Văn hóa là "lối sống"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Văn hóa là "lối sống"

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Quynh Mai » Thứ 6 27/02/09 0:18

Người ta nói rằng một người, khi đi từ nước mình đến một nước khác, thường bị sốc(shock) văn hóa. Đó là khi có những điều mà người ta nghĩ là đương nhiên ở nước mình thì lại không đương nhiên ở nước ngoài, hoặc là những điều cho là lạ lung ở đất nước mình thì lại không hoàn toàn ở đất nước khác.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc được biết đến là những quốc gia Đông Bắc Á, có cùng một truyền thống Nho giáo nên có thể dễ dàng nghĩ rằng những nước này có nền văn hóa gần giống nhau. Không biết những người sống ở ngoài khu vực Đông Bắc Á có nghĩ rằng văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc giống nhau hay không, nhưng trên thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau. Hãy thử cùng xem xét một ví dụ thú vị. Học sinh Trung Quốc đi du học Nhật Bản rất nhiều vào cuối thế kỷ 19. Khi tới Nhật Bản, họ thường mang theo rất nhiều hành lý. Nhưng những căn phòng họ tìm để ở khi tới Nhật Bản lại nhỏ tới mức không thể chứa hết những hành lý mà họ mang đến. Những học sinh Nhật Bản nhìn hành lý mà những học sinh Trung Quốc mang đến thì rất ngạc nhiên. Họ băn khoăn tự hỏi vì sao các học sinh Trung Quốc đến học mang gì nhiều hành lý thế. Còn đối với học sinh Trung Quốc, khi rời nhà đến một nơi khác để học hay làm bất cứ việc gì, ngoài chăn gối và sách vở ra, việc mang theo đồ gia dụng đơn giản là điều đương nhiên. Nhưng những học sinh Nhật Bản khi đi học chỉ cần mang theo sách vở và chút quần áo là đủ. Ngay cả suy nghĩ về hành lý mang theo khi đi du học mà giữa người Trung Quốc và Nhật Bản đã rất khác nhau.
Một ví dụ tiếp theo về sự khác nhau về văn hóa của Trung Quốc và Nhật Bản. Người Nhật Bản sinh hoạt trong một loại phòng có tên là Tatami. Trong phòng này, người Nhật trải chiếu xuống đất và ngồi theo phong cách Nhật Bản. Còn người Trung Quốc thì ngồi trên ghế và sử dụng bàn cao. Học sinh Trung Quốc sang Nhật du học, có nhiều trường hợp, họ dùng chung phòng với sinh viên Nhật. Trong khi ngồi đối diện và nói chuyện với sinh viên Nhật ở phòng Tatami, học sinh Trung Quốc đã khạc nhổ ra phòng. Học sinh Nhật Bản quá đỗi ngạc nhiên với hành động mất vệ sinh và vô ý thức của học sinh Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với học sinh Trung Quốc, khạc nhổ xuống nền nhà là một việc bình thường trong sinh hoat hằng ngày. Còn học sinh Nhật Bản thì không thể tưởng tượng và chịu nổi hành vi khạc nhổ lên phòng Tatami vì họ còn ngủ, còn học, còn ăn uống và còn tất cả các sinh hoạt khác trên đó.
Người ta nói rằng Trung Quốc nhiều gió và nhiều bụi. Vì thế trong sinh hoạt thường nhật, bụi bám nhiều trong cổ họng của mọi người. Để làm thong thoáng cổ họng, mọi người thường ho và cả khạc nhổ. Nhưng ở Trung Quốc, vì người ta ngồi trên ghế ở bàn cao nên dù có khạc nhổ xuống bàn thì bụi cũng phủi ngay lên nước bọt và nước bọt sẽ được xóa đi một cách tự nhiên. Do vậy, ở Trung Quốc việc khạc nhổ xuống sàn là điều bình thường. Nhưng Nhật Bản là quốc đảo và lục địa được bao quanh bởi biển, môi trường không khí sạch sẽ và trong nhà hầu như không có bụi. Theo đó, bụi bám vào cổ họng ít hơn. Do vậy, việc khạc nhổ cũng ít. Hơn nữa, việc khạc nhổ ra nền nhà, nơi mà mình vẫn ngồi, nằm và cả sinh hoạt là việc không thể tưởng tượng được.
Như ví dụ trên, văn hóa có thể goi là “lối sống” được hình thành qua quá trình sống lâu dài của mọi người trong một xã hội. Lối sống của học sinh Trung Quốc chính là nội dung của “văn hóa Trung Quốc” và lối sống của học sinh Nhật Bản là nội dung của “văn hóa Nhât Bản”. Edward B.Tylor đã định nghĩa khái niệm văn hóa được sử dụng trong xã hội học và nhân loại học ngày nay như sau: “Văn hóa là phức hợp những tri thức – tín ngưỡng – nghệ thuật – pháp luật – đạo đức – tập quán và bao gồm cả những năng lực và tập quán khác có được do con người, với tư cách là một thành viên của xã hội, sáng tạo nên”. Ngay cả định nghĩa liên quan đến văn hóa của Tylor như vậy, nếu biểu hiện một cách đơn giản, thi là “lối sống” cảu con người. Và hành vi của học sinh Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện ở trên cũng là một ví dụ khớp với định nghĩa của Tylor.
Các bạn đồng ý với minh? :D
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Quynh Mai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 06/12/08 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa là "lối sống"

Gửi bàigửi bởi kieu phong » Thứ 2 02/03/09 7:38

Tôi đang dịch một tài liệu tiếng Anh, trong đó có một đoạn liên quan đến vấn đề chị quan tâm, tôi chỉ xin được cung cấp thêm thông tin cho chị và tôi xin không bình luận về vấn đề này.
Lối sống (Genre de vie)
Mỗi vùng dựa vào môi trường tự nhiên mà con người phải thích nghi bằng cách sử dụng yếu tố tự nhiên như phương tiện hoặc trồng trọt hoặc chăn nuôi, chẳng hạn như trồng lúa ở châu Á và nuôi heo ở Melanesia (ví dụ những chú heo bị uốn cong răng nanh ở Vanuatu). Tiến trình chọn lọc này dẫn đến khái niệm genre de vie hay là lối sống (lifeway). Lối sống (genre de vie) là toàn bộ những gì mà một nhóm người đã lựa chọn từ những yếu tố tự nhiên khác nhau để hình thành một môi trường sống thuận lợi cho mình và xây dựng văn hóa cho mình.
(Joel Bonnemaison, The revial of the cultural approach, p.23)
RANDOM_AVATAR
kieu phong
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 09/02/09 14:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa là "lối sống"

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Quynh Mai » Thứ 7 21/03/09 20:54

thanks Kieu Phong
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Quynh Mai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 06/12/08 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách