Triệu Đà và nước Nam Việt thuộc toạ độ văn hoá Trung Hoa?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Triệu Đà và nước Nam Việt thuộc toạ độ văn hoá Trung Hoa?

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 7 06/12/08 22:15

Trong BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO Nguyễn Trãi có viết:
"Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập;
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.”
(Thơ văn Nguyễn Trãi, NXB Văn Học, H., 1980).
Nhưng Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã lấy theo bản dịch của Bùi Kỷ:
"Từ Đinh, , Lý, Trần gây nền độc lập;
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.”
(Dương Quảng Hàm, Viêt Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục XB, Sàigòn, 1960).
Chúng ta đang học văn hoá Trung Hoa, thiết tưởng việc tìm hiểu một số chi tiết về toạ độ văn hoá là cần thiết.
Xin các bạn cùng mình trao đổi nhé!
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Triệu Đà và nước Nam Việt thuộc toạ độ văn hoá Trung Hoa?

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 6 09/01/09 9:13

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) [Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 1993, 4 tập, NXB Khoa Học Xã Hội, H.] xem nhà Triệu là một vương triều chính thống trong lịch sử Việt Nam. Theo nguồn sử liệu này, Vũ Vương (Triệu Đà) là người rất chí khí: “Tôi lấy làm giận không được nổi dậy ở nước Tàu, biết đâu chẳng bằng nhà Hán?” (Vũ Vương trả lời Lục Giả, sứ nhà Hán), [ĐVSKTT, T.1, tr.142]. Còn theo Việt Nam Sử Lược (VNSL) [Trần Trọng Kim 1971: Việt Nam Sử Lược.- 2 tập, Trung Tâm Học Liệu XB, Sài Gòn] thì Triệu Đà “có ý không muốn phục nhà Hán” [Trần Trọng Kim 1971, T.1, tr.30], chứ không phải là một kẻ đô hộ Âu Lạc tàn ác như nhà Hán sẽ làm sau này.
Vì vậy, nhà Triệu do Triệu Đà lập ra đáng được xem là một vương triều chính thức trong quốc sử. Cứ theo thái độ khinh mạn của Triệu Đà trước mặt Lục Giả, sứ nhà Hán, cùng với việc vứt bỏ phù hiệu, sắc phong của nhà Hán ở ngoài cửa ải để thành lập nước Nam Việt bao gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây và luôn đất Âu Lạc, tạo bề thế ngang với giang sơn nhà Hán và xưng vương, đủ thấy Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) không phải là tay sai của nhà Hán đi đô hộ đất Âu Lạc. Vả lại, lúc bấy giờ ranh giới giữa các bộ tộc chưa được phân chia rạch ròi cố định và việc lấn chiếm giữa các bộ tộc diễn ra rất thường xuyên, nên việc Triệu Đà đánh chiếm đất Thục Phán cũng nằm trong quy luật tiến hoá lịch sử đó. Như việc Thục Phán “thôn tính” [chữ dùng của ĐVSKTT, T.1, tr.135] nước Văn Lang rồi đổi thành Âu Lạc như thế nào, thì Triệu Đà đánh chiếm Âu lạc lập ra nước Nam Việt – làm vua Bách Việt phương nam, sánh ngang với nhà Hán – cũng nằm trong bối cảnh lịch sử như vậy. Còn việc dâng đất Nam Việt là do Cù Thị, “mụ gián điệp” được nhà Hán cài vào mối tình của Anh Tề (Triệu Minh Vương) để sinh ra con bài Triệu Hưng. Thế là khi Triệu Hưng lên ngôi (Triệu Ai Vương), thì Cù Thị nghiễm nhiên làm thái hậu. Vì vua còn nhỏ, nên thái hậu nắm quyền nhiếp chính. Lúc này, Cù Thị hiện nguyên hình là tên “gián điệp” của nhà Hán. Thị tìm cách giết thừa tướng Lữ Gia để thao túng triều đình, chuẩn bị đưa đất Nam Việt đặt dưới quyền cai trị của nhà Hán. Biết âm mưu này, Lữ Gia đã sai giết Cù Thị, Triệu Hưng và phát động khởi nghĩa. Nhưng do thế giặc quá mạnh, mưu sự của Lữ Gia đã không thành. Sau khi giết Lữ Gia, nhà Hán đặt ách đô hộ lên toàn cõi Nam Việt. Nhưng tàn dư của họ Triệu, sau Lữ Gia, vẫn tiếp tục gầy dựng cơ sở kháng chiến khắp miền Cửu Chân (Thanh Nghệ Tỉnh) đến đèo Ngang. Lịch sử gọi họ là quân Nam Triệu… [VNSL, T.1, tr.33; Bùi Văn Nguyên 1993: Việt Nam Thần Thoại và Truyền Thuyết, tr. 262-266].
Vấn đề bản dịch: Có nhiều bản dịch khác nhau về cái nhìn đối với nhà Triệu. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu [Dương Quảng Hàm 1960: Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục XB, Sài Gòn] đã lấy theo bản dịch của Bùi Kỷ, không xem nhà Triệu là vương triều chính thức của lịch sử nước ta, nên thay thế nhà Triệu bằng nhà Tiền Lê: "Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Về việc này, Bùi Văn Nguyên phê phán như sau: "Những kẻ chẳng hiểu gì văn, gì sử, lại chỉnh lý văn Nguyễn Trãi, dám bỏ Triệu mà thay Tiền Lê vào, làm cho câu văn trở nên vô nghĩa và khập khểnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật. Phải Triệu mới ngang với Hán, Đinh mới ngang với Đường chứ?... và mới có sự sóng đôi trong văn tứ lục" [Bùi Văn Nguyên 1993, tr.273].
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Triệu Đà và nước Nam Việt thuộc toạ độ văn hoá Trung Hoa?

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 2 02/02/09 21:33

Có lẽ vì những lý do đó, đa số sử gia thời phong kiến đều đồng quan điểm công nhận tính quốc sử của nhà Triệu. Sử gia Lê Văn Hưu nói: "Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là 'lão phu', mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy” (ĐVSKTT, T.1, Tr.146). Còn sử thần Ngô Sĩ Liên thì nói: "Truyện Trung Dung có câu: Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu. Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao” (Sđd, Tr.147). Trong đền thờ Triệu Đà ở Đồng Xâm (Thái Bình), ngoài bức hoành phi “Nam bang thỉ đế” (vua xưng đế đầu tiên của nước Nam), còn có câu đối của Nguyễn Công Trứ ca ngợi khí tiết anh hùng của nhà vua:
Một thời gươm ngựa khinh Lưu, Hạng;
Tự đó non sông tách Bắc Nam.

Sau này, trong bài diễn ca “Lịch Sử Nước Ta”, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) cũng công nhận truyền thống lịch sử trên:
An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Triệu Đà là vị hiền quân,
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời…

Như vậy, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí nhà Triệu trong quốc sử, nhưng quan điểm của nguyễn Trãi vẫn được coi là chính thống:
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến33 khách

cron