So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 7 06/12/08 21:15

Trung Hoa là 1 trong 5 nền văn minh nhân loại phát triển sớm nhất. Chính tại nơi đây, ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những triết gia mà ảnh hưởng của các tư tưởng ấy vẫn còn in đậm trong văn hóa của Trung Hoa và một số nước lân cận cho đến tận hôm nay - thế kỷ XXI.

Trung Hoa có rất nhiều tôn giáo bản địa và cả tôn giáo được du nhập từ bên ngoài vào. Hôm nay, trên cơ sở so sánh của GS. Trần Ngọc Thêm, tôi xin liệt kê một số điểm giống nhau cũng như những khác biệt của 4 tôn giáo: Nho, Đạo, Pháp, Phật đã từng hình thành (hoặc du nhập có cải biến) và phát triển rực rỡ ở đây. Có những giai đoạn, các tôn giáo này thay phiên nhau được nhìn nhận như là quốc giáo; điều này chứng tỏ tôn giáo đóng vai trò đặc biệt quan trong trong đời sống tinh thần cũng như góp phần ổn định xã hội Trung Hoa.

Mong được cùng các bạn trao đổi về đề tài này để làm sáng tỏ vấn đề. Thân ái

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 3 09/12/08 22:05

Chị Hằng ơi, bảng so sánh của chị sao đẹp quá vậy. Nhìn thật hấp dẫn
Chị có thể giải thích giúp em một số vấn đề không.

1. Về tiêu chí 2 - giới: Sao Nho, Pháp, Đạo là nam còn Phật là nam + nữ.

2. Về mục tiêu thứ 7: Đạo có mục tiêu là gì vậy chị.

Em xin góp ý thêm:

1. Về tiêu chí 5, em nghĩ tất cả tôn giáo này bắt nguồn từ sự quan tâm đến con người và muốn giải quyết các vấn đề về con người cả (dĩ nhiên trong đó Pháp và Nho quan tâm con người tập thể còn Đạo và Phật quan tâm con người cá thể hơn). Tuy nhiên trong qúa trình phát triển thì mỗi tôn giáo có những xu hướng khác nhau (đúng theo như chị trình bày). Vậy thì ở đây mình xét từ đầu hay xét giai đoạn phát triển của nó.

2. Về tiêu chí 7, em nghĩ Nho và Pháp đều có chung mục tiêu là cai trị cả chỉ khác nhau về phương pháp cai trị thôi. Nho - mềm và Pháp - cứng.

Nhiều tiêu chí chị đưa ra lạ và lý thú lắm.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 5 11/12/08 18:21

Chào Hữu Nghị. Cám ơn Nghị đã có lời khen. Còn tại sao lại đẹp thế thì biết rùi mà còn hỏi chi dzậy? Giữ bí mật nhà binh chút xíu nên không nói ra đâu (vì ai cũng biết hết rồi).

Về tiêu chí 2, em có hỏi sao Nho, Đạo, Pháp chỉ là nam; còn Phật lại là nữ. Chị giải thích như thế này: bởi vì xã hội Trung Hoa cổ xưa quan niệm “khuê môn bất xuất”, cho nên nữ giới không được ra ngoài học hành, giao dịch gì cả. Họ chỉ biết trong nhà học thêu thùa may vá làm những công việc gia đình; nếu là tú nữ khuê các con của gia đình quan lại quyền quý, thì được cha mẹ mời thầy về nhà làm gia sư, thế nên mới có câu chuyện Chúc Anh Đài giả trai đi học, hay trường hợp Hoa Mộc Lan giả trai đi tùng chinh, …). Nói chung, nữ giới bị thiệt thòi rất nhiều trong mọi lãnh vực, thì làm sao có điều kiện để gia nhập vào giới nho sĩ (đến trường học Tứ thư, Ngũ kinh – nếu có chỉ học tại nhà mà thôi), đạo sĩ (lên rừng hái thuốc để luyện tập than thể, tìm cách luyện thuốc? Nên nhớ, phụ nữ Trung Quốc có tục bó chân và chân càng nhỏ càng được xem là quý phái, sang trong thậm chí rất sex nếu để ai thấy gót chân cho nên không có việc trèo đèo, lội suối lên rừng). Mặt khác, họ không được học hành đến nơi đến chốn thì làm sao có thể ứng thí để đậu khoa bảng có cơ hội làm quan? Thì lấy gì co1 điều kiện để giở pháp ra trị người. Căn cứ vào những điều này, chị đưa ra tiêu chí so sánh là Nho, Đạo, Pháp có giới tính là Nam. Tức có nghĩa là nam giới là lực lượng tham gia chủ yếu, nếu có nữ thì rất rất rất ít, và thường là lén lút, không đại trà. Còn Phật giáo thì người ta có thể tu tại gia không nhất thiết phải vào chùa mà có thể lập am tại nhà; chính vì vậy, nữ giới tham gia thoải mái thậm chí họ có thể đến chùa làm công quả công khai chẳng những bị cấm đoán mà còn được dư luận xã hội ủng hộ. Cho nên ở tiêu chí này, với Phật giáo chị cho rằng cả Nam và Nữ đều thích hợp.

Chị xin lỗi đã viết tắt ở tiêu chí 7, mục tiêu của Đạo là rèn luyện thân thể cường tráng, khỏe mạnh (nên mới có cái vụ luyện linh đan để tìm ra thuốc trường sinh bất lão mà chúng ta cảm nhận được qua tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân). Chị cũng cám ơn em đã nhắc cho chị nhớ rằng giữa Pháp và Nho tuy có cùng mục tiêu cai trị xã hội, nhưng cũng có điểm khác nhau là Nho – nhu, Pháp – cứng. Thống nhất.

Ở tiêu chí 5, Nghị cho rằng: tất cả tôn giáo này bắt nguồn từ sự quan tâm đến con người và muốn giải quyết các vấn đề về con người cả (dĩ nhiên trong đó Pháp và Nho quan tâm con người tập thể còn Đạo và Phật quan tâm con người cá thể hơn). Tuy nhiên trong qúa trình phát triển thì mỗi tôn giáo có những xu hướng khác nhau (đúng theo như chị trình bày). Vậy thì ở đây mình xét từ đầu hay xét giai đoạn phát triển của nó. Theo chị, thì chị căn cứ vào mục tiêu hướng tới của các tư tưởng này nên mới đưa ra tiêu chí quan tâm (theo chị là hàng đầu) của các tư tưởng trên. Như vậy, có thể nói là mình xét từ đầu hay xét theo các giai đoạn phát triển của nó thì cũng phù hợp cả. Nghị và các bạn khác nghĩ sao? Xin cho biết chính kiến ? Mong.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 5 11/12/08 20:06

bảng so sánh của chị khá chi tiết. Nhưng e có điều thắc mắc, vậy 4 đạo nói trên có điểm gì chung không hả chị? Theo em, cả 4 đạo trên đều hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Tuy nhiên, đường đi của mỗi đạo thì khác nhau. Mỗi hướng đi cũng lại có những ưu nhược khác nhau phải không chị?
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 5 11/12/08 20:16

myduyen đã viết:Theo em, cả 4 đạo trên đều hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Tuy nhiên, đường đi của mỗi đạo thì khác nhau


Đúng như myduyen nói, 4 tư tưởng đều hướng tới cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc nhưng như thế nào là "cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc"? Mỗi trường phái tư tưởng lại có 1 quan niệm riêng:

- Nho, Pháp: cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc là xã hội có tôn ti, trật tự, ổn định
- Đạo: cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc là khi con người khỏe mạnh, trường sinh
- Phật: cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc là khi con người không tham, sân, si, không vướng vào "bể khổ"
:lol:
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi redseaviet » Thứ 5 18/12/08 21:29

Tôi tán thành với ý kiến của các bạn. Tôi xin bổ sung 1 số ý kiến như sau:
* Điểm giống nhau của 4 tôn giáo:
- Về tính Đạo: giống như các bạn đã viết ở trên. 4 tôn giáo này đều chú trọng đến tinh thần, văn hoá nhận thức, quan tâm đến Con người, Đạo học.
- Về tính ảnh hưởng: Nho - Đạo - Pháp - Phật xuất hiện với thời gian khác nhau, nhưng đều có ảnh hưởng sâu sắc với nền văn hoá Trung Hoa, thậm chí, 4 tôn giáo này trở thành "triết học Trung Quốc" nói riêng và "triết học phương Đông" nói chung. Bên cạnh đó, tư tưởng, triết lý của 4 tôn giáo này xuất hiện trong các lĩnh vực khác như y học, mỹ thuật, nghệ thuật, văn học, v.v.. Sức ảnh hưởng của 4 tôn giáo này cũng lan tới các nước lân cận như Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan,v.v..
- Hiện nay, hệ tư tưởng của 4 tôn giáo này vẫn tồn tại vả ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc ngày nay.
* Điểm khác nhau
- Nho gia thiên về nhân trị, cho rằng tư cách (đạo đức, tài năng) của người cầm quyền quan trọng nhất; vua phải yêu dân, giáo hóa dân, can thiệp vừa phải vào đời sống của dân . Hai nguyên tắc trị dân, theo Khổng Tử, là “phú, giáo”: làm cho dân giàu và dạy dân. Hoàn cảnh ra ơời Nho gia là khi chế độ phong kiến đã suy, các nước chư hầu tranh giành nhau đất đai, để làm bá chủ. Nhưng vì Trung Hoa chưa có sắt, khí giới thô sơ, chiến thuật lạc hậu, vẫn dùng chiến xa, chưa có kị binh; dù một nước thắng được một hai nước khác thì cũng không đủ binh để chiếm, đủ quan lại để cai trị, nên chưa nước nào có thể thôn tính hết các nước khác mà thống nhất Trung Quốc, lập chế độ quân chủ chuyên chế. Ở vào thời đó, muốn trừ loạn, Khổng Tử cũng như Mặc Tử chỉ có mỗi một giải pháp là duy tân chế độ phong kiến do Chu Công đã qui định, mà cải thiện nó thôi.
- Pháp gia thiên về pháp trị, hướng tới mục đích phục vụ cho giai cấp thống trị. Trái với Nho gia, không cần lựa người hiền để trị dân, nhà cầm quyền không cần có tư cách, hễ pháp luật nghiêm khắc, thưởng phạt công bằng thì một người không có tài đức cũng có thể trị nước được; phe này cũng có thể gọi là cực hữu vi, rất chuyên chế, can thiệp vào mỗi hành động của dân. Thành phần xuất thân của các nhà Pháp gia hầu hết là ở trong những công tộc đã mất đất, mất quyền, có học, có kinh nghiệm về chính trị và thường làm quân sư hoặc tướng quốc các nước chư hầu (trừ Thận Đáo). Do đó, họ có tinh thần thực tế, hiểu bản tính người là hiếu lợi, sợ đau đớn. Muốn cho xã hội khỏi loạn thì phải đánh vào hai nhược điểm đó của dân, thưởng phạt cho nghiêm minh.
- Lão gia: Lão Tử và một số ẩn gia thấy xã hội loạn li quá không thể cứu được, sinh ra bi quan, chỉ muốn “độc thiện kì thân” (giữ cho riêng thân mình được trong sạch), không tham dự việc đời. Ông là người khởi xướng vũ trụ luận ở Trung Hoa, nên địa vị của ông rất quan trọng. Khổng và Mặc đều tin trời, Lão thì cho rằng trước khi có trời đất còn có cái gì nữa, cái đó mới thật là nguyên thủy của vạn vật. Từ vũ trụ quan mới mẻ đó ông tạo nên một nhân sinh quan độc đáo. Chúng ta đều từ Đạo, tức từ thiên nhiên sinh ra, rồi chết lại trở về Đạo, thì nên sống theo thiên nhiên. Sống theo thiên nhiên là phản phác, trở về chất phác. Về chính trị, ông cũng chủ trương vô vi, chống Khổng, Mặc. Theo ông, càng hữu vi, tức càng can thiệp vào việc dân bao nhiêu thì càng tai hại bấy nhiêu. Bỏ nhân, nghĩa, trí đi, cứ theo luật tự nhiên mà hành động, làm cho dân no bụng, ấm thân là đủ rồi.
- Phật giáo: Đạo Phật là một tôn giáo ngoại lai từ Ấn Độ truyền sang. Đạo Phật ở Trung Quốc lúc thịnh lúc suy. Thông thường, các vị vua khai quốc thường quan tâm đến Phật giáo, nhưng đến các vị vua cuối cùng phần nhiều là hôn quân vô đạo, nên phá huỷ Phật giáo. Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và nước nhà mới thịnh trị.
REDSEA - HONG HAI - CAO HOC KHOA 2006
RANDOM_AVATAR
redseaviet
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 19:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh 4 tôn giáo Nho - Đạo - Pháp - Phật

Gửi bàigửi bởi midori » Thứ 6 09/01/09 11:14

xin góp vài lời:
- tôn giáo nào cũng vì con người, vì cuộc sống, hướng đến chân thiện mỹ.
- tuy nhiên các thể hiện ở mỗi tôn giáo có khác nhau; ví dụ đạo phật thiên về tâm linh, cứu khổ cứu nạn, đạo giáo thì chăm lo sức khoẻ con người (thiền), còn nho giáo thì dạy con người tu thân để thành người quân tử mà quản lý xã hội, pháp gia thì cứng rắn, luật pháp
- mỗi tôn giáo có ưu điểm, nhược điểm riêng, không có tôn giáo nào là hoàn thiện. chính vì vậy khi cai trị, quản lý đất nước thì tuỳ theo mục đích, đường lối, chính sách của mỗi triều đại mà vua-triều đình lựa chọn tôn giáo để phục vụ việc quản lý.
RANDOM_AVATAR
midori
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 17:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách

cron