ngay từ khi còn bé các cô gái đã bị đứa lên bàn mổ và phải trả qua một cuộc phẫu thuật đau đớn không thuốc tê.Thầy thuốc sẽ dùng lưỡi lam hoặc mảnh sành sẽ rạch bộ phận sinh dục của cô bé và sau đó học dùng chỉ làm từ ruột mèo khâu lại. Hai đùi của cô bé sẽ được bó chặt lại với nhau trong 40 ngày cho vết thương lành sẹo. Khi thành hôn, các cô gái lại phải trải qua tiếp một cuộc phẫu thuật để cắt chỉ, nới rộng âm đạo.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 7 06/12/08 10:55

Quan niệm về chữa trinh, không chỉ có ở phương Đông mà ngay một số nước Phương tây cũng vậy. Nếu không xem trọng "trinh tiết" của người phụ nữ thì đâu có các phương pháp thử như phần trên mình đã trình bày để mọi người tham khảo.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "XIN LỖI, EM CHỈ LÀ CON ĐĨ" VÀ QUAN NIỆM CHỮ "TRINH"

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 2 08/12/08 8:28

Em cũng đồng ý với ý kiến của chị Lê rằng nếu không quan trọng chữ trinh thì người ta đã không đề ra nhiều biện pháp để thử nó. Nhưng quan trọng là chúng ta hãy giải thích vì sao hiện nay phương Tây lại ít coi trọng nó hơn phương Đông? Mời anh chị nào có ý kiến thì tiếp tục "nhảy vào" nha!
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến35 khách

cron