KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi ndkhue » Thứ 7 15/02/14 22:24

Chào các anh chị, đề tài này đăng lâu rồi, nhưng em mới vào diễn đàn, thấy hay nên giờ xin mạn phép đóng góp ý kiến. hihi. Nói về kỹ (妓女) nữ Trung Hoa thì có rất nhiều điều để nói, nhưng liên quan đến những vấn đề mấy anh chị đề cập, em xin bổ sung như sau:

- Về nguồn gốc: ban đầu, từ kỹ nữ (được viết là 伎女), cùng một số từ khác như xướng nữ, xướng kỹ, là để chỉ những nghệ nhân chuyên lo việc múa hát. Sớm nhất thì trong “Chiến Quốc sách – Đông Chu sách” có ghi lại, Quản Tử trị nước Tề từng lập “làng con gái tới bảy trăm người” để đáp ứng nhu cầu của quân sĩ (trong sách không thấy ghi rõ là chỉ phục vụ nghệ thuật hay có phục vụ tình dục nữa). Kỹ nữ có nhiều loại, cung kỹ, doanh kỹ, quan kỹ, gia kỹ, thị kỹ - tư kỹ (gái lầu xanh). Ban đầu chủ yếu họ phục vụ nghệ thuật, Trung Hoa lại là một nước đề cao lễ nhạc, nên những người như cung kỹ, quan kỹ phục vụ nghệ thuật rất nhiều. Còn hiện tượng kỹ nữ mang tính kinh doanh thì mãi đến đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều mới phát triển mạnh.
Làm kỹ nữ lầu xanh, chủ yếu có xuất thân từ nữ nô lệ, gia đình bình dân (bị bán)
Như vậy, theo ý kiến của em, mặc dù Trung Hoa là đất nước đề cao trinh tiết, đức hạnh của phụ nữ nhưng hiện tượng kỹ nữ xuất hiện rất sớm, là do Trung Hoa vốn là đất nước trọng nam khinh nữ, nam quyền, sử dụng phụ nữ (đặc biệt là những người có thân phận thấp kém) như một công cụ mua vui. Đàn ông cưới vợ có đức hạnh nhằm làm đẹp cho gia tộc và danh dự bản thân, nhưng lại sử dụng kỹ nữ để mua vui, thỏa mãn tình dục.

- Về kiếm tìm ái tình: em rất đồng tình với ý kiến của chị nguyenthithuyhang, bởi vì đàn ông Trung Hoa thời cổ trung đại lấy vợ là phải môn đăng hậu đối, vợ phải là người công dung ngôn hạnh, thường thì không có hôn nhân tình yêu, hơn nữa, vợ phải giữ hình ảnh là con gái nhà lành, nên không thể thoải mái trong chuyện chăn gối, vì thế đàn ông thường đến lầu xanh tìm kiếm dục lạc, để ngắm nhìn những người phụ nữ đẹp, hát hay đàn giỏi, có hành vi phóng khoáng.

- Về "cmnd": em không biết có đúng như ý của Michelle Yip không, nhưng xin bổ sung như sau. Người dân bình thường thì sẽ có hộ tịch, còn kỹ nữ hoạt động có đăng ký với nhà nước (vào những thời nhà nước công nhận hoạt động của lầu xanh) thì sẽ không có hộ tịch, mà có nhạc tịch, sau khi được chuộc thân thì sẽ được xóa tên trong nhạc tịch. Em cũng xem nhiều phim cổ trang TQ, thấy người ta có 1 cái thẻ, giống như CMND của thời hiện đại.
Em chỉ xin đóng góp vài ý sơ sơ vậy thôi, nếu anh chị nào còn hứng thú với đề tài này thì em xin trao đổi tiếp hihi
Hình đại diện của thành viên
ndkhue
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 15/02/14 9:05
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Thị Hà » Thứ 7 15/02/14 23:43

đây là một vấn đề hay nhưng nếu ai đó có cơ sở khoa học về vấn đề này thì tuyệt quá nhỉ.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Thị Hà
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 6 14/02/14 23:00
Đến từ: Đaklak
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi ndkhue » Chủ nhật 16/02/14 14:43

Nguyễn Thị Hà đã viết:đây là một vấn đề hay nhưng nếu ai đó có cơ sở khoa học về vấn đề này thì tuyệt quá nhỉ.

Đã có 1 chị làm đề tài khóa luận tốt nghiệp về kỹ nữ rồi đó chị, chị Lê Thị Thu Thủy (2012), Kỹ nữ Trung Hoa dưới góc nhìn văn hóa học, người hướng dẫn là thầy Thêm thì phải. Trong mục tài liệu tham khảo em cũng thấy có rất nhiều sách viết, nghiên cứu về đề tài này rồi. ^^
Hình đại diện của thành viên
ndkhue
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 15/02/14 9:05
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Thị Hà » Thứ 4 19/03/14 7:44

Đây thật sự là một đề tài rất thú vị, em xin được nói quan điểm của mình về vấn đề này, theo em thì chính vì xã hội quá khắt khe trong việc nam nữ mà sinh ra nghề kĩ nữ, và kĩ nữ để được hợp thức hoá trong xã hội Trung Hoa đã bị đưa xuống giai cấp tiện tì, không còn là vai trò của một người công dân bình thường, như thế cũng như thầy Thêm đã nói, cực dương sinh âm - cực âm sinh dương.
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Thị Hà
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 6 14/02/14 23:00
Đến từ: Đaklak
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron