Văn hóa võ hiệp Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Văn hóa võ hiệp Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 04/12/08 21:40

Là loại nhân vật có giá trị đặc biệt trong xã hội Trung Quốc cổ đại, hiệp khách- võ hiệp, ngay từ thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã hoạt động rất mạnh. Tới đời Tống, một trong tứ đại kỳ thư - Thủy Hử - là tác phẩm khơi dòng cho tiểu thuyết anh hùng truyền kỳ, đồng thời cũng đã đặt nền móng cho nghệ thuật tư tưởng và quy mô sáng tác của tiểu thuyết võ hiệp thời Minh Thanh. Thời Minh Thanh, tiểu thuyết võ hiệp thịnh hành chưa từng có, đánh dấu sự trưởng thành của một loại sáng tác cận văn học (hay còn gọi là văn học thông tục). Trong thời gian đó những Nữ nhi anh hùng truyện, Hiệp nghĩa phong nguyệt truyện, Tế Công truyện… đều được lưu truyền rộng rãi. Bản thân thể loại tiểu thuyết võ hiệp cũng xuất hiện nhiều biến hóa khác nhau.
Kim Dung được coi là bậc “võ lâm minh chủ” của những tác giả võ hiệp.Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đã tạo nên ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong mà cả ngoài nước đến nỗi người ta nói là “ “Đọc tiểu thuyết Kim Dung có thể thấy rõ cả 1 nền văn hóa Trung Hoa”

Trong tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung nói riêng ta thây rõ những ảnh hưởng của Phật giáo .Việc phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc là do nguyên nhân nào ? Có mâu thuẫn hay không khi văn hóa Trung Quốc vốn gốc du mục, có đặc tính trọng động do đó con người ham chiến; trong khi đó Phật vốn dạy con người sống yêu thương, từ bi bác ái …?! Xin các bạn cho ý kiến
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa võ hiệp Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi myduyen » Chủ nhật 07/12/08 14:28

đặc trưng loại hình van hoa Trung Quốc là loại hình văn hoá chuyển tiếp, là sư két hợp giưa tính nông nghiệp phương Nam(trọng tĩnh) và du mục phương Bắc (trọng động). Do vậy bên cạnh trọng đức, trọng văn, còn trọng sức mạnh, bên cạnh dung hợp hiếu hoà, còn rất cứng trong đối phó. Điều đó lý giải vì sao tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung lại có hai mặt như bạn nói. Còn việc vì sao tiểu thuyết võ hiệp lại được phát triển mạnh mẽ thì theo mình do Trung Quốc thường xuyên xảy ra các cuộc nội chiến giữa các nước nhỏ lẫn nhâu, gây ra chiến tranh liên miên, mỗi nước sẽ tạo ra cho mình những mẫu hình võ hiệp lý tưởng. Qua đó, tiểu thuyết võ hiệp còn là nơi phản ánh mạnh mẽ các cuộc chiến tranh giành đất đai, mở rộng lãnh thổ giữa các thời đại.
Võ hiệp Trung Hoa đã không còn nằm trên tiểu thuyết mà đã bay nhảy, múa máy trên phim ảnh. Phim cổ trang (phim kiếm hiệp) ở Trung Quốc đã làm mê mẩn hàng triệu người trên thế giới. Có thể nói hình ảnh võ hiệp ở Trung Quốc rất đặc sắc và có nét đẹp riêng đúng không bạn?
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa võ hiệp Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 3 09/12/08 22:05

Việc phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc được nhiều người giải thích là do nguyên nhân tâm lý:
Người Trung Quốc rất có thiện cảm với tinh thần hiệp nghĩa của văn hóa dân gian. Đồng thời, tiếp nhận những thể nghiệm tâm lý của sự tự do tự tại của hiệp khách Trung Quốc giúp họ bù lấp về mặt tình thần nhu cầu tự do của mình. Do tinh thần võ hiệp chính là một loại “vô thức tập thể” của người Trung Quốc nên không chỉ gợi dậy tâm lý phục cổ đối với tính quả cảm của dân tộc Trung Quốc mà còn giúp cho người tiếp nhận đạt được đến cảm giác siêu thoát của tự do. Đây chính là cơ sở tâm lý khiến cho tinh thần hiệp nghĩa luôn có ảnh hưởng sâu sắc không hề suy giảm trong tầng sâu tâm lý của người Trung Quốc
Tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc tuy nói là hình thành từ thời cổ đại nhưng thực chất chỉ hưng thịnh khoảng 200 năm trở lại đây. Cuối đời Thanh, xuất hiện Tam hiệp ngũ nghĩa cho đến Nhi nữ anh hùng truyện… là những đỉnh cao của tiểu thuyết võ hiệp thời cận đại. Sau thời Dân quốc, Bình giang bất tiêu sinh, Hoàn Châu lầu chủ, Vương Độ Lư,… là những tên tuổi tạo nên đỉnh cao thứ hai của tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc.
Thời đại thứ 3 là những người sáng tác vào những năm 50 của thế kỷ trước bao gồm những tên tuổi như Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long… Các tác giả này gây nên những cơn sốt thực sự trong công chúng. Ảnh hưởng của họ vượt ra khỏi phạm vi Trung Quốc sang cả Đông Nam Á, thậm chí là Âu Mỹ. Trong đó Kim Dung được coi là bậc “võ lâm minh chủ” của những tác giả võ hiệp. Ông không chỉ là niềm mong đợi của các tác giả võ hiệp thế hệ thứ 3 mà điểm mặt toàn thể sự phát triển của tiểu thuyết võ hiệp, không thể tìm được người thứ 2 thành công như ông.
Phật giáo và tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa
Phật giáo trong văn hóa Trung Quốc không chỉ là một tôn giáo đơn thuần mà là một triết học. Trong văn hóa tinh thần Trung Quốc, nó tạo thành một bộ phận cực kỳ trọng yếu, là một viên ngọc quý trong di sản văn hóa của người Trung Hoa. Phật giáo không chỉ là tinh túy, là nguồn mạch trọng yếu được kế thừa từ đời này qua đời khác trong đời sống tinh thần của các văn nhân học giả mà còn là yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của dân gian.Và x ưa nay “ văn dĩ tải đạo” nên văn chương ,tiêủ thuyết cũng phản ánh hiện th ực
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa võ hiệp Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 3 16/12/08 16:08

Tiểu thuyết võ hiệp trong văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Loại tiểu thuyết này cũng là sự thể hiện của Nho giáo, Lão giáo. Xét về tộc người Hán thì những tác phẩm tiểu thuyết là sự thể hiện nhiều luồng tư tuởng trên mảnh đất Trung Hoa.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách

cron