Cởi chân bó, Bó chân cởi, Chân cởi Bó, Cởi bó chân

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi Thuy Dung » Thứ 7 15/11/08 19:31

Bó chân theo quan niệm người TQ xưa thì đẹp, mang yếu tố dục tình, biểu cảm... thế nhưng, hậu bó chân (nhất là sau khi tập tục này bị bãi bỏ hoàn toàn, không ai bó chân nữa cả) thì thật đáng sợ đối với người bị bó chân. Bởi "Tôi thấy rõ bọn trẻ thời nay nhìn tôi như thể tôi khùng vậy. Tôi đã trở thành thứ vật là khiến người ta phải tò mò ngắm nhìn cho kỳ được. Nhưng chưa bao giờ có ai đó nghĩ tới chuyện an ủi tôi..." (lời kể của một trong những phụ nữ bó chân cuối cùng của TQ). Điều làm họ đau buồn nữa là phải học cách hội nhập trở lại vào cuộc sống hiện đại của TQ (tập đi bình thường trở lại rất đau đớn khi phải bỏ lớp dải lụa quấn; sợ bị té ngã vì không giữ được thăng bằng nên chân luôn bị trầy xước nhuốm máu...) Nhưng, nhìn chung, theo tài liệu tôi đọc được thì những người phụ nữ có đôi chân bị bó cuối cùng ở TQ bây giờ còn rất ít và tuổi đã cao.
RANDOM_AVATAR
Thuy Dung
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 5 25/10/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Cởi chân bó, Bó chân cởi, Chân cởi Bó, Cởi bó chân

Gửi bàigửi bởi nguyet que » Thứ 4 04/03/09 8:57

“Cởi chân bó, Bó chân cởi, Chân cởi Bó, Cởi bó chân”
Đây là tên của hồi thứ 14 trong truyện “Gót sen ba tấc” của nhà văn Phùng Ký Tài. 1 tác phẩm viết về tục bó chân của người Trung Hoa.
Tục bó chân là một tập tục áp dụng cho phụ nữ, nó tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Những chiếc giày bé tí bằng lụa, với nhiều màu sắc rực rỡ, làm say lòng người, song đôi khi cũng khiến người ta lo ngại. Bởi vì những hình dáng kỳ thú và kích cỡ của chúng - không tới 8cm-dường như thích hợp cho đôi bàn chân của búp bê hơn là cho phụ nữ Trung Hoa mang vào chân trong thực tế. Thế nhưng đó là sự thật nghiệt ngã. Phải đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về phía nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tục này ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức.
Gót sen ba tấc là chuyện chương hồi "hiện đại" viết về số phận Qua Hương Liên, một cô gái con nhà nghèo có đôi bàn chân bó xinh đẹp, qua đó cho thấy một tập tục kì cục, tàn nhẫn, dã man. Tập tục này không bắt nguồn từ tôn giáo như nhiều tập tục kì lạ của nhiều dân tộc trên thế giới, mà bắt nguồn từ một quan điểm thẩm mĩ quái gở của người khác giới với chị em, những người đàn ông có quyền thế ngang trời là vua chúa Trung Quốc, sau khi đã chơi chán các kiểu "búp bê" - như sau này nhà văn lớn Na Uy Henrik Ibsen đã gọi đúng tên những người phụ nữ bị coi là đồ chơi cho đàn ông - có dung nhan chim sa cá lặn, liền chuyển ánh mắt thích thú sang hình thể của họ, hết kiểu "búp bê" thắt đáy lưng ong, thon thả, nhẹ nhàng để có thể đứng trên tay, trên mâm mà múa như Triệu Phi Yến, sủng phi của Hán Thành Đế, lại đến kiểu "búp bê" bụ bẫm, mũm mĩm đến mức thị tì nâng dậy mà cứ mềm oặt, không đứng lên được như Dương Quý Phi của Đường Mạnh Hoàng. Rồi không biết tự lúc nào, cái thú chơi bệnh hoạn của họ lại chuyển xuống đôi chân của chị em, muốn bàn chân trời sinh của các nàng cung phi cũng phải biến thành những mầm măng, ý hẳn để cho xứng với búp măng là những ngón tay thon thon trắng xinh của họ chăng? Hay là để cho chị em, dù đã có người xốc nách, mỗi khi bước đi, vẫn còn chập chững, chệnh choạng như say, thảng thốt, kinh hoàng như chim hồng mất vía - như dáng đi đứng của người đẹp từ lâu được ca ngợi trong thơ?
Có lẽ cả hai và chắc là còn nhiều thú vị khác nữa, mà những người đàn ông quyền thế tìm thấy ở những đôi gót sen nọ. Chỉ có một điều là những người đàn ông đó không một ai nghĩ đến nỗi khổ của chị em khi bị bó chân nhỏ lại chỉ còn ba tấc ta, nỗi đớn đau khôn tả cả về tinh thần và thể xác buộc phải làm cho đôi chân mình biến dạng. chẳng khác nào nỗi đau đớn khi muốn biến cái đuôi mình thành đôi chân để được yêu như nàng tiên cá trong truyện Andersen.
Gót sen ba tấc chẳng những chỉ viết về những điều kể trên mà còn cho thấy bi kịch của con người khi không làm chủ được mình, để cho hoàn cảnh xô đẩy trở nên tha hóa, dẫn tới một cái ta khác hẳn với cái tôi ban đầu. Qua Hương Liên ngây thơ, hiền lành từ nạn nhân đáng thương của tục bó chân, của thú chơi đồ cổ, dần dần cũng bị chôn vào các cuộc xâu xé, tranh giành quyền lực để rồi trở thành tội nhân đáng tàn nhẫn, ngoan cố, song cũng đầy mâu thuẫn. Phần chìm này trong Gót sen ba tấc cũng giống như phần chìm trong phim Đèn đỏ treo cao của đạo diễn Trương Nghệ Mưu sau này - một phim viết cùng về đề tài búp bê, dù rằng do đặc điểm thể loại và bút pháp, Gót sen ba tấc đề lại ấn tượng cho bạn đọc một cách khác.
Gót sen ba tấc đăng lần đầu trên tạp chí văn học cỡ lớn Thu Hoạch số 3 năm 1986. Đây là truyện vừa thứ hai trong bộ ba tiểu thuyết viết về chủ đề suy ngẫm lại về văn hóa của Phùng Ký Tài mà tập đầu là Roi thần (1984) và tập ba là Âm dương bát quái (1988). Cả ba đều đã được dịch ở Nhật, riêng Gót sen ba tấc còn được dịch ở Mĩ và ở Đức.
RANDOM_AVATAR
nguyet que
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/02/09 19:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Cởi chân bó, Bó chân cởi, Chân cởi Bó, Cởi bó chân

Gửi bàigửi bởi TRANTHIKHANHTAM » Thứ 5 05/03/09 16:41

Nhờ bài viết nay mà mình hiểu thêm ve TỤc bó chân.Thanks nhe!
RANDOM_AVATAR
TRANTHIKHANHTAM
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 19:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Cởi chân bó, Bó chân cởi, Chân cởi Bó, Cởi bó chân

Gửi bàigửi bởi quynhtrang » Thứ 3 17/08/10 19:20

@nguyetque: không ngờ là Quế cũng am hiểu quá chừng về văn học Trung Quốc!! Phục Quế lắm luôn!
RANDOM_AVATAR
quynhtrang
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 7 07/02/09 18:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron