KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi nguyenthithuyhang » Thứ 6 05/12/08 12:40

Người Trung Quốc có câu "nam nữ thụ thụ bất tương thân", và hơn nữa quan hệ giữa nam và nữ lại chịu những qui định khắc khe của Nho giáo thế nhưng Kĩ nữ lại xuất hiện ở Trung Hoa rất sớm và rất phát triển. Mới nhìn có vẻ là nghịch lí nhưng thực chất ở Trung Hoa cái luân lí ấy thường áp dụng cho các thiếu nữ, còn đối với đàn ông thì việc lui tới các lầu xanh được xem là chuyện bình thường,chính đáng nhằm thỏa mãn một nhu cầu sinh lí.
Và các kĩ nữ thường có xuất thân từ các tầng lớp dưới của xã hội. Và sự tồn tại của họ là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của đàn ông vì quan niệm đạo đức của xã hội không cho phép họ gần gũi với các thiếu nữ có gia phong lễ giáo.
Do đó, Quảng Trọng - tể tướng nước Tề lập ra cả một khu chứa kĩ nữ. Và kĩ nữ được xem như là một nghề như bao nghề khác có quy định và phải nộp thuế.
Lá rơi bên song cửa
Mưa tí tách hiên nhà
Đêm, rồi đêm, đêm nữa
Nỗi buồn nhớ mẹ cha.
RANDOM_AVATAR
nguyenthithuyhang
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 13:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 7 06/12/08 14:38

nhắc đến lầu xanh và kĩ nữ, người ta lại thường nghĩ ngay đến Trung Quốc. Theo em, chị cần phân tích rõ ràng hơn về vấn đề kĩ nữ và câu nói chị đưa ra. Em nghĩ rằng câu nói "Nam nữ thụ thụ bất tương thân' hình như chỉ là một luân lý áp dụng cho những tiểu thư đài các, con của các quan lại thời bấy giờ; hay những cô gái nhà lành, có ý: phải giữ mình (trinh tiết) trước khi kết hôn. Bởi vì, song song với câu nói đó, Trung Quốc cũng là nơi mà người đàn ông được quyền lấy "năm thê bảy thiếp". Theo như trong phim ảnh Trung Quốc mà chúng ta đã được xem thì có rất nhiều kĩ nữ đã trở thành vợ lẻ của đấng ông chồng. Bởi vậy, chị xem lại thử vấn đề chị đặt ra là kĩ nữ và quan niệm đạo đức của người Trung Hoa (đặc biệt là câu nói nam nữ thụ thụ bất tương thân) có liên quan gì không và liên quan như thê nào???
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi nguyenthithuyhang » Chủ nhật 07/12/08 18:01

Góp ý của Duyên mình xin tiếp nhận. Trước hết mình nghĩ câu “nam nữ thụ thụ bất thân” không phải chỉ dành riêng cho con gái các quan lại. Và theo logic thông thường, mình nghĩ trước khi làm kĩ nữ thì các cô gái ấy vẫn là những những cô gái con nhà lành, vẫn phải chịu sự ràng buộc của quan niệm đạo đức đó, nhưng do hoàn cảnh mà các cô bị đưa đẩy vào lầu xanh.
Nhưng vấn đề mà Hằng muốn đưa ra thảo luận ở đây đó là tại sao Trung Quốc là một đất nước có những qui định rất khắt khe về quan hệ nam nữ nhưng kĩ nữ lầu xanh ở đây lại xuất hiện rất sớm và rất phát triển. Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.
Lá rơi bên song cửa
Mưa tí tách hiên nhà
Đêm, rồi đêm, đêm nữa
Nỗi buồn nhớ mẹ cha.
RANDOM_AVATAR
nguyenthithuyhang
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 13:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 09/12/08 13:48

em nghĩ vấn đề này có thể giải thích như vầy: khi có một hiện tượng cực đoan xuất hiện (quan niệm khắc khe của lễ giáo phong kiến hay Nho giáo, kiểu như "nam nữ thụ thụ bất thân"...) thì lập tức sẽ nảy sinh một đối cực khác (xuất hiện nghề làm vui lòng đàn ông / hay để thỏa mãn chính mình) và k chỉ đơn giản như vậy mà Trung Quốc còn là nơi phát sinh ra những Tố nữ kinh, Ngọc phòng bí kiếp.... -> để tạo ra sự cân bằng, theo nguyên lý âm dương hài hòa vốn là truyền thống của người phương Đông.

Cũng giống như văn hóa Ấn Độ vậy, vừa là nền văn hóa của tu sĩ, của sự khổ hạnh cũng đồng thời là nền văn hóa của vũ nữ, của Dục lạc kinh kamasutra...

Cho đến thời đại bây giờ cũng vậy, cái gì càng cấm, càng k cho làm thì càng kích thích sự tò mò, ví dụ như chỗ nào cấm đổ rác thì xuất hiện đống rác chình ình, chỗ nào cấm đái thì bốc mùi kinh dị đó mà... 8)
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Chủ nhật 18/01/09 14:15

Cho anh trao đổi với nhen!
Trung Quốc vốn có truyền thống trọng nam khinh nữ, họ xem phụ nữ như đối tượng để giải sầu, để mua vui. Vì thế ma đời vua nào cũng có hàng trăm thê thiếp, ông quan nào cũng có hàng chục nô tì, và ngoài xã hội thì nào là lầu xanh, tửu quán, tú bà tú ông...
Còn về quan niệm Nho gia về vấn đề trinh triết, anh nghĩ rằng Nho gia-như thây Thêm nói-chỉ áp dụng cho quan lại, cho tầng lớp thượng lưu, không đến thứ dân. Chữ trinh đối với con cái quan lại đáng ngàn vàng, chữ trinh con cái thường dân chỉ đáng vài xu.
Nam nữ không được gần nhau là nhằm nhắt nhỡ con trai dân đen, còn những bật vương tôn công tử mặt tình hái hoa bắt bướm.
Anh nghĩ vậy không biết đúng không!
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi the yun » Thứ 2 13/04/09 13:35

Một đất nước mang cổ tục "nam nữ thụ thụ bất thân" như Trung Hoa mà xuất hiện các lầu xanh, kỉ nữ thật đúng là đề tài đáng bàn cãi!
Kỉ nữ - là một món đồ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của đàn ông, không kể là vương tôn công tử hay thứ hạng dân đen. Nếu có tiền thì họ sẽ được thỏa mãn.
Mọi sự vật đều có mặt trái của nó. Nếu Trung quốc có nhiều phong tục quá khắt khe thì sẽ không thể tránh khỏi việc xuất hiện những quan điểm trái ngược với nó. Có lẽ vì thế mà lầu xanh được ra đời...
nếu bạn thích cầu vồng thì hãy kiên nhẫn trước những cơn mưa
Hình đại diện của thành viên
the yun
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/01/09 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi nguyenthithuyhang » Thứ 5 12/11/09 11:28

Những ý kiến đóng góp của các bạn đều có lý và bổ sung cho nhau. và mình xin được bổ sung thêm một suy nghĩ nữa không biết các bạn có đồng tình không. Theo mình, cái quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân" xuất phát từ cái gốc du mục của văn hóa Trung Hoa, ở đó trinh tiết là một yếu tố tiên quyết để đánh giá đức hạnh của người phụ nữ. Và vấn đề kỹ nữ rất phát triển ở Trung Hoa là do bản chất đàn ông vốn thích “qua lại ” với phụ nữ mà ở Trung Hoa thì những người phụ nữ nết na rất khó tiếp xúc với đàn ông nên họ phải tìm đến các nàng kỹ nữ để mua vui. Ngay cả những người đã có gia đình vẫn tìm đến các nàng kỹ nữ bởi họ lấy vợ là để duy trì nòi giống chứ không phải vì ái tình nên họ tìm kiếm ái tình ở những nàng môi son má phấn, có kỹ năng chiều chuộng đàn ông hơn là những bà vợ suốt ngày nhăn nhó và bận rộn với bầy con nheo nhóc.
Lá rơi bên song cửa
Mưa tí tách hiên nhà
Đêm, rồi đêm, đêm nữa
Nỗi buồn nhớ mẹ cha.
RANDOM_AVATAR
nguyenthithuyhang
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 13:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Michelle Yip » Thứ 6 13/11/09 21:01

đi lang thang thí đề tài này ngồ ngộ nên em mạn phép chen lời xíu.

Theo như những gì em đúc kết lại sau khi coi 1 số phim TQ-HK, vào thời Đường (em ko rành sử TQ lắm, và cái này em cũng chỉ biết là có trong thời Đường, thời khác hem bít) thì Kỹ nữ cũng như nô tỳ, không được xem là dân thường, họ ở tầng lớp thấp hơn nôm na như tầng lớp thứ 4 (kỹ, nô-em nhớ ko lầm thì hình như gọi là tiện)
Chữ "hoàn lương" của Kỹ Nữ muh chúng ta hay nghe khi 1 Kỹ Nữ lấy chồng theo em nghĩ chính là 1 thủ tục để lấy lại giấy ... (em quên mất tên rồi, nó giống như CMND á), có nghĩa là trở lại làm 1 người "lương thiện" (dân thường).
Vậy thì câu "Nam nữ thọ thọ bất tương thân" đã không còn khi họ ký giấy bán thân hoặc lúc họ không còn giấy "CMND" (em mạn phép dùng từ này vì chưa tìm ra từ thích hợp)-trường hợp bị bắt cóc đem bán.
Người Trung Hoa lúc đó thì đặt nặng quan niệm "trọng nam khinh nữ" , cùng với luật lệ trên thì những người tầng lớp trên (bao gồm cả dân) không xem họ là người.
Hôn nhân (có lẽ là cả hệ thống pháp luật cũng khá hoàn chỉnh nhỉ) thời này khá khắc khe, tầng lớp khác nhau thì muốn cưới hỏi cũng rất khó khăn.
Đây là thông tin em lấy từ phim Kim bài băng nhân-HK. Không bít có hoàn toàn chính xác không nhưng đó giờ em xem phim TVB thì ít khi thấy thông tin sai.
Với lại có 1 điều, không phải là có tiền thì được thỏa mãn, nhiều phim đã từng đề cập, đời Thanh (từ ông nào thì em cũng ko bít lun), từ quan, quân đến vương đều không được vào lầu xanh, họ chỉ đc 5 thê 7 thiếp thui.

Hix, những điều em nói hơi lan man, ko đúng trọng tâm thì phải. Muốn bàn đúng vấn đề thì phải xem chính xác lại sử + văn hóa TQ, cái nì từ từ bổ sung sau vậy :P
RANDOM_AVATAR
Michelle Yip
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 3 04/08/09 13:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Lovevietnam_vn » Thứ 4 30/12/09 10:14

Đa số những người kĩ nữ ấy đều do hoàn cảnh gia đình nên mới gia nhập vào chốn lầu xanh, khác với các geisha của Nhật Bản, các kĩ nữ Trung Hoa luôn bị bó buộc trong chốn tù túng, lệ thuộc vào các tú bà...Nhiều người thường mong chờ một người nào đó, có thể là khách làng chơi hay người thân đến để chuộc thân cho họ, nhiều người có thể thoát khỏi lầu xanh song cũng không ít người bị chôn vùi tuổi xuân ở nơi ấy....Thật đáng buồn!!
[center]Thực tắc hư chi, hư tắc thực chi, hư thực tương sinh[/center]
[center]...¹ş†·Åģαιη....[/center]
Hình đại diện của thành viên
Lovevietnam_vn
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 6 25/09/09 12:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KĨ NỮ VÀ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi nguyenphuong » Thứ 2 19/04/10 6:00

mình có ý kiến khá gần với ý kiến của anh hiếu ,tuy nhiên "nam nữ thọ thọ bất thân" và quan niệm trinh tiết không phải chỉ là thước đo và có giá trị với con nhà quan lại mà đối với con nhà dân thường cũng có ý nghĩa không kém , như chúng ta biết xã hội Trung Quốc trọng nam khinh nữ nên chữ trinh còn quyết định cuộc đời của một người phụ nữ Trung Quốc đặc biệt đối với nhà quan .
ví dụ : khi một cô thôn nữ được gả vào nhà quan là người con gái và một người đã là đàn bà thi số phận của hai người có giống nhau không .
và dĩ nhiên câu trả lời là không .vì thế mình nghĩ quan niệm "nam nữ thọ thọ bất thân " và quan niệm trinh tiết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cả hai quan niệm này đều tồn tại cho đến ngày nay trong xã hội Trung Quốc dù mức độ khắt khe ngày càng giảm dần.
RANDOM_AVATAR
nguyenphuong
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 4 25/02/09 20:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron