VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 7 06/12/08 14:01

VĂN HÓA TRUNG HOA- VĂN HÓA RỒNG???
Do có mối quan hệ với người Việt cổ (Bách Việt) rất sùng bái vật tổ là rồng nên tộc Hán tự xưng là “long đích truyền nhân”. Vì vậy, văn hóa rồng có gốc là văn hóa Bách Việt (Phương Nam) (theo tập bài giảng của thầy Thêm). Giả thuyết khác lại cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp với vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó tạo thành con rồng. Rồng Trung Hoa có hình dáng tổng hợp của các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá.
Theo truyền thuyết rồng là một tổng hợp của nhiều động vật: đầu lạc đà, sừng nai, mắt thỏ,tai trâu, cổ rắn, bụng ếch, vẩy cá chép, móng vuốt chim ưng, lòng bàn chân cọp. Trên sống lưng của rồng có 81 vảy. Hai khóe miệng có những sợi râu dài, cằm có râu, ngậm trong miệng một hạt minh châu. Rồng thở ra mây, đôi khi thành mưa hoặc lửa. Âm thanh của rồng rít lên như tiếng giông bão. Đặc biệt là rồng biết bay. Rồng có thể cỡi mây, đạp gió, bơi lặn dưới nước, ẩn sâu đáy vực và có thể đi trên mặt đất. Rồng linh thiêng biến hóa vô chừng.
Hình tượng rồng có thể chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng của người Trung Quốc và có nguồn gốc từ rất xa xưa, biểu tượng cho sự may mắn, quyền quí, thịnh vượng. Nó đã đi sâu vào mọi ngóc ngách và có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Hoa. Mỗi khi nhắc đến văn hóa Trung Hoa là người ta lại nghĩ ngay đến văn hóa rồng. Tứ linh “Long, lân, quy, phụng” được nhắc nhiều đến trong văn hóa Trung Hoa nói riêng và các nước phương Đông nói chung.
Theo các nhà khảo cổ học thì rồng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của người Trung Quốc như một tín ngưỡng linh vật hay vật tổ từ thời nguyên thủy. Do vậy mà hình tượng rồng đã có liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học- nghệ thuật, phong tục dân gian, kiến trúc, hội họa, điêu khắc…kéo dài đến tận bây giờ ở Trung Quốc.
Mặc dù con rồng không có thực nhưng người Trung Quốc vẫn xem nó là một vật vô cùng linh thiêng và gắn bó. Hình tượng rồng có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống văn hóa của họ. Rồng cũng là một con giáp đếm tuổi. Từ thời xưa, múa rồng, múa lân đã là một tập quán không thể thiếu trong các dịp lễ hội, Tết ở Trung Quốc với ý nghĩa mang lại may mắn, sung túc, thịnh vượng.
Rồng cũng có một ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người VN. Trong 12 con giáp thì trong đó có rồng (thìn). Ở các đền chùa, rồng cũng được điêu khắc rất tĩ mĩ và đẹp mắt. Trong các công viên có qui mô lớn như Suối Tiên, Đầm Sen… rồng cũng được đặt ở những vị trí rất uy nghiêm. Theo quan niệm từ xưa, những ai được sinh ra vào năm rồng thì sẽ có số phận rất may mắn. Múa rồng, múa lân cũng rất phổ biến ở VN. Hình tượng rồng trong văn hóa VN phải chăng là sự vay mượn từ Trung Quốc ???
Trên đây là một phần lý giải vì sao khi nhắc đến văn hóa Trung Quốc, người ta lại nghĩ ngay đến văn hóa rồng. Rất mong thầy và các bạn góp ý, bổ sung để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! (Trần Thị Mỹ Duyên-vhhk8)
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 3 09/12/08 20:24

rong ko chi xuat hien trong van hoa trung hoa ma con ca o vn va ca o phuong

Ming gui chut tu lieu de cac ban tham khao ve bieu tuong con rong qua quan

niem cua nguoi phuong dong ve loai vat nay nhe


Truyền thuyết Rồng sinh 9 con.
Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng sinh được chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.

1) Bị hí là con trưởng của Rồng.



Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui.
Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...

2) Li vãn là con thứ hai của Rồng.



Còn có tên gọi là si vẫn.
Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…

3) Bồ lao là con thứ ba của Rồng.



Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

4) Bệ ngạn là con thứ tư của Rồng.



Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương.
Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

5) Thao thiết là con thứ năm của Rồng.



Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

6) Công phúc là con thứ sáu của Rồng.



Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

7) Nhai xế là con thứ bảy của Rồng.



Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

8) Toan nghê là con thứ tám của Rồng.





Còn có tên gọi khác là kim nghê.
Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

9) Tiêu đồ là con thứ chín của Rồng.



Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

1) Tù ngưu.



Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...

2) Trào phong.



Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu ( gần giống với li vãn ).

3) Phụ hí.



Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 3 09/12/08 20:44

rất cảm ơn bạn vì đã cung cấp thêm thông tin về rồng. Rồng chính là biểu tượng văn hoá của không chỉ Trung Quốc mà còn cho cả phuong Dong. Do vạy nguoi ta tưởng tượng ra nhiều chi tiết rất tĩ mĩ về loài rồng bạn nhi? Nhung theo minh có thể văn hoá rồng bắt nguồn từ TQ và lan ra các nước khác. Bạn có nghĩ vậy không?
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 5 11/12/08 19:03

Tui cũng nghĩ như các bạn, rồng không chỉ tồn tại trong tư duy của người Trung Quốc,mà nó còn hiện diện ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở phương đông - những quốc gia có nền văn minh nông nghiệp.

Không chỉ được dùng làm hình tượng để biểu thị cho quyền uy của các triều đại phong kiến, rồng còn là một trong những hình tượng để các nhà điêu khắc chạm trỗ ở các đền đài, cung điện, đền thờ, miếu mạo, thậm chí nhà ở của các tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Rồng được xếp hàng đầu trong tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng được người đời sùng bái.

Tại Việt Nam của chúng ta, không cần phải đến các đền đài, lăng tẩm của các vị vua chúa; các bạn cũng có thể bắt gặp bong dáng của rồng được chạm khắc tại các nhà ở được xây dựng vào các thế kỷ trước. Hoặc giả, vào các khu hội chợ triển lãm hoa kiểng, thì ta có thể thấy rồng được tạo dáng từ các loài cây kiểng, bonsai….Xem cac tuồng tích cải lương có nội dung lien quan đến triều đai phong kiến, ta sẽ thấy rồng được thêu may trên áo của nghệ sĩ đóng vai vua và rất nhiều, rất nhiều hình tuợng rồng ở các lãnh vực khác nữa.

Nếu ở lãnh vực tạo hình, chúng ta bắt gặp dáng rồng một cách dễ dàng, thì ở lãnh vực ngôn ngữ, từ rồng cũng được nhắc đến rất nhìều lần, và ở đây cho ta nhận thức nó vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa: từ Hán Việt. Có thể liệt kê một số từ như sau:
- long bào: áo của vua
- long ngai: ghế //
- long tu: râu //
- long thai: hài nhi còn trong bụng mẹ (có thể là hoàng hậu, thứ phi, cung nữ, dân nữ bình thường; miễn tác giả là vua)
- long nhi: danh xưng vua hoặc hoàng hậu dành goi con mình
- long hài: giày của vua
- long sàng: giường vua ngủ
- long đai:dây thắt lưng của vua
- long xa: xe để chở vua đi
- long ân: ơn của vua ban thưởng cho ai đó
- long nhãn: mắt củavua…..

Dân gian có một số từ vui để chỉ chữ long. Thí dụ:
+ long sền: nghĩa là lên sòng, ám chỉ vua đánh bài
+ long mắc:lắc mông, ám chỉ vua đang nhảy đầm

Còn nhiều thứ long lắm. Nào ta cùng tìm cho phong phú thêm nhé!
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 5 11/12/08 19:54

rất cảm ơn chị Hằng đã bổ sung cho đề tài của e thêm đầy đủ. Em quên mất trong ngôn ngữ lại có quá nhiều từ long (rồng) đến vậy. Nhưng nhìn chung long (rồng) thường diễn tả những điều rất cao sang, quyền quí phải không?
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi nguyenthithuyhang » Thứ 3 16/12/08 1:05

Mình nhớ có tài liệu cho rằng Rồng có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Vì theo nhiều nhiều nghiên cứu cho rằng Rồng là con vật được tưởng tượng hóa từ con cá sấu sống ở các đầm lầy.
Mình cũng được biết là trong văn hóa phương Tây cũng có xuất hiện hình ảnh con Rồng. Tuy nhiên, nếu như ở các nước Phương Đông xem Rồng là con vật thiêng và tôn thờ nó thì ở các phương Tây Rồng được xem là quái vật cần tiêu diệt.
Lá rơi bên song cửa
Mưa tí tách hiên nhà
Đêm, rồi đêm, đêm nữa
Nỗi buồn nhớ mẹ cha.
RANDOM_AVATAR
nguyenthithuyhang
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 13:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ TRUNG HOA- VĂN HOÁ RỒNG???

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 4 21/01/09 9:32

e cung dong y voi y kiến của chị, có nhiều tài liệu khẳng định rồng có nguồn gốc ở Đông Nam Á- nơi có nền văn hoá gốc nông nghiệp, tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau thì sự hình thanh của rồng lại không giống nhau. Chi có thể cho e vài dẫn chứng ở Phương Tây, rồng là quái vật bị tiêu diệt được không chị? em cảm ơn chị nhiều.
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách

cron