Cởi chân bó, Bó chân cởi, Chân cởi Bó, Cởi bó chân

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi lovebird » Thứ 7 23/02/08 1:05

Hủ tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến Trung Quốc biểu hiện văn hóa gốc nông nghiệp. Tục bó chân ngày nay bị xem là hủ tục nhưng nó được xem là văn hóa của người Trung Quốc vào thời phong kiến. Bó chân là dùng miếng vải bó chặt bàn chân lại, ngăn cản sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Ngay từ khi còn nhỏ, người con gái đã phải bó chân, dần dà xương ống chân cong lên trong rất dị dạng. Sự tăng trưởng của đôi đã phải ngừng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng là 7.5 cm. Đó là đôi bàn chân "Bông Sen". Các cô gái sau khi đã bó chân thì việc đi lại sẽ khó khăn hơn, thường đi chậm, tạo ra sự uyển chuyển, ẻo lả của dáng đi như là cây liễu. Người Trung Hoa xưa rất coi trọng tục bó chân này,người phụ nữ có đôi chân nhỏ được bó như vậy sẽ được đánh giá là thượng lưu, có thể đạt đến một địa vị xã hội cao quý. Còn kẻ văn nhân thì gọi đó là "kim liên" (đóa sen vàng) và luôn tìm kiếm người phụ nữ có gót sen vàng để làm vợ minh. Tục bó chân này mang những đặc điểm của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của người Trung Quốc: đó là gắn bó với thiên nhiên (sen, liễu), gắn liền với tĩnh, ít di chuyển. Vì vậy có thể nói, tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến Trung Quốc là biểu hiện văn hóa gốc nông nghiệp của Trung Quốc.
RANDOM_AVATAR
lovebird
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 09/11/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi CUHUYEN » Thứ 2 17/03/08 13:49

Mình đọc vài tư liệu và thấy:
Truyền thuyết kể rằng, cách đây khoảng hơn ba nghìn năm, Trụ Vương (nhà Thương - Kinh đô là Triều Ca – nằm phía Bắc sông Hoàng Hà) đã cưới nàng công chúa Đắc Kỷ đẹp nhất thế gian, cũng là người gian ác nhất trên đời: đó là một con cáo thành tinh, hóa thành mỹ nhân được ma quỷ phái đến để phá hoại đất nước Trung Hoa. Thân thể nàng chỗ nào cũng đẹp một cách hoàn mỹ, nhưng duy chỉ có đôi chân là của con cáo. Và để che đậy đôi bàn chân hồ ly đó, Đắc Kỷ đã phải dùng dải băng lụa dài để bó chúng lại.
Đó là truyền thuyết. Còn lịch sử ghi nhận: Tập tục bó chân ở phụ nữ đã có từ rất sớm, khoảng thiên kỷ đầu tiên. Ái thiếp của một ông vua chư hầu lúc ấy là một vũ nữ quyến rũ có đôi chân bó trong đôi giày giống như các vũ công múa ba lê của phương Tây. Nhiều quý bà cũng bắt đầu bắt chước bó chân để có được dáng đi lảo đảo và ẻo lả. Cho đến giai đoạn thống trị của người Mãn Châu, vào 1644, tục bó chân chỉ được thực hiện trong tầng lớp quý tộc và vương giả. Sau đó, các tầng lớp khác trong xã hội cũng bắt chước theo.
Một nhà truyền giáo phương Tây thế kỷ 19 đã ghi lại: "Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Người phụ nữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu và có thể đạt tới một địa vị xã hội cao quý.
Vả lại, mình nghĩ, bó chân, đeo giầy nếu có, thì phổ biến ở những vùng văn hoá “du mục”, di chuyển bằng ngựa, chứ ít phù hợp với vùng trồng trọt vốn tiếp xúc trực tiếp với đất và nước.
Và rõ ràng, tục này xuất phát từ tầng lớp thượng lưu quý tộc. Nó cũng phát triển chủ yếu trong giới này. Nếu nói đó là một trong những biểu hiển của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của người Trung Quốc thì có thoả đáng?
RANDOM_AVATAR
CUHUYEN
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 2 24/03/08 9:24

Mình đồng ý với bạn CuHuyen rằng "bó chân, đeo giầy nếu có, thì phổ biến ở những vùng văn hoá “du mục” vì rằng người gốc "nông nghiệp" thì có tư duy tổng hợp, sống hài hoà với thiên nhiên, nên ít cực đoan. Tục bó chân này quá cực đoan và đi ngược lại với tự nhiên. Chỉ những người có tư duy muốn chế ngự tự nhiên, vượt qua tự nhiên mới nghĩ ra được cách làm này.

CUHUYEN đã viết:tục này xuất phát từ tầng lớp thượng lưu quý tộc. Nó cũng phát triển chủ yếu trong giới này.
Vì giới thượng lưu quý tộc ít tham gia lao động trực tiếp, do vậy ở vùng nông nghiệp hay du mục họ cũng ít bị hoàn cảnh chi phối. Đôi chân để đi lại, bó chân sẽ gây trở ngại cho việc di chuyển không những trong thời gian bó mà suốt cả cuộc đời, do vậy việc bó chân không thể phù hợp với người lao động.

Từ tục bó chân này, mình liên hệ với một số thành công khác của Trung Hoa, mình thấy rằng Trung Hoa là một nền VH rất lạ, bởi vì ở đây cái gì cũng có, từ các công trình cực lớn đến các công trình cực nhỏ, từ những thành tựu cực kỳ tinh vi, phức tạp, đến những vùng dân tộc sống rất đơn giản, hoang dã... Có những hiện tượng không có ở bất kỳ nền VH nào khác, ví dụ như tục bó chân chẳng hạn. Học ở lớp thì thầy giảng là lãnh thổ TH rộng lớn, đa tộc người, thời gian văn hoá liên tục không bị đứt đoạn, TH lại có lợi thế thuộc vùng VH trung gian nên được hưởng nhiều lợi thế cũng như bất lợi của hai vùng trọng tĩnh và trọng động. Vậy sao những tục lệ cực đoan như tục bó chân lại chỉ có ở TH, chứ không nảy sinh ở một dân tộc khác "du mục" cực đoan hơn? Có phải VH TH mang tính thế tục nên các thành tựu VH cũng được sử dụng chủ yếu vào việc phục vụ trực tiếp nhu cầu đời sống con người???
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 5 27/03/08 15:14

Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến.
Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911 thì tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức.
Còn hơn cả mọi phần khác trên thân thể phụ nữ, cảm hứng tình dục của người Trung Hoa cổ xưa dành phần ưu ái cho đôi bàn chân, hay nói đúng hơn là bề ngoài của chúng. Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm sóat và củng cố đức hạnh của nữ giới. Đôi chân luôn được phụ nữ Trung Quốc nâng niu và là phần trên cơ thể mà không phải người đàn ông nào cũng có thể nhìn thấy đươc. Đôi chân nhỏ nhắn xinh xắn luôn được giấu kín, ta thấy trong nhiều bức ảnh khoả thân của Trung QUốc thì cô gái vẫn không cởi giày ra.
Đa số các chứng nhân lịch sử này đều cho biết, người xưa tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác ngoài chồng mình. Ta có thể tin rằng tục bó chân của người Trung Hoa cũng có liên quan đến yếu tố tình dục.
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi CUHUYEN » Thứ 5 27/03/08 22:10

Tục bó chân là một tập tục áp dụng cho phụ nữ, nó tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Ngày nay, tục bó chân đã bị bãi bỏ.
Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân.
1/ Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều là câu chuyện về một cung phi của Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
2/ Một câu chuyện tương tự cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính thức, nhân vật chính lại là nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều.
3/ Một nguồn khác cho rằng: Đời nhà Đường, một cung nữ với những vũ điệu tuyệt vời trên đôi chân nhỏ xinh bọc lụa gấm đã làm say lòng hàng trăm vị vương tôn công tử, ngay cả bậc quân vương. Lòng đố kỵ nổi lên, các cô gái sắc nước hương trời tìm mọi cách để có được “đôi chân hoa huệ”.
4/ Tục bó chân có từ thời nhà Thương, trị vì từ năm 1700 đến 1027 trước Công nguyên. Chuyện kể rằng do một Hoàng hậu đời nhà Thương có một chân rất ngắn và méo mó, nên bà đã ra lệnh cho tất cả phi tần cung nữ trong hoàng cung phải bó chân.
5/ Còn theo các ghi chép lịch sử từ triều đại nhà Tống thì tục bó chân bắt đầu dưới sự trị vì của vua Li Yu, từ năm 961 - 975. Thời đó, vua Li Yu đã đem lòng yêu một vũ nữ tài năng. Người vũ nữ này đã buộc chân để bắt chước hình dáng của mặt trăng non và trình diễn điệu múa hoa sen.
Trong những triều đại tiếp theo, tục bó chân trở nên phổ biến hơn và lan rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn, nơi các cô gái trẻ nhận ra rằng buộc chân có thể xem như là “giấy thông hành” cho họ thăng tiến và giàu có hơn.
Đến thế kỷ thứ 12, bó chân đã trở thành “mốt” phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu Trung Quốc, đặc biệt chỉ dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả.
Tuy rất khác nhau về tên nhân vật nhưng các câu chuyện trên cho thấy một điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.
90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi gót sen vàng!
Hình ảnhĐến thế kỷ thứ 12 tục lệ này đã trở thành “mốt” phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu Trung Quốc, chỉ dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả.
Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung quốc cho đến tận thế kỉ 20. Những người cai trị thuộc tộc Mãn châu triều đại nhà Thanh (1644 đến 1911) không chấp nhận tập tục này nhưng không mấy thành công trong việc ngăn chặn nó. Trong những năm cuối của thế kỉ 19, những học giả cải cách và các nhà truyền giáo Tây phương bắt đầu lên tiếng phản đối tập tục gây đau đớn thể xác này, tuy nhiên phải đợi đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về phía nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tục này ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Năm 1928, Quốc dân đảng tuyên bố kế hoạch xóa bỏ tập tục bó chân, yêu cầu tất cả thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
Các bà mẹ Trung Hoa xưa phải tiến hành tục bó chân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của con họ. Ở Trung Hoa thời xưa, phụ nữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến người chồng và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho nên cô gái Trung Hoa sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt.
Lời kể của một nhà truyền giáo phương Tây vào thế kỷ 19: "Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Người phụ nữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu, có thể đạt tới một địa vị xã hội cao quý.
Còn hơn cả mọi phần khác trên thân thể phụ nữ, cảm hứng tình dục của người Trung Hoa cổ xưa dành phần ưu ái cho đôi bàn chân, hay nói đúng hơn là bề ngoài của chúng.
Thế nhưng yêu bàn chân trần của một phụ nữ bị coi là một sự đồi bại. Cách đây 700 năm, triết gia Fang Xun đã nhắc nhở những người chồng: “Nếu anh cởi bỏ đôi giày và dải băng bó chân ra, cảm xúc thẩm mỹ sẽ bị phá đổ mãi mãi.
Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm sóat và củng cố đức hạnh của nữ giới.
Nhà xã hội học Yang Yang của Trung Quốc mới đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên 300 cụ bà cao tuổi sinh sống tại Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông. Đa số các chứng nhân lịch sử này đều cho biết, người xưa tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác ngoài chồng mình.
Để “đôi chân hoa huệ” ngày càng nhỏ xinh và hoàn thiện, người ta lại càng ra sức căng chặt vải buộc chân cho thêm phần đau đớn. Để rồi đến cuối triều nhà Minh (1636-1911), nó chẳng khác gì một cuộc hành hình mà bất cứ cô gái mới lớn nào cũng đón nhận bằng thái độ vừa háo hức, vừa khiếp đảm.
Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên, thậm chí đau đớn phát ngất chứ đừng nói đi lại. Muốn di chuyển, kiều nữ bó chân chỉ còn cách trườn bò hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt nhất là cứ yên vị một chỗ cho xong. Gót chân chai cứng dần bởi trong suốt quá trình bó chân hoa huệ, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót chứ tuyệt nhiên không được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón chân.
Sau nhiều năm vật vã “làm đẹp” như thế, cuối cùng xương bàn chân cũng cong lên thành hình... “hoa huệ”. Dải băng tuy không được tháo ra nhưng cảm giác đau cũng dần dần chai sạn. Đến lúc này, những cô gái chân hoa sen, hoa huệ có thể ngẩng cao đầu mà bước vào cuộc thi được tổ chức giữa các gia tộc quyền quý nhất.
Ngày nay tục này đã bị cấm.
Mong các bạn bổ sung thêm thông tin. Mình cũng sẽ tìm thêm thông tin về vấn đề này!
RANDOM_AVATAR
CUHUYEN
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi Thuy Dung » Thứ 6 28/03/08 12:19

Bạn Lamha có viết: "Đa số các chứng nhân lịch sử này đều cho biết, người xưa tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác ngoài chồng mình. Ta có thể tin rằng tục bó chân của người Trung Hoa cũng có liên quan đến yếu tố tình dục"
Tôi đồng ý với lamha việc liên quan đến yếu tố tình dục của tục bó chân ở người phụ nữ Trung Quốc, thế nhưng ở một khía cạnh khác chứ không phải ở sự gắn bó thuỷ chung với người chồng như bạn nói. Yếu tố dục tình ở đây theo tôi được biết đó chính là từ quan niệm về tính dục khi xưa của người Trung Quốc. Họ xem đôi bàn chân phụ nữ là khu vực kín đáo và gợi dục nhất trên cơ thể, là điều cấm kỵ (đến nỗi trong tranh vẽ cảnh trai gái ái ân, người đàn bà dù loã thể nhưng đôi chân vẫn không để lộ ra). Đôi bàn chân nữ giới là biểu trưng của nữ tính và là vùng kích động nam giới nhiều hơn cả; vic vuốt ve, hôn hít bàn chân là những động tác tiền giao hoan. Người đàn ông nào khi đã nắm được chân người phụ nữ là xem như đã chinh phục được người đó; và người phụ nữ nào cho đàn ông xem chân là coi như đã đồng ý, sẵn sàng hiến dâng tất cả.
Tục bó chân lúc đầu bắt đầu khi còn thiếu nữ, khi đó chân đã lớn nên rất đau đớn và không thể ép cho nhỏ lại thành bàn chân 3 tấc được. Sau, có 2 dạng bó chân phổ biến: bó sớm và bó trễ.
Bó sớm (mạn triền) thường có ở những gia đình giàu có, bắt đầu khi bé gái khoảng 3-4 tuổi. Người mẹ lấy vải quấn các ngón và đi giày chật cho bé gái hằng đêm, càng lớn càng thắt chặt thêm, đến khoảng 8 tuổi thì hoàn tất việc bó chân. Tuy nhiên, nhiều cô gái do bó chân quá sớm nên thường phát triển không bình thường, hay đau yếu và thường chết yểu.
Bó nhanh (cấp triền) thường gặp ở con nhà nghèo, phải lao động và cha mẹ cũng không có thì giờ để bó chân cho con từ nhỏ, nên đến 8,9 tuổi, có khi 14,15 tuổi mới bắt đầu bó âng cho con. Theo cách này, người ta còn chọn "ngày lành tháng tốt", nhiều bà mẹ không nỡ nên phải nhờ những bà già có kinh nghiệm, nhiều người lớn xúm vào giữ đứa trẻ, bẻ gẫy 4 ngón cho gập vào lòng bàn chân rồi dùng dây vải quấn chặt, kéo xuống gót chân xiết lại...người ta còn uốn mu bàn chân cong lên. Việc bó nhanh chỉ tiến hành một lần là xong, cứ để vậy chứ không uốn từ từ như cách bó thứ nhất. Cách vài ngày lại tháo băng ra, rửa chân với nước ấm cho sạch máu mủ, rắc thuốc bột rồi lại quấn chặt... thời gian tiến hành đến khi xong khoảng 3 tháng thì bàn chân biến dạng không còn hồi phục được nữa. Cách này tuy đau đớn rất nhiều nhưng đứa trẻ sau này có thể làm việc nặng nhọc được.
Một khi đã bó chân, thì phụ nữ Trung Quốc phải mang những đôi giày được chế tạo riêng biệt và còn có những phụ kiện đi kèm: vải quấn đủ màu sắc, vớ... ít nhất người ta cũng phải có vài mảnh vải (ngang khoảng 2 tấc, dài 6m) như thế để dễ bề giặt giũ.
Xung quanh tục bó chân của người Trung Quốc vẫn còn nhiều điều huyền bí để chúng ta khám phá. Không phải ngẫu nhiên mà thời xưa, phụ nữ Trung Quốc phải gồng mình chịu đau đớn đến vậy, để được đôi chân theo quan niệm thẩm mỹ ngày nay là không lành lặn. Các anh, chị đóng góp thêm cho đề tài này, những mong tìm ra cách lý giải cho hiện tượng văn hoá tồn tại rất lâu đời trong lịch sử Trung Quốc.
RANDOM_AVATAR
Thuy Dung
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 5 25/10/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tuc bo chan bieu hien van hoa goc nong nghiep

Gửi bàigửi bởi lamha » Chủ nhật 30/03/08 9:22

Mình viết câu kết về sự liên quan giữa yếu tố tình dục và bàn chân được bó của phụ nữ TQ là để tổng kết cho tất cả những gì mình và các bạn trình bày ở trên chứ không phải chỉ riêng khía cạnh cuối cùng. Nhưng sự liên quan như thế nào thì chúng ta phải cần tìm nhiều dẫn chứng chứng minh nữa. Rõ ràng là bàn chân để trần của người phụ nữ Trung Quốc thời đó được xem là hình ảnh mang tính gợi dục rất cao, và thầy Thêm đã từng trình bày cho bọn mình nghe về vấn đề này. Mình cũng rất thích chủ đề này, mong là mọi người sẽ bàn tiếp.
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

TỤC BÓ CHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi heocon » Thứ 4 09/04/08 21:48

TÌM HIỂU VỀ TỤC BÓ CHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG HOA
Thời gian văn hóa: tục bó chân xuất hiện từ thời nhà Đường Lý Hậu Chủ (Lý Dục). Tương truyền “Hậu Chủ có người cung phi tên là Yểu nương, người đẹp thanh tú, giỏi việc ca múa. Hậu Chủ cho làm những đóa hoa sen vàng cao sáu thước, treo những đồ quí giá, buộc dải lụa để cho nàng dùng vải bó chân, múa trên những bông hoa trông chẳng khác gì múa trên mây. Nhiều người bắt chước sau thành tục bó chân”. Tục này tồn tại hơn một ngàn năm. Cho đến thời Dân quốc thì bãi bỏ.
Không gian văn hóa:Tục lệ bó chân bắt đầu từ trong cung sau truyền ra ngoài: đầu tiên là các ca kỹ, vũ nữ bó chân, sau đến các khuê nữ nhà đại gia rồi lan ra khắp cả nước. Người Trung Hoa lại dạy cho các dân tộc xung quanh tục này với hy vọng là họ sẽ tự say mê “ba tấc sen vàng” của dân tộc mình mà quên đi chuyện xâm lược Trung Quốc.
Chủ thể văn hóa: chủ yếu là người Hán. Người Mãn Thanh không bó chân. Thậm chí nhà Thanh còn ban hành lệnh cấm bó chân. Tuy vậy, lúc đó người Hán vẫn duy trì tục này xem như là cách chống đối nhà Thanh. Cho đến thời Vua Quang Tự thì còn ít người bó chân. Khang Hữu Vi cũng kêu gọi nhân dân đừng duy trì hủ tục này.Mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX thì tục bó chân mới thực sự chấm dứt.
Tục lệ bó chân của người Trung Hoa đã tồn tại trong một thời gian rất dài, gây ra nhiều đau đớn cho biết bao thế hệ phụ nữ. Quan niệm lạ lùng của người Hoa về đôi bàn chân-vẻ đẹp của người phụ nữ, nơi mà họ cho là gợi dục đã gây ra những hậu quả thật đáng tiếc. Vậy nhưng cho đến nay, vẫn có nhiều học giả Trung Quốc bênh vực cho tập tục này.
RANDOM_AVATAR
heocon
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 18/01/08 20:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Tục bó chân phụ nữ thời phong kiến Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi Thuy Dung » Thứ 7 15/11/08 19:19

Bó chân có thể nói là một hiện tượng văn hóa vừa độc đáo vừa đáng sợ (theo cách nhìn của chúng ta ngày nay) của Trung Hoa mà không có một dân tộc nào có thể sánh được. Bạn Lovebird trong viewtopic.php?f=35&t=527#p2598 có nêu chủ đề Tục bó chân biểu hiện văn hoá gốc nông nghiệp. Thiết nghĩ, đây là một chủ đề hay, nêu lên được vấn đề-gợi một hiện tượng văn hóa hết sức huyền bí, gây ấn tượng sâu sắc đối với những ai khi được một lần nghe thấy. Bản thân tôi cũng tìm hiểu thông tin liên quan đến đề tài này, nhưng có đôi chỗ không đồng tình với ý kiến Lovebird, khi cho rằng đây là một hiện tượng biểu hiện của văn hóa gốc nông nghiệp. Tôi đồng ý với chị Cuhuyen và chị Tuyetngan có viết trả lời, rằng tập tục này xuất phát từ tầng lớp thượng lưu, ít phải lao động và di chuyển; tập tục này quá cực đoan và đi ngược lại với tự nhiên (bàn chân phát triển bình thường lại bị bẻ gãy, bó buộc lại cho phù hợp với quan niệm của số đông bấy giờ, mặc dù chủ nhân đôi chân có bị “ám ảnh” vì đau đớn tột cùng).
Tuy nhiên, có một vấn đề mà khi tìm hiểu, tôi cũng chưa có câu trả lời. Bởi nếu theo chị cuhuyen thì tập tục bó chân dễ xảy ra hơn ở “vùng văn hóa “du mục” di chuyển nhiều bằng ngựa chứ ít phù hợp với vùng trồng trọt vốn tiếp xúc trực tiếp với nước và đất”; thế nhưng, trong cùng nền văn hóa Trung Hoa, người khách gia (Hẹ)- một tộc người được xem là du mục nhất, hay di chuyển nhất lại không tồn tại tục bó chân phụ nữ. Bó chân không thuộc văn hóa nông nghiệp, và lại không phù hợp trong trường hợp văn hóa du mục của người Hẹ, vậy thì tập tục này thuộc loại hình văn hóa nào mới phù hợp? Và vì sao trong thời gian dài, người ta có thể chịu đựng những áp đặt xung quanh việc có đôi chân nhỏ bé (sẽ có chồng như ý; người số sướng; chân không bó bị cười chê đến nỗi những người nghèo cũng cố buộc con gái chịu đau đớn để bó chân, mặc dù cô gái phải làm việc đồng áng…); để đến khi hủ tục bị bãi bỏ, những người bị bó chân đã phải đau đớn khi tháo băng tập đi trở lại và kể cả bị giới trẻ tân thời nhìn xoi mói... Hay tục bó chân chỉ phù hợp với quan điểm thẩm mỹ và tập quán của tộc người ít du mục trong số các tộc người gốc du mục ở Trung Hoa? Còn nhiều điều phải tìm hiểu kỹ hơn về đất nước, văn hóa và con người Trung Hoa bởi đây là một nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và có nhiều cái “nhất thiên hạ” không ai sánh kịp này.
RANDOM_AVATAR
Thuy Dung
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 5 25/10/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tục bó chân phụ nữ thời phong kiến Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi Thuy Dung » Thứ 7 15/11/08 19:20

Bạn Lamha trong viewtopic.php?f=35&t=527#p2598 có viết: "Đa số các chứng nhân lịch sử này đều cho biết, người xưa tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác ngoài chồng mình. Ta có thể tin rằng tục bó chân của người Trung Hoa cũng có liên quan đến yếu tố tình dục"
Tôi đồng ý với lamha việc liên quan đến yếu tố tình dục của tục bó chân ở người phụ nữ Trung Quốc, thế nhưng ở một khía cạnh khác chứ không phải ở sự gắn bó thuỷ chung với người chồng như bạn nói. Yếu tố dục tình ở đây theo tôi được biết đó chính là từ quan niệm về tính dục khi xưa của người Trung Quốc. Họ xem đôi bàn chân phụ nữ là khu vực kín đáo và gợi dục nhất trên cơ thể, là điều cấm kỵ (đến nỗi trong tranh vẽ cảnh trai gái ái ân, người đàn bà dù loã thể nhưng đôi chân vẫn không để lộ ra). Đôi bàn chân nữ giới là biểu trưng của nữ tính và là vùng kích động nam giới nhiều hơn cả; việc vuốt ve, hôn hít bàn chân là những động tác tiền giao hoan. Người đàn ông nào khi đã nắm được chân người phụ nữ là xem như đã chinh phục được người đó; và người phụ nữ nào cho đàn ông xem chân là coi như đã đồng ý, sẵn sàng hiến dâng tất cả.
Tục bó chân lúc đầu bắt đầu khi còn thiếu nữ, khi đó chân đã lớn nên rất đau đớn và không thể ép cho nhỏ lại thành bàn chân 3 tấc được. Sau, có 2 dạng bó chân phổ biến: bó sớm và bó trễ.
Bó sớm (mạn triền) thường có ở những gia đình giàu có, bắt đầu khi bé gái khoảng 3-4 tuổi. Người mẹ lấy vải quấn các ngón và đi giày chật cho bé gái hằng đêm, càng lớn càng thắt chặt thêm, đến khoảng 8 tuổi thì hoàn tất việc bó chân. Tuy nhiên, nhiều cô gái do bó chân quá sớm nên thường phát triển không bình thường, hay đau yếu và thường chết yểu.
Bó nhanh (cấp triền) thường gặp ở con nhà nghèo, phải lao động và cha mẹ cũng không có thì giờ để bó chân cho con từ nhỏ, nên đến 8,9 tuổi, có khi 14,15 tuổi mới bắt đầu bó âng cho con. Theo cách này, người ta còn chọn "ngày lành tháng tốt", nhiều bà mẹ không nỡ nên phải nhờ những bà già có kinh nghiệm, nhiều người lớn xúm vào giữ đứa trẻ, bẻ gẫy 4 ngón cho gập vào lòng bàn chân rồi dùng dây vải quấn chặt, kéo xuống gót chân xiết lại...người ta còn uốn mu bàn chân cong lên. Việc bó nhanh chỉ tiến hành một lần là xong, cứ để vậy chứ không uốn từ từ như cách bó thứ nhất. Cách vài ngày lại tháo băng ra, rửa chân với nước ấm cho sạch máu mủ, rắc thuốc bột rồi lại quấn chặt... thời gian tiến hành đến khi xong khoảng 3 tháng thì bàn chân biến dạng không còn hồi phục được nữa. Cách này tuy đau đớn rất nhiều nhưng đứa trẻ sau này có thể làm việc nặng nhọc được.
Một khi đã bó chân, thì phụ nữ Trung Quốc phải mang những đôi giày được chế tạo riêng biệt và còn có những phụ kiện đi kèm: vải quấn đủ màu sắc, vớ... ít nhất người ta cũng phải có vài mảnh vải (ngang khoảng 2 tấc, dài 6m) như thế để dễ bề giặt giũ.
Xung quanh tục bó chân của người Trung Quốc vẫn còn nhiều điều huyền bí để chúng ta khám phá. Không phải ngẫu nhiên mà thời xưa, phụ nữ Trung Quốc phải gồng mình chịu đau đớn đến vậy, để được đôi chân theo quan niệm thẩm mỹ ngày nay là không lành lặn. Các anh, chị đóng góp thêm cho đề tài này, những mong tìm ra cách lý giải cho hiện tượng văn hoá tồn tại rất lâu đời trong lịch sử Trung Quốc.
RANDOM_AVATAR
Thuy Dung
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 5 25/10/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron