Quan miện đường hoàng

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Quan miện đường hoàng

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 4 11/03/09 14:08

Con người khởi đầu sử dụng nón không phải để giữ ấm hay bảo hộ, mà là dùng làm trang sức. Trung Quốc đã phát minh ra nón từ rất sớm, thành ngữ “quan miện đường hoàng” (áo mão đườgng hoàng) trong đó từ “quan” và “miện” có nghĩa là nón. “Quan” hồi đó thật ra không giống với nón thời nay đội cả phần đầu, mà nó chỉ là một chụp nhỏ che đi một phần đỉnh đầu, hai bên dùng dây thắt vòng qua cổ để cố định lại. Thời cổ đại, con trai 20 tuổi là bắt đầu đội nón, lúc đội phải tổ chức “quan lễ”, thể hiện sự trưởng thành. Ở đời Hán, “quan” chia làm nhiều loại, những người có địa vị khác nhau tham gia những buổi sinh hoạt khác nhau thì sẽ dùng với những chiếc nón khác nhau. “Miện” xuất hiện sớm hơn “quan” dành riêng cho vua chúa, nó hình dáng trước thấp sau cao, biểu hiện sự kính trọng, phía trước dùng những sợi tơ che mặt, hàm ý mục bất tà thị (mắt nhìn chính trực), hai bên dùng những sợi tơ che tai, biểu hiện bất thính sàm ngôn (không nghe những lời bất chính).

Thời cổ đại người lao động sử dụng khăn chùm đầu: “khăn kết hợp nón, ý dùng để lau (mặt). Người đời sau đội cả lên đầu.” Vì vậy, khăn chùm đầu thật ra là khăn dùng để lau mồ hôi lúc lao động, về sau con người cải tiến thành nón đội lên đầu.

Các kiểu nón, khăn chùm đầu của các dân tộc ở Trung Quốc cũng phong phú không kém, nón có bông hoa của tộc người Duy Ngô Nhĩ, nón da cáo của người Mông Cổ, nón nỉ thêu của người dân tộc Thổ… đã trở thành một tiêu chí để phân biệt các dân tộc.

Nón còn liên quan đến một số lễ tiết, thời nay con người khi gặp nhau thì bỏ nón ra biểu hiện sự lễ phép, nhưng thời Trung Quốc cổ đại, bỏ nón ra là một hành động vô lễ, Đỗ Phủ trong 《Ẩm trung bát tiên ca》đã kể, Trương Húc say rượu bỏ nón làm lộ đỉnh đầu trước mặt vua, lúc đó là một cử chỉ mất thể thống.
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách