So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi HenTu » Chủ nhật 07/12/08 15:24

Mở đầu tác phẩm Lịch sử văn minh Trung Quốc, Will Durant trích dẫn Diderot nói về Trung Hoa như sau:
"Mọi người đều công nhận rằng dân tộc ấy văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở châu Á: Lịch sử họ cổ hơn, tinh thần, nghệ thuật tiến bộ hơn, họ minh triết hơn, thích triết lý, chính trị của họ hoàn hảo hơn"… [Will Durant 1992, Lịch sử văn minh Trung Quốc, Đại học sư phạm Tp.HCM]
Để hiểu hơn một chút về nền văn hoá vĩ đại này, chúng tôi xin lập bảng so sánh các trường phái tư tưởng Trung Hoa với nhau, mong các bạn cùng chia sẻ đóng góp.
Xin cám ơn!
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 2 08/12/08 9:34

Bảng so sánh của anh thật thú vị. Vấn đề thầy đặt ra đã rõ ràng phần nào rồi. Nhưng em có một số điểm còn hơi phân vân:

1.Ở tiêu chí 5 - nội dung: thì lần lượt là CAI TRỊ - VÔ VI - TỪ BI, em nghĩ chưa tương thích với nhau lắm. Hình như ý a muốn nói tư tưởng chính, nổi bật, chủ yếu của từng trường phái. Nhưng nếu a đưa ra như thế em thấy CAI TRỊ - chung chung quá, còn VÔ VI - TỪ BI thì lại cụ thể.

2. Ở tiêu chí 6 -tính chất: Phật - hòa hợp thiên nhiên + chế độ chính trị, e chưa hiểu rõ lắm, anh giải thích thêm dùm e được k? :P

3. Ở tiêu chí 9 - tính phân ngành: e nghĩ nếu mình đặt tên là "sự phân hóa" hay "khả năng phân hóa" thì thế nào nhỉ? :mrgreen:

4. Ở tiêu chí 10 - mẫu người lí tưởng: sao quan lại là mẫu người lí tưởng trong Pháp gia hả a? (có phải ý anh quan lại thì mới dùng "pháp" được hehe)

Hentu úi ùi ui, giải thích tiếp e với :roll:
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 2 08/12/08 17:45

Minh va ban co cung chung y tuong la lap bang so sanh tu tuong co nhan Trung Hoa, nhung tui nghi chac la ban co su nham lan gi do o tieu chi thu 3 - nguoi sang lap:Han Phi Tu la ten cua tac pham, con nguoi sang lap ten la Han Phi (xem lai Van hoa phuong Dong cua GS.TS. Mai Ngoc Chu)

Con cac tieu chi khac minh cung con dang suy nghi day.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 2 08/12/08 21:35

Chị Hằng ơi, Hàn Phi là tên thật của Hàn Phi tử đó chị. Các nhân vật nổi tiếng thời đó thường toàn thêm chữ Tử phía sau tên không hà: Tuân Tư tên thật là Tuân Khanh, Manh Tử tên thật là Mạnh Kha, Trang Tử tên thật là Trang Chu...Em cũng chưa tìm hiểu là tại sao lại như vậy nữa. Không biết nó có liên quan đến chuyện phong tước (Đế, Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam) thời đó hay không hay chỉ đơn thuần chỉ là chữ đệm phía sau tên. Nếu có ai biết, giải thích cho mình biết với.
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 09/12/08 9:40

Mọi người đã lập bảng so sánh rất nhiều nên em nghĩ k nên lập thêm bảng nữa, sẽ bị trùng lắp tùm lum, em chỉ xin nêu thêm một ý nhỏ:

- có thể thấy sự khác biệt tiêu biểu của của 4 tư tưởng này là trong khi Nho – Pháp – Đạo chỉ mới dừng lại ở dạng học thuyết và có mầm mống ban đầu cho sự xuất hiện của một tôn giáo (nhưng chưa trở thành tôn giáo hoàn chỉnh thì đã lụi tàn) - thì Phật giáo trải qua thời gian hình thành và phát triển đã trở thành một tôn giáo thực sự, với đầy đủ những tính chất của nó: kinh sách, giáo luật, tín đồ, cơ sở tôn giáo (chùa), tổ chức tôn giáo...
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi lu anh thu » Thứ 3 09/12/08 14:53

Le Phuong Thao đã viết:Nho – Pháp – Đạo chỉ mới dừng lại ở dạng học thuyết và có mầm mống ban đầu cho sự xuất hiện của một tôn giáo (nhưng chưa trở thành tôn giáo hoàn chỉnh thì đã lụi tàn)


Mình hơi phân vân ở điều này. Phải chăng Nho - Pháp - Đạo bây giờ đã tàn lụi? Theo mình nghĩ thì đúng hơn là mức độ ảnh hưởng, phạm vi ảnh hưởng của chúng ngày nay có thể trong nhiều trường hợp không mạnh, không sâu rộng bằng Phật giáo.
RANDOM_AVATAR
lu anh thu
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 21/11/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 3 09/12/08 15:25

Do em viết k rõ ý nên gây ra hiểu lầm. Ý em ở đây là Nho - Pháp - Đạo do k hội tụ những yếu tố cần thiết nên chúng đã k thể phát triển thành 1 tôn giáo hoàn chỉnh như Phật giáo, chúng tồn tại chỉ như những dòng tư tưởng, triết lý mà thôi

Còn những ảnh hưởng của Nho - Pháp - Đạo thì tất nhiên vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ

- Pháp gia được áp dụng để xây dựng một hệ thống pháp luật vững mạnh quản lý đất nước hiệu quả...
- Nho gia giáo dục con người lối sống đạo đức, nhân nghĩa...
- Đạo gia thì cũng hướng con người đến một lối sống vô vi, bớt tranh giành, bên cạnh đó còn rèn luyện sức khỏe...
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 3 09/12/08 17:24

Cảm ơn tất cả các bạn đã nhiệt tình tham gia topic của mình và xin lần lượt cố gắng trả lời các bạn nhé!
Cám ơn lu anh thu nhiều nhiều nhé!
Em góp ý rõ ràng và sắc bén lắm! Đúng như cô giáo của chúng ta nói: phụ nữ Việt Nam hơn hẳn phụ nữ Hàn Quốc.
Theo những gì hiểu biết được, anh giải đáp như sau:
1. Đúng như em nói: tiêu chí 5 muốn đề cập đến tư tưởng chính của mỗi trường phái, nhưng khả năng diễn tả kém nên mới gây ra mây mù như vậy đó (em giúp anh phần này nhé).
2. Tiêu chí 6: Phật - hòa hợp thiên nhiên + chế độ chính trị, nghĩa là so với Đạo, Phật “nhập thế” chính trị hơn.
3. Tiêu chí 9: đề nghị của em hay lắm, chúng ta có thể hợp tác được đó!
4. Tiêu chí 10: có thể dùng từ “pháp quan” (“vai trò của quan lại trong tư tưởng Pháp gia”: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_gia)
Các thắc mắc của em làm anh nát óc.
Cho phép anh “ca” 1 phút nhé:
“Ví Thư đổi phận làm trai được, giúp đỡ bạn bè há bấy nhiêu”.
Cám ơn và mong tiếp tục nhận đóng góp.
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 3 09/12/08 21:14

Cám ơn TOTO nhiều lắm! Em đã trả lời ý kiến của chị Hằng giùm anh rồi đó.
Trước khi mình tìm ra câu trả lời thì TOTO đã giúp mình rồi. Đúng là em có kiến thức... gấp đôi anh (TOTO = 2 tô)???...
Còn về ý nghĩa chữ “tử” thì anh tìm hoài mà không thấy.
Trong sách Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, 2 tập chia thành 2 phần: Tập 1 = Thời đại tử học, Tập 2 = Thời đại kinh học có nói một chút xíu. Đại khái Tác giả nói các học thuyết cổ đại TQ nằm trong cái mà xưa gọi là “Tử học” (cái học chư tử), cho nên trong triết học sử TQ, thời thượng cổ có thể gọi là thời đại Tử học [Phùng Hữu Lan 2006.- Lịch sử triết học Trung Quốc, NXB KHXH, T.1, tr.63] Có lẽ mỗi một hệ thống tư tưởng có một đại biểu cho hoặc người sáng lập đại diện, người = tử?
Còn thầy Trần Ngọc Thêm 2006.- Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tp.HCM, tr.477.479: Khổng Tử (= thày Khổng), Quân tử (quân = cai trị, quân tử nghĩa gốc là “người cai trị”)
Nói chung thì chưa tìm được một định nghĩa nào ưng ý,
đành gởi vào đây một định nghĩa vui vậy:
Chết trong chùa gọi là... Tự tử
Nhà sư chết là... Sư tử
Chồng chết thì gọi là... Phu tử
Vợ chết gọi là... Thê tử
Đàn ông chết gọi là... Nam tử
Khỉ chết gọi là... (Khỉ) đột tử
Học trò chết là... Sĩ tử
Cha chết gọi là... Phụ tử
Mẹ chết gọi là... Mẫu tử
Em chết gọi là... Đệ tử
Bao Công chết thì gọi là... Bao tử
Quân lính chết gọi là... Quân tử
Em bé chết thì gọi là... Đồng tử
Chết vì già gọi là... Thọ tử
Vua chết gọi là... Hoàng tử
Điện giật mà chết gọi là... Điện tử
Bị chấy rận cắn chết gọi là... Chí tử
Phụ nữ chết thì gọi là... Nữ tử
Bị đánh bầm dập mà chết gọi là... Nhừ tử
Chết một cách lãng xẹt gọi là... Lãng tử
Chết trong khi thái đồ ăn gọi là... Thái tử
Bị bỏ cho chết rét ngoài đường là... Hàn Mặc Tử
(sưu tầm)
[anh cũng thuộc vào hạng... “tử” nữa đó: Hèn Tử :lol: )

Rất cám ơn chị lehang đã đặt vấn đề!
Em không biết GS.TS. Mai Ngoc Chu viết về Hàn Phi Tử ở trang nào, nhưng theo tài liệu “Văn hoá Trung Hoa và ảnh hưởng của nó” của thầy Trần Ngọc Thêm mà chúng ta đang học, Hàn Phi Tử (280-233) là một nhân vật.
Sách Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan nói Hàn Phi Tử là một “nhà văn có tài, tác giả một trứ tác lớn gồm 55 thiên mang tên ông” [Phùng Hữu Lan 1999.- Đại cương triết học sử Trung Quốc, NBX Thanh Niên, tr.165]
Trang Web http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_Phi_T%E1%BB%AD nói Hàn Phi Tử cũng được lấy để đặt tên cho một tác phẩm.
Chúc vui và mong nhận thêm nhiều góp ý!
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: So sánh các tư tưởng Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 3 09/12/08 21:28

HenTu oi cho em góp vài ý nhé.
Như Anh Thư nhận xét, bảng so sánh của anh thật thú vị, cho thấy được sự bao quát rộng và tường tận vấn đề nhưng có vài điểm em xin trao đổi thêm.
Trong tiêu chí 2 : Anh phân chủ thể sáng tạo là nội địa và ngoại lai em nghĩ là chưa chính xác vì nội địa và ngọai lai không thể là chủ thể sáng tạo được mà nó dùng để chỉ về không gian nên phần này em đề nghị anh chỉnh lại phần tiêu chí là không gian sáng tạo. Nếu có không gian sáng tạo thì anh cũng nên bổ sung thời gian sáng tạo cho rõ vấn đề hơn. Còn chủ thể sáng tạo thì Pháp, Nho, Đạo do người trung Hoa hay người bản địa và Phật do người Ấn Độ hay người ngoại quốc.
Anh nghĩ thế nào ?
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách