Bệ hạ - Điện hạ - Các hạ - Huy hạ - Tất hạ - Túc hạ - Tại hạ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Bệ hạ - Điện hạ - Các hạ - Huy hạ - Tất hạ - Túc hạ - Tại hạ

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 7 14/03/09 23:05

Văn hoá truyền thống Trung Hoa để lại những dấu ấn rất sâu đậm mãi đến tận ngày nay. Từ ngữ xưng hô tuy đã có biến đổi theo thời gian, theo tiến trình phát triển của xã hội, nhưng nhiều danh xưng vẫn tiếp tục được dùng và mang ý nghĩa khác. Những lời nói kính trọng sau đây vẫn được dùng trong quan hệ đối ngoại ( thư từ, dẫn lời trong yến tiệc) ngày nay.

1. 陛下bìxià (Bệ hạ): “陛” của “陛下” chỉ bậc thềm của cung điện nhà vua. “陛下” ban đầu là chỉ người hầu đứng dưới bậc thềm. Khi thần tử bẩm báo với thiên tử, không dám gọi thẳng thiên tử, nên phải nhờ người hầu đứng dưới bậc thềm bẩm báo cho thiên tử trước. Sau “陛下” trở thành lời nói cung kính đối với nhà vua.
2. 殿下 diànxià (Điện hạ): Ban đầu cũng là lời nói kính trọng đối với nhà vua. Nhưng theo sự phát triển của lịch sử, đối tượng xưng hô đã có biến đổi theo, sau đời nhà Hán biến đổi thành lời nói cung kính đối với thái tử, thân vương. Đến sau đời nhà Đường chỉ có hoàng tử, hoàng hậu, hoàng thái hậu mới được xưng là “殿下”.
3. 麾下 huīxià (Huy hạ): là lời tôn xưng đối với tướng soái. 麾, ngày xưa vốn chỉ lá cờ dùng để điều khiển quân đội.
4. 阁下 géxià (Các hạ): Thời xưa là lời tôn xưng đối với mọi người nói chung, dùng nhiều trong thư từ. Ý nghĩa gốc từ này là họ hàng, bằng hữu ngang hàng khi gặp mặt không tiện gọi thẳng tên, thường nhờ người hầu ở dưới lầu chuyển lời trước và xưng người hầu là “阁下”, sau này dần biến đổi thành lời nói kính trọng để tôn xưng giữa bạn bè họ hàng.
5. 膝下 xīxià (Tất hạ): khi con cái còn nhỏ thường ở quanh cha mẹ, nên dùng “膝下”biểu thị tuổi thơ. Sau mượn để chỉ cha me, mang ý thân thiết.
6. 足下 zúxià (Túc hạ): vào thời xưa, cấp dưới xưng hô với cấp trên, hoặc xưng hô giữa người ngang hàng với nhau đều dùng “足下”. 足下: có nghĩa là “您” (ông, ngài).
7. 在下 zàixià (Tại hạ) lời khiêm xưng bản thân. Ngày xưa dự tiệc, bề trên ngồi ghế trên nên tự xưng tại hạ.
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bệ hạ - Điện hạ - Các hạ - Huy hạ - Tất hạ - Túc hạ - Tại hạ

Gửi bàigửi bởi ngantam_ca08 » Thứ 4 18/03/09 21:03

Chào anh,
Theo anh nói các từ trên còn được dùng trong giao tiếp ngày nay, nhưng em thấy các từ này "cổ" quá, ngày nay không thường dùng trong giao tiếp hàng ngày. Vậy anh có thể cho vài ví dụ hay ngữ cảnh dùng các từ trên trong giao tiếp ngày nay không ? Cám ơn anh.
Chúc mọi người "Hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, Ngày mai sẽ hạnh phúc hơn hôm nay"
RANDOM_AVATAR
ngantam_ca08
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 18:41
Đến từ: Đồng Tháp
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bệ hạ - Điện hạ - Các hạ - Huy hạ - Tất hạ - Túc hạ - Tại hạ

Gửi bàigửi bởi thaouyen » Thứ 4 18/03/09 22:51

Chào anh!
Trong bài viết của anh, anh có đề cập đến từ" Bệ hạ" và cũng có giải thích đây là một cách xưng hô kính trọng đối với nhà vua. Em cũng thây có cách xưng hô khác nữa là " Hoàng thượng" - Chẳng hạn," bẩm hoàng thượng", vậy xin hỏi trong 2 từ trên, có sự khác biệt nhau hay không? Xét về mức độ trang trọng thì từ nào trang trọng hơn.
Cám ơn anh!
RANDOM_AVATAR
thaouyen
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 18/03/09 22:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bệ hạ - Điện hạ - Các hạ - Huy hạ - Tất hạ - Túc hạ - Tại hạ

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 5 19/03/09 22:00

Cám ơn bạn đã tham gia chủ đề này cùng tôi.
Ngày nay trong các quan hệ bang giao, văn thư cấp nhà nước vẫn còn dùng lối xưng hô này, nhưng nó chỉ để làm câu mở đầu cho trang trọng. Hay như một số công văn giữa các công ty Đài Loan khi lần đầu giao dịch với nhau cũng còn dùng lối xưng hô này tuy không nhiều.
Thân mến
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bệ hạ - Điện hạ - Các hạ - Huy hạ - Tất hạ - Túc hạ - Tại hạ

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 6 20/03/09 14:16

Cám ơn câu hỏi bạn đặt ra cho tôi.
Chúng ta thường nghe bẩm tấu "hoàng thượng", "bệ hạ"... điểm khác nhau giữa hai từ này ở hoàn cảnh sử dụng.
Nếu "bệ hạ" được dùng chính thức nhiều hơn trong lễ tiết, nghị sự và do các quan trình thưa thì "Hoàng thượng" lại là từ xưng hô dùng chung của dân chúng và quan lại khi xưng hô với nhà vua, nó được dùng nhiều hơn trong những trường hợp không mang tính nghi thức trang trọng hay lễ tiết.
Thân chào.
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách