SUMO – sân chơi của những người khổng lồ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

SUMO – sân chơi của những người khổng lồ

Gửi bàigửi bởi thanhnhan » Thứ 3 17/03/09 12:37

SUMO – sân chơi của những người khổng lồ
Sumo gắn liền với những nghi lễ tôn giáo của người Nhật Bản. Xuất hiện từ năm 23 trước Công Nguyên , những Sumotori ( võ sĩ Sumo ) vốn là những người có nhiệm vụ hành quyết và đe doạ quân địch đầu hàng. Sumo gắn liền với nghi thức thần đạo Shinto. Võ đài Sumo phải được tẩy uế trước cuộc đấu bằng cách tung muối. Những võ sĩ Sumo vỗ tay để kêu gọi sự chứng kiến của thần linh.

Trận đấu Sumo đầu tiên được tiến hành năm 642. Năm 858, Nhật hoàng Sei wa đã chiến thắng trong những trận đấu Sumo năm đó và ông đã góp công lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của Sumo. Thời vua Edo ( 1603 – 1868 ), các cuộc thi đấu Sumo đã được diễn trong các ngôi đền thiêng nhưng vẫn mang nặng tính tôn giáo. Đến thời Minh Trị ( 1868 – 1912 ), Sumo mới được coi là môn thể thao dân tộc.

Sumo hiện đại xuất hiện từ năm 1500. Năm 1680, việc tổ chức thi đấu Sumo và phân biệt đẳng cấp trong những Sumotori được hoàn thiện. Những đấu sĩ Sumo càng có trọng lượng lớn càng được tôn trọng, thường bắt đầu từ cân nặng 130 ki lô gam. Họ tăng trọng bằng chế độ ăn đặc biệt với nhiều chất béo gọi là chankonabe kết hợp với những bài tập haragei. Những Sumotori muốn trở thành Sumo phải gia nhập Sumobeya ( trường đào tạo Sumo ) từ tuổi 15 và phải theo chế độ tập luyện khắc nghiệt. Hằng năm, sẽ có 6 giải đấu Sumo ( basho ) kéo dài 15 ngày nhằm phân biệt đẳng cấp của các Sumotori. Những võ sĩ Sumo phải luyện sự tĩnh tâm bằng cách ngồi trầm mặc trước bàn thờ Shinto và loại bỏ những tạp niệm.

Thứ bậc của các Sumotori được phân thành 9 hạng. Những thứ hạng cao nhất của Sumo gồm: Komusubi, Sekiwake, Ozeki, và trên cùng là Yokozuna. Trong thế kỷ XX, Sumo đã trở thành môn thể thao toàn cầu. Năm 1993, giải đấu Grand Sumo Tournament tổ chức ở Honolulu, Hawaii. Những võ sĩ được phong tước hiệu Yokozuna cao quý nhất cũng dần xuất hiện những người nứơc ngoài.

Trong mỗi trận đấu ở thời hiện đại, những võ sĩ Sumo được phép nhận tiền của người xem nhưng trước khi nhận, họ phải viết chữ tâm lên không trung thể hiện tinh thần thượng võ. Giải thưởng của một trận đấu Sumo là 3 triệu Yen. Giá vé xem Sumo cũng rất đắt.

Tuy là môn thể thao đặc biệt nhưng do những quy chế đào tạo quá nghiêm ngắt và kết quả của quá trình tập luyện luôn là một thân hình quá khổ, Sumo đã dần không thu hút được sự tham gia của giới trẻ. Hiện naychỉ còn 386 võ sĩ chuyên nghiệp và khan giả xem cũng đã giảm nhiều.
RANDOM_AVATAR
thanhnhan
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 16:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SUMO – sân chơi của những người khổng lồ

Gửi bàigửi bởi a xin » Thứ 4 25/03/09 12:22

Sumo quả thật là môn thể thao đặc trưng của người Nhật. Tôi nghe nói cũng rất nhiều cô gái Nhật thích kết hôn với những người quá khổ này. Nhiều lý do nhưng một lý do không thể không nhắc tới là các cô gái cảm nhận "khả năng" sinh lý của những người này chắc hẵn sẽ tuyệt vời lắm. Bạn đọc nhiều sách vở thấy có đúng không a?
Xin đa ta.
RANDOM_AVATAR
a xin
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 10:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: SUMO – sân chơi của những người khổng lồ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Quynh Mai » Thứ 5 26/03/09 19:37

Bài "SUMO -san chơi của những người khổng lồ" quả là rất thú vị. Mình được biết là các cô gái Nhật thích lấy võ sĩ Sumo là vì đẳng cấp. Một cô gái mà lấy võ sĩ có đẳng cấp cao thì danh vọng càng cao
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Quynh Mai
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 06/12/08 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron