TRÀO LƯU PHỤC HƯNG NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

TRÀO LƯU PHỤC HƯNG NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 7 14/03/09 19:16

Trong xã hội Trung Quốc những năm gần đây xuất hiện một xu thế mới lạ mà giới báo chí Trung Quốc gọi là "Cơn sốt Quốc học". "Quốc học" là văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nói đúng hơn đây là phong trào phục hưng Nho giáo vì Nho giáo là nội dung chủ yếu của Quốc học.

Nhà nước Trung Quốc đã cho mở 100 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để dạy chữ Hán và văn hóa Trung Hoa cho người nước ngoài, nhiều quan chức đi học Quốc học, cha mẹ cho con đi học Tứ Thư, Ngũ Kinh (đã được giảng giải cho đơn giản để dạy cho trẻ em)...Nổi bật có "hiện tượng Vu Đan'

Vậy do đâu mà có trào lưu ấy? Tại sao nó lại xuất hiện trong thời buổi này? Nó là một phong trào tự phát hay do Nhà nước Trung Quốc phát động?
Chúc mọi người "Hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn hôm nay"
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

"QUỐC HỌC" LÀ GÌ ?

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 4 18/03/09 20:49

Người Trung Quốc dùng từ "Quốc học" để phân biệt với "Tây học"- nền văn hóa của các nước phương Tây khi nó du nhập vào Trung Quốc.

Quốc học bao gồm nhiều lĩnh vực : triết học Khổng Mạnh, Quốc họa, Trung y, chữ tượng hình,... có lịch sử 5.000 năm và có nhiều điểm độc đáo khác hẳn văn minh phương tâ, đó là niềm tự hào lớn nhất của người Trung Quốc.

Trong một nền văn hóa của mỗi quốc gia thì văn hóa tư tưởng chiếm vị trí quan trọng nhất. Ở Trung Quốc có ba học phái tư tưởng truyền thống quan trọng nhất là Nho gia, Đạo gia và Pháp gia, ngoài ra còn có Phật gia được du nhập từ Ấn Độ vào. Trong đó, Nho giáo có ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất đến xã hội Trung Quốc. Vì vậy, khi nói đến "quốc học" cũng chủ yêú nói đến Nho giáo.

Nho giáo có các quan niệm giá trị khác với phương Tây như xem :
- Giá trị đạo nghĩa cao hơn giá tri của danh lợi
- Giá trị đạo đức cao hơn giá trị của trí năng
- Giá trị tập thể cao hơn giá trị cá nhân
- Giá trị bình yên cao hơn giá trị của tự do
- Giá trị cùa sự hài hòa cao hơn giá trị cạnh tranh.

Những giá trị văn hóa truyền thống đã thấm sâu vào máu thịt của mỗi người Trung Hoa một cách rất tự nhiên, trở thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của họ. Nhưng chính những người Trung quốc trong suốt thời gian qua đã xa lánh, phê phán, chê trách thậm chí coi Nho giáo là cặn bã của chế độ phong kiến, cần phải vứt bỏ để tiến lên con đường giàu có và văn minh.

Với sự xâm nhập của văn hóa phương tây mạnh ở Trung Quốc trong thế kỷ qua, sự suy nghĩ về những giá trị truyền thống và hiện đại ,.... Người Trung Quốc ngày nay mới nói đến 'phục hưng " văn hóa truyền thống, tức phục hưng Nho giáo.

Trên đây là vài ý kiến em tìm hiểu được, mong các anh chị và các bạn cùng nhau trao đổi, xem còn nguyên nhân nào khác khiến Trung Quốc đòi "phục hưng Nho giáo".
Chúc mọi người "Hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn hôm nay"
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀO LƯU PHỤC HƯNG NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi thanhxuyen » Thứ 2 23/03/09 22:29

Khát vọng phục hưng Nho giáo của người Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay là chuyện tất yếu sẽ xảy ra, nó chỉ cần có cơ hội sẽ bùng phát mà thôi.

Sau 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, về kinh tế cò thể nói là một người khổng lồ, còn văn hóa chưa đạt được vị trí tương xứng.

về kinh tế cò thế nói hiện nay Trung Quốc đứng thứ 3 trên thế giới, sắp phóng vệ tinh thăm dò mặt trăng, nhưng chưa có một giải Nobel khoa học, Nobel văn chương hay giải Oscar nào ... Nhất là sau Đại cách mạng văn hóa, Trung Quốc đã bước ra từ đóng gạch vụn. Thêm vào đó những năm 90, Trung Quốc lại có phần lớn trí thức chuộng phương tây, coi đó là mục tiêu tấm gương của họ.
Người Trung Quốc hiện nay, muốn đưa nền văn hóa của họ theo kịp trào lưu văn hóa thế giới. Các học giả Trung Quốc bắt đầu suy nghĩ làm cách nào đưa nền văn hóa của họ đạt giá trị toàn cầu, tương xứng với nền kinh tế lớn hiện nay.
Khát vọng phục hưng văn hóa dân tộc ngày càng cháy bỏng trong lòng người Trung Quốc, khi mà giấc mơ nước lớn của họ dần trờ thành hiện thực.
RANDOM_AVATAR
thanhxuyen
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 5 12/02/09 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách