TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 04/12/08 21:45

Theo truyền thống cũ của người Trung Hoa, ăn tết dường như là bắt đầu từ 10 ngày đầu tháng chạp. “腊七腊八,冻死寒鸦” ,đây là thời điểm lạnh nhất trong một năm. Thế nhưng, hễ đến lúc lạnh nhất là bắt đầu mùa xuân, vì vậy mọi người không vì lạnh mà giảm bớt cái nhiệt tình ăn tết và đón xuân. Vào ngày mùng tám tháng chạp, trong nhà mọi người, trong các đền chùa đều nấu cháo. Cái loại cháo đặc biệt này là để cúng tế tổ tiên, các vị thần, nhưng nghĩ cho cùng thì nó chính là một kiểu biểu hiện sự tự hào của xã hội nông nghiệp. Loại cháo này được nấu thành bởi các loại gạo, đậu và trái cây khô (như: hạnh nhân, thạc đào, hạt dưa, trái vải khô, nhãn nhực, hạt sen, đậu phộng, nho, củ ấu…). Đây có thể nói không phải là cháo nữa, mà chính là một triễn lãm nông nghiệp thu nhỏ. Ngoài ra vào ngày mùng 8 tháng chạp, họ phải ngâm tỏi và bỏ vào trong một loại giấm có nồng độ cao, sau đó đóng kín lại trong hộp để trong dịp tết ăn cùng với sủi cảo. Đến cuối năm, tỏi được ngâm đến mức có màu biếc lên, cái loại tỏi này ngâm vào giấm khiến có vị cay cay, khiến người ăn cứ muốn ăn thêm mấy miếng sủi cảo (trong dịp tết hầu hết mọi nhà đều ăn sủi cảo).
Bắt đầu từ mùng 8 trở đi, các hộ buôn bán thì gấp rút lấy hàng tết, đặc biệt trên đường có thêm nhiều quầy hàng, bày bán rất nhiều đồ (nào là bán câu đối xuân, bán tranh tết, các loại mứt, hoa thủy tiên… chúng chỉ xuất hiện trong dịp tết mà thôi). Những quầy hàng tết này đã làm cho trái tim của trẻ con như muốn nhảy lên h hòa cùng không khí. Trong các con hẻm, tiếng rao bán hàng so với bình thường càng nhiều và càng phức tạp, trong đó cũng chỉ có loại chỉ xuất hiện trong tháng chạp thôi, giống như là sách hiến thư, cành thông, hạt bo bo, bánh tổ…
Bọn trò nhỏ khoảng 19 tháng 12 là không đi học nữa, nghỉ tết phải cả tháng. Bọn trẻ nhốn nháo lên trong khi đó người lớn lại rất bận rộn. Họ bắt buộc phải chuẩn bị tất cả những đồ ăn, đồ dùng, đồ uống của ngày tết. Người lớn phải bắt buộc mua giày, may áo mới cho bọn trẻ con, để mọi vật trong ngày tết đều phải mới. Vào ngày 23 thì ăn tết nhỏ, có lẽ đây chính là đợt tập dợt của năm mới. Trong xã hội cũ, nhà nào cũng cúng ông táo, từ lúc chập tối pháo bắt đầu nổ rơm rả, theo tiếng pháo thì người ta đốt hình mã ông táo, cách nói đẹp tức là tiễn ông táo lên trời. Vào những ngày trước đó, trên đường bán rất nhiều kẹo mạch nha và cốm (bỏng ngô), hình của cái kẹo đó có thể là hình vuông dài hoặc hình tròn trái dưa, dùng những hình đó để dán miệng của ông táo, theo quan niệm của họ thì làm như vậy khi ông ta lên đến trời thì không báo cáo những chuyện xấu của mỗi nhà. Song bây giờ, tuy còn bán loại kẹo đó nhưng không dùng cho việc trên nữa mà chỉ đơn thuần để bán.
Qua ngày 23, mọi người càng bận rộn hơn và năm mới đã đến, vào trước đêm giao thừa nhà nào cũng phải dán câu đối tết, tổng vệ sinh một lần. và điều bắt buộc phải có là chuẩn bị thịt gà, cá, rau (ít nhất là trong một tuần lễ), vì theo thói cũ các cửa hàng đều đóng cửa 5 ngày. Đặc biệt trong ngày đầu năm không được đụng dao kéo (mang ý nghĩa mê tín). Đêm giao thừa rất náo nhiệt, mọi người trong nhà quây quần ăn cơm gia đình (thể hiện sự đoàn tụ), tất cả đều mặc áo mới, ngoài cửa đã dán câu đối đỏ, trong nhà dán tranh tết đủ màu sắc, tiêu biểu nhất là nhà nào nhà nấy đều thắp đèm thâu đêm, không được gián đoạn, tiếng pháo ngày đêm không dứt, tất cả mọi người đều đón giao thừa.
Nhưng đến ngày mồng 1 tết thì không khí khác hẳn, đàn ông trước giờ ngọ thì bắt đầu khởi hành, đi đến nhà họ hàng bạn bè để chúc tết, trong khi đó phụ nữ bắt buộc phải ở nhà để tiếp khách (đến mùng 5,mùng 6 mới được đi chơi thoải mái), không được đi đâu cả. Đồng thời ngoài phố các chùa đã mở cửa để cho mọi người đi du lãm
Trên đây là những ý rất so lược về tết cổ truyền của người Trung Quốc, qua đó phần nào thể hiện văn hóa của họ.
Rất mong sự đóng góp và bổ sung thêm ý của các bạn để bài viết thêm hoàn chỉnh. Đồng thời thông qua đó tìm hiểu những nét tương đồng cũng như ảnh hưởng của Trung Hoa đối với tết của Việt Nam. Không khí đón tết đã đến, mong rằng đề tài này hấp dẫn mọi người.
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 5 04/12/08 22:15

Thấy topic mà nôn tết quá mặc dù không được lì xì nữa. Uả, có chứ, lấy tiền lì xì của baby :lol:
Trời ơi, dán miệng ông táo vậy rồi ổng cũng đâu có tâu được điều tốt của nhà mình. Ổng về "trển" để tâu mọi việc trong năm qua mà không cho ổng nói, chắc là "ức chế" lắm. Nhà mình "cưng" ông táo lắm. Mỗi lần tiễn ông Táo về trời là phải thức dậy sớm ra chợ kiếm một con cá chép thật khoẻ. Cúng xong thì lặn lội hơn 10 cây số ra sông Sài Gòn thả xuống. Người ta nói sông càng lớn, nước càng trong xanh thì càng tốt. Mà phải tiễn ông Táo đi sớm mới tốt, đi trễ trời nắng, ổng không "tâu" điều tốt được :lol: Sao người ta không tiễn ổng bằng xe máy kìa? Chắc sợ phải tốn tiền mua mũ bảo hiểm :P
Lan man quá trời rùi. Giờ hỏi ca rot chút. Không biết ở Trung Quốc ngươi ta có đưa rước ông bà như Tết ở mình không?Sao người ta lại phải lì xì? Biết rằng màu đỏ của bao lì xì là tượng trưng cho sự may mắn. Thế sao không tặng cái gì màu đỏ được rồi? Bày chi cái vụ lì xì để giờ phải khổ nè. Mà sao người ta lì xì mà không nhận thì xem là điềm không lành? Không biết có liên quan gì đến cái "cơ chế tặng quà "trong "khảo cứu quà tặng" không ta?
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 04/12/08 22:28

Người Trung Quốc coi trọng nhất là ngày đưa ông táo về trời (nó là đợt tập dợt để chuẩn bị chi tết chính đó), họ cũng có cúng ông bà chứ (tiêu biểu là trong đêm giao thừa thì ngọn đèn và nhang phải được đốt liên tục không được để gián đoạn, như thế để ông bà được về ăn tết chung). Theo như em biết thì phong tục lì xì cũng là lễ rất quan trọng của người Trung Hoa, đặc biệt là người chưa có gia đình thì ựược tất cả mọi người có gia đình lì xì (dù cho người đó có lớn tuổi đến mấy), việc lì xì thể hiện sự may mắn, theo người Trung Hoa thì màu đỏ rất may mắn, nếu lì xì mà không nhận thì kì thiệt như thế sẽ từ chối sự may mắn người khác cho mình. Mọi người có biết gì thêm thì đóng gọp nhé.
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 04/12/08 22:29

Topic của carot mà tớ ngứa miệng (quên ngứa tay) quá nên xin đất tí xíu, hé hé... :mrgreen:

Về tục lì xì thì theo một số tài liệu cho rằng nó vốn có nguồn gốc vào khoảng đời Minh, Thanh í. Truyền thuyết kể rằng hồi xưa ma quỷ lộng hành nhiều, những lúc tối trời thường vào nhà dân bắt cóc trẻ con. Có một gia đình kia đã cao tuổi mà chỉ có 1 mống con thôi nên quý lắm, sợ bị quỷ bắt nên phải thức suốt đêm để canh đứa trẻ. Ngồi buồn k chuyện gì làm nên người chồng lấy tám đồng tiền xâu lại trong sợi chỉ đỏ cho con chơi. Đêm đến quỷ sứ lén vào định bắt thằng nhỏ thì tám đồng tiền phát ra thứ ánh sáng kỳ lạ khiến quỷ sợ chạy té khói – té ra là Bát tiên đã hóa thân trong tám đồng tiền để bảo vệ đứa nhỏ

Từ đó về sau người ta theo cách đó dùng tiền xu xâu lại buộc trong nôi đứa trẻ để làm hộ mệnh. Những đồng tiền này được gọi là áp tuế tiền, phía trên đôi khi có chạm khắc những hình hoa, lá, chim...

Theo sách cổ thì những đồng áp tuế tiền này được đúc bằng đồng hoặc bạc, có khắc chữ hoặc hình ảnh, gọi là “các ngôn tiền”. Khắc những chữ nổi như Phúc, Lộc, Thọ, Toàn... Về sau tiền này được gói trong giấy đỏ (hồng bao) và dần dần trở thành phong tục k thể thiếu trong ngày đầu năm, trong lễ thành hôn, tiệc mừng khai trương, mừng thôi nôi...
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi TOTO » Chủ nhật 07/12/08 10:05

Xin đóng góp thêm một xíu về cúng ông Táo trong ngày tết của Trung quốc nhé.
Cúng ông Táo là một tục có từ lâu đời ở Trung Quốc. Sách Luận ngữ có ghi chép lại "Cúng tế góc Tây (nhà) chi bằng cúng tế bếp (dữ kỳ mị áo, nịnh mị vu táo). Người Trung Quốc thường gọi ông Táo là Bồ Tát tư mệnh hay Tư mệnh Táo quân và thường cúng ông vị thần này vào đêm 23 tháng chạp (cũng có khi vào đêm 24). Trên thần vị Táo quân (được viết trên giấy đỏ) có dòng chữ "Tư mệnh thần vị" chỗ của thần hộ mệnh" hoặc " Cửa thiên đông trù tư mệnh trường công định phúc chủ quân chi thần vị" (chỗ của thần bếp nhà trời, chủ trì sự công bằng và ban phước. Bên cạnh thần vị có câu đối "Thượng thiên ngôn thiện sự, Hạ đại giáng cát tường" (lên trời tâu việc thiên, xuống trời đem điều lành). Khi cúng ông táo về trời, người ta thường cúng: bánh, kẹo và đốt hương, nến, tiền. và trong đêm giao thừa, các gia đình Trung quốc lại thực hiện các lễ nghi trên lần nữa để đón ông táo về lại trần gian. Trong ngày này, có một số kiêng kỵ: đun nấu đồ tạp uế trên bếp, chửi bới trong bếp, làm vỡ các thứ đồ trong bếp hoặc mạnh tay với các vật dụng dùng trong bếp: bát, đĩa, dao, nồi. Sở dĩ có những kiêng kị vì dân gian rất sợ táo quân vì khi táo quân về trời có thể phản ánh cùng Ngọc Hoàng bất cứ chuyện gì xảy ra trong gia đình mà táo cư ngụ từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ nên họ cần phải có một số kiêng kị để tránh làm ông táo nổi giận trong những ngày này.
Ở Trung Quốc, ngày tết thường hay có dán câu đối. Như vậy, việc dán câu đối đối trong ngày lễ tết ở Trung có ý nghĩa gì vậy Hà. Em có thể cho chị và mọi người cùng biết được không?
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi honomushi » Chủ nhật 07/12/08 20:49

Mình xin bổ sung chút xíu nữa về tục lì xì

Lì xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt, tiền ấy được gọi là tiền Lì-xì.
Theo tác giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản [1], "lì xì" có gốc là từ 利市 (lợi thị) trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì shì, có ba nghĩa như sau:
1.Số lời thu được do mua bán mà ra ;

2.Tốt lành, có lợi. Tháng Chạp ngày 24, khắp thị tỉnh (nhà quê, kẻ chợ) đều làm lễ rước Na (để khu trừ quỷ dữ), trống (rước) Na đến khắp mọi nhà cầu xin Lợi-thị (Theo Đông-kinh mộng-hoa-lục). - Khi người phụ nữ lấy chồng về đến cửa, mọi người đi theo cũng như người nhà đều xin Lợi-thị (hoặc đồ vật, hoặc là tiền) ;

3.Vận tốt, vận may. Sách "Bắc-mộng-tỏa-ngôn" rằng : "Khi Hạ-hầu Tư chưa gặp thời, còn luân lạc linh đinh, người ta gọi Tư là viên Tú-tài chẳng Lợi-thị" ;

Trong cả ba trường hợp, "lợi-thị" hay "lì-xì', đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo-nhiên khẳng định rằng tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.

Tuy nhiên, giả thuyết rằng chữ Lì-xì là hai chữ Hán-Việt "lợi thị"(利是) đọc theo âm Quảng Đông được chấp nhận rộng rãi. Phong tục tặng phong bao bằng giấy điều trong đựng tiền cũng có ở Trung Quốc. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là 紅包 ("hồng bao"), trong tiếng Quảng Đông là 利是 (lợi thị), 利市 (lợi thị) hoặc 利事(lợi sự). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tục lệ lì xì không chỉ có trong Tết Nguyên Đán mà còn trong nhiều dịp khác, cũng không chỉ dành cho trẻ em.
“http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AC_x%C3%AC”
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 3 09/12/08 22:02

Ngoài Tết truyền thống thì Trung Quốc còn nhiều Tết khác cũng rất hay

Tiết hàn thực (mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch) và Tiết đoan dương hay đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) là những ngày lễ lớn của người Hoa. Những ngày này có 1 điểm chung đó là đều có những sự tích mà trong đó nhân vật chính là những trung thần. Đặc biệt là những ngày Tết này đều ảnh hưởng đến phong tục tập quán của người Việt Nam ta.

Sự tích về Tiết đoan dương hay sự tích Khuất Nguyên:

Khuất Nguyên tên Bình, 1 nhà thơ yêu nước, ông làm chức tả đô dưới thời Sở Hoài Vương đời Chiến Quốc (307 - 246) trước công nguyên. Ông là người chính trực nên bị bọn nịnh thần sàm tấu, những ý kiến ông tấu trình đều muốn hưng thịnh cho đất nước Trung Hoa thời bấy giờ nhưng lại bị Hoài Vương bác bỏ. Có lần Hoài Vương sang Tần quốc, ông can ngăn mấy cũng không được và sau đó Hoài Vương bị chết ở đất Tần.

Sau khi Hoài Vương băng hà, Tương Vương kế nghiệp và cũng bị bọn gian thần thao túng, lại bác bỏ những ý trung chính của Khuất Nguyên, còn bắt ông đày đến Giang Nam. Trước những nhiễu nhương đáng buồn đó, Khuất Nguyên làm bài thơ "Hoài Sa" rồi buộc đá vào người trầm mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Tương Vương nghe tin mới hối hận, đau xót, cho dân làm cỗ cúng và đem cỗ thả xuống sông cho ông. Đêm đến ông báo mộng cho vua rằng nếu ném cỗ xuống sông thì phải bọc lá bên ngoài và buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm mới không ăn được. Từ lời báo mộng đó, nhà vua ban lệnh cho dân. Do vậy mà hàng năm vào mùng 5 tháng 5 âm lịch có lệ cúng Khuất Nguyên để tưởng nhớ vị đại thần trung chính, lại gói cỗ bằng lá, buộc chỉ ngũ sắc thả xuống sông.

Trên sông Mịch La, người nước Sở đã mở hội đua thuyền (ý như muốn vớt xác Khuất Nguyên), làm cỗ cúng ông tỏ lòng thương tiếc. Và chỉ ngũ sắc sau này trở thành thứ "bùa túi" treo cho trẻ em trong Tiết đoan dương.

Sự tích của Tiết hàn thực hay sự tích Giới Tử Thôi:

Đời Xuân Thu, Trùng Nhĩ người nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có 1 hiền sĩ tên Giới Tử Thôi, theo giúp đỡ và hiến kế.

1 hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng cho Trùng Nhĩ, ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo Trùng Nhĩ trong 19 năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm.

Mãi 20 năm, Trùng Nhĩ mới trở về và giành lại được ngôi báu trở thành vua nước Tấn,tức Tấn Văn Công và phong thưởng rất hậu cho những người có công trong ông khi lưu vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà cõng mẹ vào Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm mời về, Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lãnh thưởng, Tấn Văn Công ra hạ sách đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân lệnh, cuối cùng cả hai mẹ con ông đều chết cháy, lửa cháy suốt 3 ngày 3 đêm mới thôi.

Tấn Văn Công thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày này, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm Giới Tử Thôi (khoảng từ mồng 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm).Đó cũng là nguồn gốc của chiếc bánh trôi trong dân gian của Trung Hoa
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi GACON » Thứ 5 11/12/08 16:46

Cho mình tiếp theo ý của bạn Honomushi, đó là mình muốn đề cập tới Tết Nguyên Tiêu của người Trung Hoa
Tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng Nguyên (với ý nghĩa ngày rằm đầu tiên của năm) hoặc lễ Hoa Đăng, vì trong ngày tết này, ngoài việc cúng còn có nhiều trò giải trí vui chời trong đó nổi bật nhất là đi ngắm cảnh đèn, hoa rực rỡ khắp nơi.
Về nguồn gốc của ngày tết Nguyên tiêu này, có nhiều thuyết khác nhau.
Theo Đạo giáo, Thiên, Địa, Thủy là " Tam quan", sau đó lại gọi rằm tháng giêng là Thượng nguyên, rằm tháng bảy là Trung nguyên, rằm tháng tám là Hạ nguyên. Ba ngày rằm đó là " Tam nguyên". Phối hợp " Tam quan" với "Tam nguyên" , Đạo giáo cho rằng Thượng nguyên là ngày Thiên quan ban phúc, Trung nguyên là ngày Địa quan xá tội, Hạ nguyên là ngày Thủy quan giải ách. Vì vậy, rằm tháng giêng là ngày Thiên quan ban phúc nên cúng lễ Thiên quan sẽ được nhiều điều tốt lành.
Nhưng lại có thuyết cho rằng, Nguyên tiêu là ngày tết Phật giáo. Theo truyền thuyết Phật giáo thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bắt các loài yêu quái khuất phục vào ngày ba mươi tháng mười hai theo lịch Ấn Độ cổ đại, tính sang lịch Trung Quốc là vào ngày rằm tháng giêng. Phật giáo truyền vào Trung Quốc, Hán Minh Đế hạ lệnh vào ngày rằm tháng giêng phải treo đèn kết hoa ở mọi nơi để tỏ rõ uy linh của Phật pháp và từ đó Tết nguyên tiêu trở thành ngày hội Hoa đăng rất náo nhiệt.
Thực ra, Tết nguyên tiêu có thể bắt nguồn từ tục lệ sùng bái thiên thể vốn có từ thời xa xưa. Đêm rằm tháng giêng là đêm đầu tiên có trăng tròn trong năm. Lịch pháp sơ khởi được tính theo tuần trăng và công dụng đầu tiên là nhằm phục vụ việc canh tác. Vì vậy, đêm trăng tròn đầu tiên là một hiện tượng thiên nhiên rất đáng quan tâm quan sát. Nhiều chiêm nghiệm về thời tiết đã bắt nguồn từ việc quan sát đêm rằm này. Do đó là cư dân nông nghiệp, người Trung Hoa tiến hành cúng lễ, tổ chức vui chơi đón mừng ngày rằm đầu tiên trong năm cũng là một điều rất dễ hiểu, chẳng cần phải tìm cội nguồn của ngày tết này trong Đạo giáo, Phật giáo.
Theo sách Đông kinh mộng hoa lục thì dưới thời Tống, Tết nguyên tiêu được tổ chức rất linh đình, trọng thể. Nhà vua hạ chiếu kéo dài thời gian treo đèn kết hoa từ 3 đêm tới 5 đêm. Tổ chức thi hoa đăng, các trò diễn, các màn ca hát nhảy múa của các nghệ nhân biểu diễn thâu đêm suốt sáng. Phụ nữ thì kết đoàn kết nhóm đi du xuân, nhưng theo tục lệ cổ truyền thì phải "đi qua đủ ba cây cầu" (gọi là tẩu tam kiều) để cầu phúc lành, tiêu trừ mọi dịch bệnh, những người hiếm con thì xuống ven sông, ngầm chọn lấy viên cuội thật tròn như quả trứng đem về nhà, tin rằng nhờ đó sẽ mang thai và được "mẹ tròn con vuông".
RANDOM_AVATAR
GACON
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 12/12/07 9:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi guideletrongtran » Thứ 3 16/12/08 15:51

Trước Tết Nguyên Đán 7 ngày, người Việt Nam thường có chuẩn bị một số lễ vật như chè, bánh...(Lễ vật khác nhau ở mỗi vùng miền) để tiễn ông Táo về trời. Có nơi còn thoa mật ong vào miệng ông bà Táo để mong nói lời ngon ngọt cho gia đình. Cũng biết hối lộ tí đó chứ.
RANDOM_AVATAR
guideletrongtran
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 11/01/08 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TẾT CỔ TRUYỀN CỦA TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 7 10/01/09 8:19

Có thể nói đây là đề tài rất "nóng" trong thời điểm này, rất cám ơn các bạn và các anh chị đã đóng góp những ý kiến và tư liệu quý báu để đề tài thêm phong phú. Như vậy, thông qua văn hóa của Trung Hoa, tiêu biểu là tết của họ, ta phần nào hình dung được những nét tương đồng trong tết của Việt Nam (chẳng hạn như tục lì xì, tục cúng ông Táo về trời,...). Mong ti6ep1 tục sự đóng góp của các bạn.
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách