Đàn tranh Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 6 09/01/09 11:07

Đàn tranh Trung Quốc
1. Không gian văn hóa
Phát sinh ở Trung Quốc và ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam…
2. Thời gian văn hoá
Đàn tranh Trung Quốc đọc là zheng (tsân) được xuất hiện giữa khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên vào cuối nhà Tần. Bề dài cây đàn dài lối 1m50, mặt đàn làm bằng cây ngô đồng. Có 13 dây tơ theo truyền thống Bắc Kinh hay 16 dây sắt theo truyền thống Quảng Ðông, được căng dài trên mặt âm bảng. Ngày nay ở Ðài Loan, cây đàn tranh có cây ngắn độ 1 thước và cây dài tới 1m,80.
Cây đàn tranh Kayakeum (của Hàn Quốc) là một trong ba cây đàn tranh chính của triều đại Silla, có 12 dây tơ căng dài trên mặt âm bảng, trên 12 con nhạn hình chữ A, nhưng không có trục. Trong quyển Silla cổ ký, hoàng đế Kashil của vương quốc Kaya đã sửa đổi thêm bớt một cây đàn của nhà Ðường. Theo truyền thuyết cho rằng cây đàn tranh Kayakeum được phát triển từ một cây đàn dây gọi là "cầm" (qin) đã có từ thời Tam Quốc. Như thế thì cây đàn tranh Kayakeum có trước thời vương quốc Kaya. Vào thế kỷ thứ 6 Công nguyên, một nhạc sĩ nổi tiếng tên là Uruk không những giỏi về tài đàn tranh Kayakeum, mà còn có tài sáng tác.
Theo truyền thuyết, một nhạc sĩ người Trung Quốc đem một cây đàn tranh vào Nhật và cây đàn ấy gọi là So-no-koto hiện vẫn còn được sử dụng trong vũ điệu cung đình cổ truyền Bugaku. Ðàn tranh Koto không có trục giống như đàn Kayakeum của Ðại Hàn. Người đàn mang móng vào ngón tay cái trỏ và giữa của bàn tay mặt và dùng ba ngón tay trỏ, giữa, và áp út của bàn tay trái mang móng đeo ở ngón tay thì đủ biết người đàn thuộc trường phái nào (Gagaku, Tsukushi-goto, Ikuta, Yamada). Ðàn tranh Koto có thể đàn độc tấu, tam tấu với với đàn tam shamisen, ống tiêu shakuhachi, hay đàn trong dàn nhạc cổ điển hay cận đại.
Ðàn Tranh Việt Nam còn được gọi là Ðàn Thập Lục (16 dây). Thùng đàn dài khoảng từ 100cm tới 110cm. Một đầu rộng từ 17cm tới 20cm, và một đầu nhỏ cỡ 12cm tới 15cm. Mặt âm bảng làm bằng cây ngô đồng hình cầu vòng. Thành đàn làm bằng gỗ trắc. Ðáy đàn làm bằng một miếng ván có khoét ba cái lỗ: lỗ hình bán cầu ở phía dưới đầu đàn để có chỗ cột dây đàn cho đừng bị tuột dây; lỗ thứ nhì hình chữ nhựt ở giữa đáy đàn dùng để cho người đàn có nơi để xách đàn, và lỗ thứ ba tròn và nhỏ dùng để treo đàn trên vách tường sau khi hết muốn đàn nữa.
3. Chủ thể văn hoá
Do người Trung Quốc sáng chế và lan toả nhiều nơi nhưng mỗi nơi lại có hình dáng, phong cách chơi, âm thanh phát ra khác nhau. Tiếng đàn tranh Việt Nam nghe vui tươi, réo rắc, tiếng đàn tranh Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc nghe trầm buồn hơn.
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Nhung » Thứ 2 12/01/09 8:49

Bạn Tuat, mình xin góp cho bạn một Huyền thoại về đàn tranh ở Trung Quốc.
:)
[justify]Theo huyền thoại Trung Quốc, ngày xưa có một ông già sống chung với hai cậu con trai, ngoan và rất thích đàn. Trong nhà, ông bố có một cây đàn tranh 25 dâỵ Một hôm bỗng dưng hai cậu cùng muốn đàn tranh một lúc. Trong nhà chỉ có mỗi một cây đàn tranh. Lúc đầu còn lời qua tiếng lại. Dần dần, cãi nhau dữ dội. Ông bố nghe tiếng cãi lộn, mới đi vào hỏi cớ sự ra làm sao. Khi hiểu ra sự tình, ông bố mới khuyên một trong hai người nên nhường cho người kia đàn trước. Nhưng rốt cuộc không sao hòa giải được. Tức giận quá, ông ta mới đi tìm một cây búa, rồi xách cây đàn chặt ra làm đôi theo chiều dọc để làm thành hai cây đàn tranh: một cây 13 dây, bây giơ còn thấy ở miền Bắc Trung Quốc và ở Nhựt Bổn, còn cây kia 12 dây hiện vẫn còn thấy ở Mông cổ và Ðại Hàn. Lại có một giả thuyết khác cho rằng cây đàn tranh Trung Quốc là do ông Mông Ðiềm sáng chế ra vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Người đàn dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón áp út của bàn tay mặt để khảy, ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ chỉ dùng móng tay để khảy và rất ít khi dùng móng sắt, hay đồi mồi như người Việt. Cây đàn thường để trên bàn trước mặt người đàn hoặc để trên đùi. Kỹ thuật đóng đàn làm theo kỹ nghệ Khúc cây đưa vào máy cắt, va khi ra khỏi máy đã gần thành cây đàn. Thành ra cây đàn tranh rất tốt, kích thước không sai chạy, và hình dáng hoàn hảo, nhưng lại rất yếu về âm thanh.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Nhung
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 10:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 3 13/01/09 12:53

Mình cũng rất thích đề tài này nên mạo muội góp ý vài câu.
Tên đề tài là đan Tranh Trung Quốc, nhưng mình chỉ thấy bạn tuat giới thiệu rất sơ lược vê cây đàn này, trong khi đó lại nói nhiều về các cây đàn tuơng tự. Chẳng hay bạn có ý định mở rộng đề tài cho đúng với tiêu đề mà bạn đã chọn hay không?
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 3 13/01/09 14:44

Mình cũng xin góp một vài ý về 1 loại đàn được xem là cổ nhất của Trung Quốc là Cổ Cầm, tiếng đàn khi khoang khi vồn, nghe rất du dương.
Theo truyền thuyết, cây đàn cổ cầm được sáng chế vào thời Nghiêu Thuấn, và chỉ có 5 dây thôi, nên được gọi là "ngũ huyền cầm".Về sau thêm vào 2 dây thành cây đàn 7 dây hay "thất huyền cầm". Hai dây thứ 6 và thứ 7 được gọi là dây Văn và dây Võ.
Cổ cầm gồm có một âm bảng bằng cây ngô đồng dài khảong 1m, được sơn đen bóng nhoáng. Trên mặt âm bảng, ngoài 13 chấm tròn nạm xà cừ dùng làm dấu để người đàn coi theo đó mà bấm dây, có 7 sợi dây căng dài từ đầu tới cuối âm bảng. Ðàn này không có trục và nhạn như đàn tranh thường thấy.
Ðặc điểm của cổ cầm là cách sử dụng phiến thanh hay bồi âm giống như âm thanh phát ra từ cây đàn bầu hay đàn độc huyền của Việt Nam. Cây cổ cầm rất khó đàn cho hay. Hiện nay chỉ còn độ 200 người Trung quốc biết đàn cây đàn này.
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 3 13/01/09 23:01

:oops: Mình muốn mở rộng ảnh hưởng của nhạc cụ Trung Quốc đến các nước khác (cụ thể ở đây là đàn tranh).
Có hai loại đàn tranh kayakeum: một loại gọi là Poongyoo Kayakeum dành cho nhạc cổ điển và nhạc cung đình, và một loại gọi là Sanjo Kayakeum dành cho nhạc dân gian. Kỹ thuật đánh đàn tranh của người Ðại Hàn có phần khác. Họ dùng phần thịt của lóng tay đầu của cả năm ngón tay của bàn tay mặt và ba ngón tay trỏ giữa, và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ đàn rất mạnh, và thường cây đàn tranh kayakeum đi kèm với trống changgo, một loại trống giống hình thù cái bồng của Việt Nam nhưng to hơn. Ðàn tranh Kayakeum có thể độc tấu chung với trống changgo như trong thể điệu Sanjo, hay đàn trong dàn nhạc cung đình Ah-ak (Nhã nhạc), hay trong dàn nhạc Hyang-ak (Hàn nhạc). Từ 50 năm nay , có nhiều nhạc sĩ soạn nhạc phẩm cận đại cho kayakeum , nổi tiếng nhứt là nhạc sĩ Hwang Byong Gi.
Một huyền thoại cho rằng vào thế kỷ thứ 7, có một bà thuộc dòng dõi quý tộc tên là Ishikawa Iroko, trong thời gian đi nghỉ ở miền quệ Một hôm tình cờ bà nghe một âm thanh lạ khi đi dạo gần một động núị Bà mới đi lại gần nghe và gặp một ông đạo sĩ người Trung Quốc đang khảy đàn tranh. Bà Ishikawa Iroko mê mẩn tâm thần và xin thọ giáo. Sau một thời gian học tập, bà ta mới trở về nhà, thuật lại cho mọi người nghe. Không ai chịu tin rằng chuyện đó có thật. Bà ta tức quá mới dẫn mọi người lại động núi thì không thấy ai hết, ma ` chỉ thấy trên vòm trời xanh ngay trên đỉnh núi lơ lửng một vần mây trắng. Từ đó bàIshikawa Iroko mở trường dạy đàn tranh và thành lập môn phái Kyushu. Ðiều chắc chắn là đàn tranh Koto Nhựt có từ thời đại Nara (710-793) được dùng trong dàn nhạc Gagaku (Nhã nhạc). Mãi tới đầu thế kỷ thứ 16, vào thời đại Momoyama (1574-1602) , một nhà sư đạo Phật ở miền Bắc Kyushu tên là Kenjun (1547-1636) sáng tác những bài hát đầu tiên với tiếng đệm của đàn tranh. Loại nhạc mới này gọi là Tsukushi-goto lấy tên của tỉnh thành nơi nhà sư đã sống. Sau đó có một nhà sư khác tên là Yatsuhashi Kengyo (1614-1685) ở Kyoto học cách đàn và hát theo thể nhạc mới tsukushi-goto và ông lại tạo ra một thể điệu mới cho nhạc koto bằng cách phỏng theo hình thức cấu tạo sá u bài hát của tsukushi-goto, và được gọi là kumi-uta. Sự khác biệt giữa hai trường phái Tsukushi-goto và Yatsuhashi nằm trong cách lên dây đàn và cách sử dụng điệu. Trường phái Tsukushi-goto lên dây đàn theo điệu Ryo của nhã nhạc (gagaku), nghĩa là âm giai với 12 bán cung trong khi trường phái Yatsuhashi chỉ dùng hai điệu mới gọi là Hirajoshi (Sol- sol thấp một bát độ-SiÐo-Mi-Fa-La-SiÐo-Mi-Fa-La-Si) và Kumoijoshi (Mi- La thấp một quãng 5 -Sib-Re-Mi-Fa-La-Sib-Re-Mi-Fa-La-Si) dựa theo điệu In (âm) âm giai lên gồm các nốt: Mi-Fa-La-Si-Re-Mi trong khi âm giai xuống gồm các nốt : MiÐo-Si-La-Fa-Mị Hai điệu Hirajoshi và Kumoijoshi trở thành hai thang âm tiêu biểu và đặc thu của nhạc Nhat ngày naỵ Nhà sư Yatsuhashi và những người học trò của ông có sáng tác một số bài độc tấu đàn tranh nhưng hầu hết các bài đặt ra đều la`bài hát với phần đệm đàn kotọ Ðồng lúc với sự phát triển thể nhạc mới Tsukushi-goto, nhạc shamisen (shamisen là một đàn dây giống như cây đàn tam của Việt Nam ) cũng băt đầu lộ diện ở Nhật. Ông Ikuta Kengyo (1656-1715) mới phối hợp đàn shamisen và đàn tranh koto trong khi trình diễn Ji-Uta ( một loại hát đệm đàn Shamisen). Từ đó về sau, những bài bản gồm có một phần ngắn hát và một phần dài đàn tranh koto. Phần đánh đàn gọi là Te-goto và thể cách trình diễn các bài hát kiểu đó gọi là Te-goto-mono. Trong khi Te-goto-mono được bành trướng mạnh ở Kyoto và Osaka, thì ở Edo, một nhạc sĩ khác tên là Yamada Kengyo (1757-1817) mới tạo ra một thể cách mới cho nhạc koto là phối hợp nhạc hiện đại shamisen và nhạc koto. Vào cuối thời đại Edo (1603-1867) ông Yoshizawa Kengyo ở Nagoya lại nghĩ ra cách để đàn koto một mình đệm bài hát mà thôi. Kiểu này đã từng dùng trong Kumi-Uta, nhưng có khác là ông Yoshizawa Kengyo trích lời ca qua các bài thơ cổ điển trong các cổ thi tuyển danh tiếng như Kokin Waka Shu, Kin Yo Shu, vv... Ông ta lại chế ra một cách lên dây hoàn toàn khác hẳn hai điệu âm (In) và dương (Ryo) và đặt tên là Kokin-joshi lấy từ tên Kokin Waka Shu mà ra. Âm giai như sau : Mi-La-Si (thấp)-Re-Mi-Fa-La-Si-Re-Mi-Fa-La-Sị
Từ khi nhạc Tây Âu bắt đầu xâm nhập đất Phù Tang vào đầu thời đại Meiji (1868 trở vềsau), nhiều nhạc sĩ cổ truyền Nhựt thử sử dụng các âm giai mới vào trong nhạc Nhựt và một số ít đã thành công. Miyagi Michio (1895-1956), nhà soạn nhạc Nhựt đầu tiên đã phối hợp hai luồng nhạc Á Âu, sử dụng hai nhạc ngữ Ðông Tây trong khi soạn các nhạc phẩm cho đàn koto. Từ đó những nhạc sĩ trẻ tuổi và các người đánh đàn tranh koto đều bắt chước ông Miyagi Michio. Có một số phê bình ông và lại thử một hướng đi khác. Gần đây, nhứt là từ khi sau thế chiến thứ hai (1939), rất đông nhà soạn nhạc Nhựt thi đua nhau sáng tác nhạc đương đại dựa trên nhạc cổ truyền. Cây đàn tranh Koto làm bằng cây pawlonia , dài 1m80. Mười ba dây tơ căng dài trên mặt âm bảng. Mười ba con nhạn hình chữ A hứng chịu 13 dây đàn.
Có lẽ đàn tranh là cây đàn được nhiều người Việt biết đến nhiều nhất và có đông người học nhất trong số các nhạc khí cổ truyền Việt Nam. Thật ra đàn tranh không phải bắt nguồn từ Việt Nam mà đúng ra là từ Trung Quốc. Có một giả thuyết cho rằng tiếng đàn khi đánh lên nghe giống như âm từ "tranh". Nhưng giả thuyết này không đứng vững. Về sau có một số giả thuyết khác cho rằng đàn tranh là do chữ "tranh" có nghĩa là "tranh luận thêm một bộ trúc phía trên. Giả thuyết này có đưa ra một huyền thoại. Nói rằng ngày xưa có hai người tranh nhau một cây đàn "sắc' có 25 dây. Mông Ðiềm , một vị quan thời nhà Tần, mới chặt cây đàn sắc ra làm hai, một cây đàn 12 dây và một cây đàn 13 dâỵ Từ đó người ta mới gọi là đàn tranh. Một huyề thoại khác nói rằng dưới thời nhà Tần có hai chị em nhà kia tranh nhau một cây đàn sắc có 25 dây. Dành qua dành lại , cây đàn rớt xuống bể làm hai. Người chị lấy cây đàn có 13 dây , còn người em lấy cây đàn 12 dâỵ Từ đó mới phát xuất tên đàn tranh . Ðiều chắc chắn là đàn tranh Trung Quốc đọc là zheng (tsân) được xuất hiện giữa khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên vào cuối nhà Tần.
Ở Việt Nam, đàn tranh xuất hiện đầu tiên vào lúc nào, không ai biết rõ. Có thể vào cuối thế kỷ thứ 9. Nhưng có điều chắc chắn là đàn tranh được nhắc đến lần đầu tiên trong dàn tiểu nhạc dưới thời nhà Trần (1225-1400) trong quyển Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Ðình Hổ. Ông Phạm Ðình Hổ kể rằng cây đàn tranh chỉ có 15 dây chứ không phải 16 dây. Người đánh đàn mang móng bằng bạc để khảy hoặc dùng hai khúc cây sậy nhỏ đánh lên dây theo kiểu đánh đàn tam thập lục ngày nay. Cách dùng cây sậy khỏ lên dây không còn được truyền tụng nữa .
Ðầu đàn có một sợi dây bằng đồng uốn cong gọi là "cầu đàn" dùng làm điểm tựa cho 16 dây đàn bằng thép. Mỗi sợi dây căng từ cầu đàn tới trục đều chạy trên một con nhạn (còn gọi là "ngựa đàn". Nhạn có thể di chuyển tùy theo cách lên dây đàn theo điệu Bắc, Nam, Xuân, Ai , Ðảo, Oán,vv... Âm vực của đàn tranh cổ truyền là ba bát độ hay quãng 8. Theo truyền thống miền Trung và Bắc, người đàn sử dụng ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay mặt hoặc với móng tay thật để dài mà khảy nhưng âm thanh phát ra không được trong trẻo) hoặc với móng gẩy đeo vào. Ở miền Nam chỉ dùng có hai ngón tay mặt: ngón cái và ngón trỏ mà thôi . Có nhiều thủ pháp cho tay mặt rất được phổ thông cho đàn tranh. Cách gẩy lướt trên các dây đàn tạo thành một chuổi âm dài. Có hai cách đàn chữ Á. Á xuống gẩy với ngón cái từ các âm cao đến âm thấp khoảng 7 hay 8 dây liên bậc Á lên gẩy với ngón tay trỏ từ âm thấp tới âm cao.
Mình muốn đưa hình các loại đàn tranh của các nước để các bạn thấy sự giống nhau và khác nhau nhưng đưa hổng được! :cry:
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 4 14/01/09 13:45

Chào bạn, mình chỉ muốn góp ý một chút thôi.
Bạn đã viết rằng:
". Kỹ thuật đánh đàn tranh của người Ðại Hàn có phần khác. Họ dùng phần thịt của lóng tay đầu của cả năm ngón tay của bàn tay mặt và ba ngón tay trỏ giữa, và áp út của bàn tay trái để nhấn".
Xin bạn viết lại cho rõ hơn, vì không có ngón gẩy thì sao có thể nhấn được?

“ngày xưa có hai người tranh nhau một cây đàn "sắc' có 25 dây. Mông Ðiềm , một vị quan thời nhà Tần, mới chặt cây đàn sắc ra làm hai, một cây đàn 12 dây và một cây đàn 13 dâỵ Từ đó người ta mới gọi là đàn tranh. Một huyề thoại khác nói rằng dưới thời nhà Tần có hai chị em nhà kia tranh nhau một cây đàn sắc có 25 dây. Dành qua dành lại , cây đàn rớt xuống bể làm hai. Người chị lấy cây đàn có 13 dây , còn người em lấy cây đàn 12 dâỵ Từ đó mới phát xuất tên đàn tranh . Ðiều chắc chắn là đàn tranh Trung Quốc đọc là zheng (tsân) được xuất hiện giữa khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên vào cuối nhà Tần.”
Theo các loại tự điển về âm nhạc và theo quy ước nghiên cứu, cây đàn đó là đàn Sắt chứ không phải Sắc.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đàn tranh Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 5 22/01/09 15:17

Em xin cám ơn lời góp ý của chị
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến31 khách

cron