KỊCH NÔ- HÌNH THÁI SÂN KHẤU KINH ĐIỂN NHẤT NHẬT BẢN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

KỊCH NÔ- HÌNH THÁI SÂN KHẤU KINH ĐIỂN NHẤT NHẬT BẢN

Gửi bàigửi bởi thanhnhan » Thứ 3 17/03/09 8:51

KỊCH NÔ- HÌNH THÁI SÂN KHẤU KINH ĐIỂN NHẤT NHẬT BẢN
Theo ngườI Nhật, Nô hay còn gọI là Nogaku, là hình thái sân khấu truyền thống kinh điển nhất và thực chất, cũng phát triển toàn diện nhất của Nhật Bản.
Kịch Nô xuất hiện vào đầu thế kỉ XV và gắn chặt vớI tên tuổI của Zeami Motokiyo (1363-1433). Nhưng tớI thế ki XVII, sau ngày Shogun Tokugawa lên trị vì, hình thái kịch nghệ này mới thực sự hưng thịnh. Từ năm 1603, Shogun Tokugawa Ieyasu lên cầm quyền, các vở diễn bắt đầu mang hình thái nghi lễ trọng thể, chỉ trình diễn trong những dịp hộI lễ hằng năm. Cũng từ đó, các vở diễn còn được diễn để mừng ngày nhà vua lên ngôi, ngày cử hành hôn lễ của các bậc quyền quý, ngày phong tước, ngày các gia đình bậc quyền quý sinh con trai, lễ trưởng thành của các trưởng nam, thứ nam của các bậc quyền quý…

Kịch Nô có 5 trường phái chính: Kanze, Komparu, Hosho, Kongo và Kita.
Kịch Nô thường được diễn trên sân khấu nhỏ, hình vuông, dựng bằng gỗ hinôka (bách Nhật Bản), không sơn. Sân khấu chỉ cách dãy đầu của hàng ghế khán giả một dải đất rộng chừng một thước, trên rải đá dăm hoặc sỏi. Ba phía để trống, mặt sau là một tấm phông màu vàng, trên vẽ hình một cây thông cổ thụ cách điệu, sum suê cành nhánh, tượng trưng cho sự trường thọ.Sau sân khấu, có bố trí 4 nhạc công và 1 ngườI phụ trách đạo cụ, gọi là koken, được coi như “tàng hình”, tuy thỉnh thoảng anh ta vẫn ra sân khấu phụ giúp vở diễn. Diễn viên được chuyên môn hoá nghiêm ngặt, phân thành 3 nhóm chính sau: shite-diễn viên chính, thủ vai chính; waki-diễn viên phụ và kyogen-diễn viên hài, đảm trách các màn phụ, chen giữa các màn chính trên đây. Diễn viên thường đeo mặt nạ, chằng chặt bằng những sợi dây đeo, cột lên đầu. Trang phục mang tính chất lịch sử-ước lệ, tương tự kiểu trang phục thế kỷ XV.

Kịch Nô dàn dựng trên 2 nguyên tắc chính: monomane ( nghĩa đen: “mô phỏng”)- đề cao tính chân thực (“diễn như thật”) và yugen ( nghĩa đen “chiều sâu nội tại ”, “kín đáo”, “hàm ẩn”)-hình thức hài hoà tột đỉnh của vẻ đẹp thiêng liêng. Hai nguyên tắc trên thể hiện cả trong kịch bản, lời thoại, vũ đạo, các điệu nhạc lời ca, lẫn trong các động tác sân khấu của các diễn viên. Mục đích là khơi gợi những “cảm giác siêu sao” trong tâm thức khán giả. Nền tảng của hai nguyên tắc trên vẫn là chủ thuyết của Thiền: thôi thúc chủ thể và ngoại giới hội nhập vớI nhau, tức cảm xúc của diễn viên và khán giả phải giao hoà được với nhau, như một thể thống nhất.

Khi đã nhập vai, diễn viên như rơi vào trạng thái chứng nghiệm, nhờ đó, anh ta sẽ có cơ hội để cảm nhận rõ nét những tính cách và đức tính mà nhân vật mình thủ vai, đồng thời tìm được các phản xạ tương thích cần phải trình diễn trong toàn vở.
Trước lúc ra sân khấu, diễn viên phải chiêm nghiệm thong thả và tỉ mỉ chiếc mặt nạ mà anh ta sắp mang, để cảm nhận toàn bộ những cảm xúc sẽ nếm trải. Nhờ thâm nhập trạng thái tâm lý nhân vật theo cách đó, diễn viên sẽ diễn xuất thoải mái mọi hành động và cách ăn nói của nhân vật trong suốt vở. Tất cả những gì diễn viên sẽ phải thể hiện trên sân khấu đều đã được thể hiện sẵn trên chiếc mặt nạ kia rồi, nên anh ta chỉ làm một việc nữa thôi- bộc lộ những đặc điểm của nhân vật ra trước khán giả. Phải như vậy, diễn viên mới hi vọng khơi gợI được những phản xạ ( ứng đáp cần thiết trong tâm thức ngườI xem. Chủ thuyết của Thiền như vậy đã cung cấp cho diễn viên cơ sở tinh thần, lẫn thủ pháp diễn xuất.

Mỗi vở diễn thường kéo dài 6 giờ. Theo thể thức thế kỷ XVI, vở nào cũng phải gồm 5 phần chính: 1. nói về các đấng thần linh. 2. nói về một kiếm khách samurai. 3. nói về một thiếu nữ hay một phụ nữ. 4. nói về một gã ác độ. 5. nói về thứ ma tà hoặc một lễ hội nào đó thờI xưa. MỗI phần thường gồm đoạn khai mào, đoạn tiến trình diễn biến các biến cố và đoạn kết – mở nút.

Vở diễn vốn mang màu sắc bi tráng, nên thường phải chen thêm vào những màn hài, lúc chuyển cảnh cho không khí bớt nặng nề. Sự tương phản đó – chuyển từ bi sang hài, và ngược lại – giúp cuốn hút sự chú ý của khán giả từ đầu chí cuối và tạo điều kiện cho khán giả dễ dự phần vào các biến cố trong vở diễn. những bài thơ Haiku đan xen vào các phần, các động tác cách điệu của diễn viên, các khúc nhạc, lời ca, tiếng kêu gào và cách chiếu sáng….tất cả đều nhằm thu hút khán giả, biến các biến cố xa xưa thành những cảnh thực, khiến cho các huyền tích về Phật giáo trở thành những chuyện gần gũi, thân thiết với khán giả. Kịch Nô góp phần định hình vững chãi thêm nếp nghĩ của ngườI Nhật. Chẳng phải vô cớ mà họ đã cố tìm mọi cách để bảo tồn loạI hình nghệ thuât đặc sắc này.
Hiện nay, kịch Nô đang được khuyếch trương ngay cả tạI Nhật lẫn ngoại quốc. Các vở diễn của loại hình sân khấu đó đã đem đến cho công chúng khắp thế giới không những trang sử sống động của dân tộc Nhật, mà cả các chủ thuyết của Thiền.
RANDOM_AVATAR
thanhnhan
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 16:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách