CẤM KỴ TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

CẤM KỴ TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Nhung » Thứ 6 09/01/09 10:00

[justify]Cấm kỵ là những hành vi bị cấm, phá hoại cấm kỵ tất nhiên sẽ bị trả giá. Cấm kỵ là một quan niệm thuộc phong tục tập quán, được xây dựng trên cơ sở của cộng đồng xã hội.

1. Nguồn gốc và sự ra đời của cấm kỵ
Cấm kỵ ra đời từ xã hội nguyên thủy, khi mà năng lực tư duy của con người còn thấp. Mặc dù vậy cấm kỵ không biến mất khi năng lực và trí tuệ của con người càng ngày càng được nâng cao, và cấm kỵ vẫn tiếp tục phát triển. Có thể nói, chỗ nào có con người, chỗ ấy có cấm kỵ.
Cấm kỵ ra đời sớm nhất vào thời mông muội của loài người, tức là khi nhân loại chưa có một ngôn ngữ rõ ràng, chưa thể mượn ngôn ngữ để tư duy.
Những ghi chép trong văn tự Trung Hoa cho thấy những chứng cứ trực tiếp về hiện tượng cấm kỵ từ trong tản văn thời Chiến Quốc, dân ca thời Xuân Thu, giáp cốt văn trước sau thời Thương. Trong sách Lễ ký - một điển tịch về lễ tục của các triều đại từ Hán về trước – đã có ghi lại việc này. Thiên tăng tử lập sự trong sách Đại đới lễ ký viết: “Người quân tử khi vào nước khác, không hỏi những điều nước người ta kiêng, không phạm những điều nước người ta cấm”, đó gọi là “nhập gia tùy tục”. Như vậy, rõ ràng từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, cấm kỵ dân tục đã hình thành.
2. Nguyên nhân ra đời những cấm kỵ
Con người thường đặt niềm hy vọng vào những hiện tượng tự nhiên đem lại những lợi ích vật chất, mà sinh ra sợ hãi các hiện tượng tự nhiên mang đến cho họ những tai họa. Bởi vì, đương thời năng lực nhận thức về tự nhiên của con người còn nhiều hạn chế, sức sản xuất ở trình độ thấp; cho nên ngoài việc cố gắng chinh phục tự nhiên, chủ yếu người ta vẫn lấy sự thích ứng và phục tùng tự nhiên làm phương thức sinh tồn cơ bản.
Khả năng nhận thức thấp kém của loài người là nguyên nhân ra đời của quan niệm cấm kỵ. Người nguyên thủy dần dần có nhu cầu bức thiết muốn tìm hiểu giới tự nhiên giới tự nhiên có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Họ muốn biết thuộc tính của các vật trong tự nhiên như động vật, thực vật và các loại thiên thể có quan hệ mật thiết với con người. Nhưng toàn bộ giới tự nhiên khiến người nguyên thủy cảm thấy bí hiểm, không thể giải thích được, do vậy sinh ra ý thức sùng bái tự nhiên.
3. Sợ hãi, mê tín và cấm kỵ
Nguyên nhân của cấm kỵ ban đầu là vì người ta không thoát khỏi sự sợ hãi ngây muội và mê tín đối với tự nhiên bao la. Những thiên tai, nhân họa như dịch bệnh, chết chóc, động đất, chiến tranh… không biết khi nào sẽ giáng xuống đầu người ta. Do đó, tâm lý sợ hãi của con người khó có thể bị tiêu trừ, trên thực tế, lại có thể trừng phạt người ta. Điều này khiến cho cấm kỵ có động lực khách quan để truyền lại đời sau.
Nhưng, nguyên nhân chủ yếu của các cấm kỵ còn ở phương diện chủ quan của con người. Đó là, qua mấy nghìn năm, văn hoá phong kiến Trung Quốc đã hạn chế sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là những người lao động ở giai cấp dưới rất khó xâm nhập, nắm bắt và phân tích chính xác những chân lý khoa học tồn tại trong giới tự nhiên và xã hội con người. Họ cho rằng sức mạnh siêu nhiên của quỷ thần đã khống chế tự nhiên. Rất nhiều nhà có dán năm chữ lớn “Thiên Địa Quân Thân Sư” trên khám thờ thần giữa nhà. Cùng với tranh tượng Quan Âm, thần Tài và bài vị của tổ tiên, còn có thần cửa, thần bếp, thần thổ địa. Mỗi khi có lễ Tết, người ta đều cúng tế, nhang khói lễ bái tổ tiên và thần thánh. Sau khi chết, họ còn làm rất nhiều nghi thức mai tang. Đó là vì kính sợ quỷ thần, tổ tiên mà sinh ra những cấm kỵ mê tín.[/justify]./.

Mong các anh chị, các bạn tham gia góp ý kiến. Chân thành cám ơn.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Nhung
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 10:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CẤM KỴ TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 6 09/01/09 10:32

:D Tác dụng giáo hóa của cấm kỵ
Tác dụng cơ bản của cấm kỵ có lẽ là sự trừng phạt những kẻ chống lại cấm kỵ. Điều này có vẻ rất gần gũi với quan niệm nhân - quả của Phật giáo và thuyết thiện – ác báo ứng của dân gian. Những đứa trẻ làm “chuyện quấy” sẽ phải chịu sự “trừng phạt”, đó thường là những tài liệu tốt nhất để các bậc cha mẹ dạy dỗ con cái. Thời Bắc Tống, khi xây dựng cung điện Lạc Dương, việc rất gấp mà cột kèo và song cửa toàn phải dùng đến tro xương; cả đến xương trâu, dê, lợn trong và ngoài thành Lạc Dương đều đã bị vét nhẵn mà vẫn không đủ. Người chịu trách nhiệm chính trong việc này là Lý Thực bèn cho đào xương cốt của những người ở đầm Lậu Trạch lên mà thêm vào. Được mấy bữa, Lý phát bệnh mà chết, sau khi xuống âm ty còn bị quỷ theo đòi tro xương và hàng trăm hồn ma kiện Lý với Diêm Vương. Có thể thấy rằng, trong việc này, thiện - ác, nhân - quả báo ứng và cấm kỵ đã hỗn dung thành một thể. Sự cầu nguyện của người ta về cái gọi là “thiện hữu thiện báo, ác hữu các báo” trong những chuyện có liên quan đến cấm kỵ lại trở thành sự thật.
Ngược đãi thân nhân cũng là một điều cấm kỵ. Người vi phạm phải chịu âm trách, sét đánh, hổ ăn thịt, biến thành chó thành lợn. Bội ngược với những bậc thân thích tôn kính, tự tiện sửa đổi tên húy của cha, đoạt thọ quan của mẹ, không tống tán tận lòng, thậm chí giết hại cha mẹ thì phạm vào những cấm kỵ nghiêm trọng, phải chịu sự trừng phạ hết sức tàn khốc, như bị sét đánh cháy, mãnh hổ ăn tươi nuốt sống.
Đối với những kẻ ngang ngược thì phải dùng luật pháp để trói, Nhưng ngày xưa, dân chúng “kính nhi viễn chi” đối với pháp luật. Họ muốn để sức mạnh siêu nhiên trừng trị những kẻ có hành vi vô đạo đức, dám vi phạm những điều cấm kỵ. Người ta cũng không muốn báo quan mà tin vào báo ứng nhân quả. Những điều cấm kỵ như vậy có căn cứ và cũng có sức lay động người ta.
:o
Trung Quốc là một quốc gia lớn nổi tiếng với rất nhiều phong tục cưới hỏi truyền thống. Đặc biệt những phong tục cổ xưa bắt nguồn từ Trung Hoa thường có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trong vùng Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam... Thậm chí có những phong tục cưới hỏi từ lâu đã được coi là điều vô cùng cấm kỵ trong ngày cưới:

1. Kỵ tuổi

Trước khi bàn chuyện trăm năm, hai bên gia đình sẽ nhờ bà mối làm trung gian. Họ sẽ trao đổi với nhau thông tin về ngày sanh tháng đẻ của cô dâu, chú rể rồi nhờ thầy tướng số xem ngày. Nếu đôi uyên ương có mệnh xung khắc hay kỵ nhau, họ sẽ không bao giờ được phép kết hôn.

Người Trung Hoa tin rằng, việc vợ chồng kỵ tuổi nhau sẽ khiến cho gia đình mất hòa thuận và công việc làm ăn sẽ không thể phát đạt.

2. Trinh tiết của cô dâu

Gia đình nhà trai sẽ không chấp nhận một cô gái đã từng có chồng, đặc biệt là người đã quá 3 đời chồng hoặc góa bụa. Việc cô gái qua đêm ở nhà bạn trai, dù người đó có là chồng tương lai thì cũng không được chấp nhận. Điều cấm kỵ này thể hiện rõ nét quan niệm đạo đức khắt khe trong đời sống Á Đông.

3. Chỉ quan hệ tình dục sau hôn nhân

Mặc dầu ngày nay, một phần không nhỏ giới trẻ Trung Quốc ở thành thị có đời sống tình dục khá phóng túng, nhưng ở nhiều nơi khác quan niệm này vẫn được duy trì. Các cô dâu, chú rể nếu đã lỡ "ăn cơm trước kẻng" thì sẽ không nhận được sự chúc phúc của gia đình. Và người con gái có thai trước lễ cưới cũng sẽ bị khiển trách bởi cả gia đình 2 họ.

4. "Chui" dưới quần của anh chị ruột

Theo truyền thống của người Hoa, trong một gia đình có nhiều anh chị em thì việc kết hôn nhất định phải tuân theo thứ tự lớn nhỏ. Chính vì vậy, khi người con thứ làm đám cưới trước các anh chị lớn của mình thì trong lễ cưới, người đó sẽ phải đi qua dưới quần của người anh hoặc chị chưa kết hôn. Đây có lẽ là một trong những hủ tục vô lý nhất!

5. Chọn ngày cưới

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi đám cưới. Ngày cưới sẽ phải dời lại nếu thời tiết xấu, có bão hoặc là các ngày nhật thực hay nguyệt thực. Bên cạnh đó, do phong tục ăn chay vào ngày trăng non và ngày rằm, tức ngày mùng 1 và 15 hàng tháng theo Âm lịch, nên mọi lễ cưới sẽ không bao giờ được tổ chức vào 2 ngày này.
8O
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách