Rượu sake, một nét văn hoá ẩm thực của người Nhật Bản

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Rượu sake, một nét văn hoá ẩm thực của người Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi katsumi_k2 » Thứ 5 19/02/09 19:03

Sake là loại rượu truyền thống của người Nhật. Xuất hiện từ khoảng 200 năm về trước, Sake là loại thức uống chuyên dành cho các nghi lễ của Thần Giáo Nhật Bản, dần dần được sản xuất để tiêu dùng và xuất khẩu đi các nước.

Hiện nay, Sakê là một trong những sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản được sản xuất và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Không như nhiều người lầm tưởng, rượu Sake hoàn toàn không có dính dáng gì với cây Sakê, một loại cây cùng họ với mít mọc rãi rác khắp Việt Nam. Nguyên liệu để làm rượu Sake là gạo, mốc vàng, men bia và nước, cách làm cũng tương tự như cách làm rượu của người Việt Nam. Nhưng việc lựa chọn loại gạo, men, nguồn nước, cách ủ.... là yếu tố quyết định đối với chất lượng của rượu Sake. Và mỗi nơi có một bí quyết tạo cho rượu Sake có hương vị đặc trưng. Đến nay, người ta ước tính có khoảng 10.000 loại rượu Sake được sản xuất tại Nhật Bản.Sake là một phần của các nghi lễ Thần Giáo, trong lễ cưới, cô dâu và chú rễ cùng nhau uống 09 ly rượu Sake như là lời ước nguyện trăm năm. Trong hầu hết các vật dụng để uống rượu Sake đều có hình mặt trăng, là một trong những biểu tượng quan trọng của Thần Giáo. Sake thường được uống trước bữa ăn. Người Nhật Bản thường không ăn các món ăn làm từ gạo nếu trong bữa đã dùng rượu Sake.
Theo truyền thống, khi uống Sake cũng phải cần có vật dụng và nghi lễ riêng. Một nguyên tắc quan trọng là khi uống Sake là người uống không tự rót rượu. Thay vì vậy, một người trong bàn rót rượu cho mọi người hay mọi người rót rượu cho nhau. Người rót cầm bình bằng hai tay và người nhận nâng ly bằng một tay, tay kia đỡ nhẹ đáy.
Người ta có thể uống Sake ấm, uống nóng hay uống lạnh tuỳ theo khẩu vị hay theo thời tiết, uống riêng hoặc thậm chí có thể pha với nhiều loại thức uống khác như rượu gin, bia, nước ép hoa quả.... Điều quan trọng là không có nguyên tắc nào trong việc pha chế hay uống nóng hoặc uống lạnh. Một ngày nào đó bạn nổi bỗng hứng muốn uống Sake pha với rượu Ba Chúc cũng không sao! Chưa biết chừng bạn sẽ phát minh ra một cách uống Sake đặt biệt nhất.
Hình đại diện của thành viên
katsumi_k2
 
Bài viết: 80
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 19:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Rượu sake, một nét văn hoá ẩm thực của người Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi thanh tung » Thứ 6 20/02/09 22:18

Sake nguyên chất nặng khoảng 40 độ. Sake chất lượng cao có đủ các vị: ngọt, chua, cay, đắng, the và có hương thơm dịu. Sake để lâu càng thơm nhưng ít khi người ta để sake lâu hơn 1 năm.
Tùy theo sở thích mà sake có thể được uống nóng hay lạnh. Cách uống rượu của người Nhật là người này phải rót cho người kia. Sake nóng được đựng trong các bình gốm nhỏ và dùng loại chén nhỏ. Đối với cách uống nóng, bình sake được đặt trong nước nóng cho tới khi sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên. Uống lần đầu tiên, bạn có thể cảm thấy hơi nhạt. Tuy nhiên, khi đã có thể cảm nhận được nó, bạn có thể ngồi một mình bên bình sake mà chẳng cần ai rót rượu cho và sẽ uống đến mềm môi.
"Đường chân lý, này con đã chọn" (Tv.119,30)
RANDOM_AVATAR
thanh tung
 
Bài viết: 59
Ngày tham gia: Thứ 7 01/11/08 18:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Rượu sake, một nét văn hoá ẩm thực của người Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi katsumi_k2 » Thứ 3 14/04/09 23:00

Ra đời cùng với nghi lễ, uống trà, cắm hoa, uống rượu Sakê thời Murômi Chi (1933-1573) là một trong những nét đặc trưng nhất của văn hóa Nhật Bản.
Ơở Nhật Bản có ba trường phái uống Sakê: Trường phái quý tộc thì xem ai sành nếm rượu, trường phái võ sĩ chú ý làm đúng nghi lễ, trường phá thương nhân nhằm bày tỏ lòng hiếu khách Sakê có độ cồn 22o vào loại cao so các loại rượu trên thế giới.

Rượu Sakê thường được đun nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm. Sakê thường được uống trong khi giải trí như ngắm trăng, xem tuyết, ngắm hoa Anh đào....

Nếm Sakê là một nghệ thuật tinh tế. Xưa kia thường có tục thi nếm Sakê để biết rượu ở đâu làm... Ngày nay, những người sành rượu có thể đánh giá được chất lượng của Sakê. Họ rót rượu vào một cái chén bằng sứ trắng ở đó có vẽ hai vòng tròn xanh thẫm lồng nhau tượng trưng cho mắt rắn. Đánh giá rượu Sakê theo ba bước: nhìn để đánh giá độ trong, màu sắc, ngửi đánh giá hương vị và nếm. Ngôn ngữ Nhật Bản có 20 tính từ đánh giá độ trong và màu sắc rượu, 80 từ đánh giá về hương, và có hơn 70 từ đánh giá về chất lượng Sakê khi nếm. Loại rượu Sakê quý nhất là Ghiugiô, có hương vị thơm thoảng như táo, chuối, dứa. Trước đây Ghiugiô sản xuất ít thường được sử dụng trong những đợt thi nếm. Ngày nay do cạnh tranh với bia, Whisky, rượu vang, Ghiugiô được sản xuất nhiều hơn. Hương vị đặc biệt, rượu Sakê đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, trong khu vực là một biểu tượng của đời sống văn hóa tương đối cầu kỳ nhưng tinh tế của người Nhật.
Hình đại diện của thành viên
katsumi_k2
 
Bài viết: 80
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 19:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Rượu sake, một nét văn hoá ẩm thực của người Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi nxquynh » Thứ 4 05/03/14 13:15

Đây là một chủ đề mình thấy mở ra đã lâu nhưng có vẻ không được tiếp tục.
Sẵn mình có tài liệu về đề tài này xin phép được giới thiệu cùng mọi người.
Rất mong nhận được sự quan tâm, chiếu cố của mọi người.

Trước khi bắt đầu trình bày tiếp đề tài này,
mình xin phép được sửa lại phần trình bày liền trên của katsumi_k2 rằng:
không phải là "Murômi Chi (1933-1573)" mà là "Muromachi (1338 - 1573)",
và có lẽ cách gọi "Thần giáo" cũng không phổ biến cho bằng cách gọi "Thần đạo" như trong các tài liệu hiện nay.

Trên đây là một số chỉnh sửa của mình về đề tài,
hy vọng mọi người có thể tiện theo dõi hơn !!!
Hình đại diện của thành viên
nxquynh
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 13/02/14 23:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

NGƯỜI NHẬT VÀ SAKE

Gửi bàigửi bởi nxquynh » Thứ 4 05/03/14 14:09

(Dịch từ bài viết của GS Koizumi Takeo, ĐH Nông nghiệp Tokyo)

Sake (trong tiếng Nhật dùng để chỉ chung là “Rượu”) là một trong những nét văn hoá giúp giải khuây do con người tạo ra. Có thể nói rằng hầu hết các dân tộc đều có loại hình văn hoá này, nó khiến người ta vừa tự hào, ngưỡng mộ và được hình thành từ lâu trong lịch sử của mỗi dân tộc.

Người Nhật cũng vậy, từ rất lâu trước đây, với nguyên liệu là gạo (thực phẩm chủ yếu trong đời sống ẩm thực của Nhật), cùng với loại nước đặc biệt (loại nước sạch, trong chuyên dùng để pha trà, nấu rượu), tận dụng điều kiện thời tiết, khí hậu của vùng đất Nhật Bản và một loại nấm lên men (nấm Aspergillus), họ đã khéo léo tạo nên rượu Nhật Bản (Nhật Bản tửu – 日本酒).

Nhật Bản là nước bốn bề là biển bao bọc, “đảo quốc mặt trời mọc” này nằm ở tận cùng phía Đông châu Á, hơn nữa cho đến trước thời hiện đại, hầu như Nhật Bản tách biệt với các nước khác về kinh tế, văn hoá, chính trị… trong suốt thời gian dài nên loại rượu của Nhật không bị ảnh hưởng bởi các nền văn hoá khác, có thể xem như do chính tay người Nhật tạo nên loại rượu của mình. Chính vì vậy mà người Nhật tự hào cho rằng “Rượu (sake) cho người Nhật bởi từ người Nhật”.


(Còn tiếp)
Hình đại diện của thành viên
nxquynh
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 13/02/14 23:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

NGƯỜI NHẬT VÀ SAKE

Gửi bàigửi bởi nxquynh » Thứ 4 12/03/14 0:39

Từ rượu của các vị thần đến rượu của con người

Rượu Nhật Bản là loại rượu được ủ bởi kỹ thuật khác với thế giới, bằng cách vừa làm cho những hạt gạo cao cấp (hạt gạo bóng, sáng) chảy ra bởi loại nấm đặc biệt (dùng trong ủ rượu, tương…) đồng thời cho cả men bia vào để tạo độ cồn cho rượu. Và đó trở thành thức uống có cồn truyền thống thâm nhập vào cuộc sống của mọi người cỡ như là khi trong tiếng Nhật mà nói “sake” (với nghĩa là rượu) nhưng người ta sẽ chỉ ý “rượu Nhật” (Nhật Bản tửu). Về nguồn gốc của rượu còn nhiều điểm chưa rõ ràng nhưng chắc chắn rằng bối cảnh mà rượu được làm ra lúc đầu tiên là lúc con người bày tỏ lòng thành kính của mình với các vị thần linh. Thần rượu, đồng thời là thần mùa màng và cũng chính là thần thu hoạch; có nhiều nghi lễ Thần đạo cho thấy thần linh, rượu, con người sẽ cùng hoà làm một. Rượu kết nối con người với thần linh, và cũng kết nối con người lại với nhau vì vậy nên rượu trở thành không thể thiếu trong các dịp quan trọng như trong lễ hội Thần đạo, nghi lễ mùa màng, các dịp cưới hỏi, ma chay…
Hình đại diện của thành viên
nxquynh
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 13/02/14 23:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron