Tại sao gọi là "thương nhân"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Tại sao gọi là "thương nhân"

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 7 14/02/09 23:51

Chúng ta thường nghe gọi “thương nghiệp”, “thương phẩm”, rồi người kinh doanh hàng hoá gọi là “thương nhân” Tại sao hễ liên quan đến người kinh doanh hay đồ vật để mua bán thì có dính đến chữ ‘thương”?
Điều nay liên quan lịch sử triều Thương Trung Hoa. Chữ “Thương nhân” chính là cách gọi khác của tên gọi “người nước Thương”. Nhà Thương là triều đại của xã hội nô lệ, sau bị thay thế bởi nhà Chu. Thời kỳ đầu nhà Chu, địa vị của di dân nhà Thương rất thấp hèn, họ vừa không có quyền lợi chính trị vừa không có đất đai để trồng trọt, cuộc sống vô vàn khốn khổ. Lúc này do sự phát triển sức sản xuất, nhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội ngày càng tăng cao. Nhưng xã hội bấy giờ lại xem thường người làm nghề mua bán, qúy tộc nhà Chu đương nhiên càng xem khinh công việc này, vì vậy di dân nhà Thương do phải sinh kế đành chạy vạy khắp nơi để mua bán. Thời gian trôi qua hình thành nên nghề nghiệp cố định. Do bấy giờ người làm trong ngành nghề này là di dân nhà Thương nên người nhà Chu gọi họ là “Thương nhân”.
Sau này, theo đà phát triển của xã hội, người tham gia nghề này không ngừng tăng lên, và trong số họ có cả những người không phải là di dân nhà Thương nhưng người ta vẫn gọi họ là : “Thương nhân”.
Nói cụ thể hơn, “Thương nhân” trong xã hội cổ đại phân làm hai loại, thứ nhất, những người kinh doanh tại địa điểm cố định như mở cửa hàng thì gọi là “Cổ” , thời “Xuân Thu chiến quốc” nước Lỗ từng có chức quan quản lý quan hệ mua bán trên thị trường gọi là “Cổ Chính”. Còn loại thứ hai là đi đây đó mua bán mới gọi là “Thương”. Tuy vậy ngày nay “Cổ” hay “Thương” không còn phân biệt như thế nữa, cứ tham gia mua bán gọi là “Thương”.
Do Trung Hoa xưa quan niệm cần kiềm chế thương nghiệp, thực hiện chính sách ức thương nên địa vị thương nhân rất thấp. Đời Tống cùng với sự phát triển của thương nghiệp, các giai cấp trong xã hội cạnh tranh theo đuổi lợi nhuận thương nghiệp, người ta mới bắt đầu thay đổi quan niệm truyền thống xem “Thương” là nghành nghề xếp sau chót. Tuy vậy phải đến đời Nam Tống (1127 - 1279), thương nhân mới trở thành một trong “Tứ dân” (Sĩ – Nông – Công - Thương) quy định trong pháp luật xã hội phong kiến và có được tư cách ngang bằng.

a xin
Nguyễn Lý Uy Hân (HVCH - Châu Á học 08)
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tại sao gọi là "thương nhân"

Gửi bàigửi bởi Pham Thi Van Phuong » Thứ 4 18/02/09 13:51

Bạn nói :"Đời Tống cùng với sự phát triển của thương nghiệp, các giai cấp trong xã hội cạnh tranh theo đuổi lợi nhuận thương nghiệp, người ta mới bắt đầu thay đổi quan niệm truyền thống xem “Thương” là nghành nghề xếp sau chót. Tuy vậy phải đến đời Nam Tống (1127 - 1279), thương nhân mới trở thành một trong “Tứ dân” (Sĩ – Nông – Công - Thương)" Vậy thì dù gì đi nữa thì thương nhân vẫn ở vị trí thấp nhất trong các thành phần xã hội. Mình thấy nó có thay đổi quan điểm gì đâu, vẫn là một vị trí be bét lúc bấy giờ đó chứ?
Hình đại diện của thành viên
Pham Thi Van Phuong
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/11/07 9:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao gọi là "thương nhân"

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 5 19/02/09 17:59

Rất cám ơn bạn đã tham gia cùng tôi trong chủ đề này.

Trước nhà Tống, ngành nghề mua bán bị người ta xem thường và không được pháp luật chính thức xếp vào ngành nghề bên cạnh những nghề khác trong xã hội như: Sĩ - Nông - Công. Phải đến đời Nam Tống thì địa vị của "thương nhân " mới được ghi nhận và có quy định trong pháp luật đứng song hàng cùng ba ngành nghề trên. Từ việc có tiềm lực kinh tế dồi dào, các thương nhân đã không ngừng dùng ảnh hưởng của mình để ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lòng xã hội. Và xã hội đã ngày càng có cách nhìn khác hơn đối với ngành này, câu nói được nhiều người biết tới là :phi thương bất phú".
Tuy vậy như mọi người cùng biết, dù được xếp cùng trong "Tứ dân" nhưng địa vị thực tế trong lòng xã hội của "thương nhân "vẫn không được xem trọng như những ngành nghề khác. Đó là thực tế của xã hội phương Đông.
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách