Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi StarLady » Thứ 6 20/03/09 19:00

Hình tượng về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên dung nhan lộng lẫy, thao lược hơn người, là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa đã trở thành chủ đề hấp dẫn cho các sáng tác văn học và điện ảnh. Trong một bộ phim dài tập, minh tinh màn bạc Lưu Hiểu Khánh đã rất nổi tiếng với vai Võ Tắc Thiên từ lúc là thiếu nữ 16 tuổi đến khi trở thành bà già 80.

Hình ảnh Nữ hoàng Võ Tắc Thiên thường xuyên được tái hiện trên các bộ phim truyền hình Trung Quốc. Sắp tới, một bộ phim mới về Võ Tắc Thiên sẽ khởi quay và Phạm Băng Băng là ứng viên sáng giá nhất để vào vai Nữ hoàng Võ Tắc Thiên công nhiều, tội lắm và những chuyện phòng the dâm loạn.

Sử sách Trung Quốc đã ghi chép rất nhiều về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Xung quanh vấn đề công, tội của bà cũng tồn tại nhiều ý kiến trái ngược. Ngay cả tấm bia mộ “không chữ” của bà trên núi Lương Sơn – ngọn núi lưu giữ 18 lăng mộ của các Hoàng đế Đại Đường, cũng gây nhiều tranh cãi cho người đời sau.

Tấm bia mộ có một không hai trong lịch sử này cao 7,53m, rộng 2,1 m, dày 1,49 m, nặng 98,84 tấn, nhưng không có một dòng chữ nào khắc trên đó, chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau biểu hiện quyền uy tối thượng của Nữ hoàng đế. Hai bên thân bia khắc hai con đường dài 4,12m, rộng 0,66m.

Trên con đường đó chạm một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm... Luận giải về “Bia không chữ”, đa số người cho rằng, Võ Tắc Thiên tự cho mình công lao không thể nói hết, không thể dùng văn tự biểu đạt được.

Một số khác thuận theo ý kiến Trung Tôn Hoàng đế không biết nên gọi Võ Tắc Thiên là Hoàng đế hay Mẫu hậu. Lại có một số người giải thích, Võ Tắc Thiên cho dựng bia không chữ là để người đời sau bình phẩm, đánh giá về mình rồi khắc vào!

Lịch sử thế giới đã ghi danh những người đàn bà chiếm giữ đỉnh cao quyền lực như: Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, Nữ hoàng Anh Elizabeth, Nữ Hoàng Nga Catherine và Nữ hoàng Võ Tắc Thiên... Do đặc điểm xã hội, lịch sử của mỗi quốc gia, đường đến ngai vàng của những người đàn bà này chẳng mấy giống nhau.
Cleopatra kết hôn với em trai Ptoleme cùng kế thừa ngai vàng ở Ai Cập theo di chúc của phụ vương Ptoleme 12. Elizabeth được trở thành Nữ hoàng Anh theo chúc thư của Quốc vương Enjoy VIII. Catherine nước Nga giết chồng, thoán ngôi...

Còn người con gái bình dân họ Võ, tên Chiếu lấy cả hai bố con vua Đường để trở thành Nữ hoàng đế - một hiện tượng hy hữu trong lịch sử phong kiến Trung Hoa! Võ Chiếu tuy không được liệt vào hạng “tứ đại mỹ nhân”, song nhan sắc của nàng cũng đã khiến cả vua Đường Thái Tông (cha) và vua Đường Cao Tông (con) phải nghiêng ngả.

Sách cũ chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới 14 tuổi, nhưng đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp phải mê mẩn.

Sự hấp dẫn của một thiếu nữ đang tuổi mơn mởn đào tơ khiến vua yêu đến nỗi, trời vừa sắp hoàng hôn đã gọi cô vào “hầu ngủ”. Sử sách chép rằng, bấy giờ Thái Tông đã 41 tuổi, thấy thiếu nữ 14 tuổi, lo thân thể cô không chịu nổi vóc dáng vạm vỡ của mình. Nhưng ngược lại, cô đã hiểu phong nguyệt nên chủ động hoàn toàn không ngại ngùng.

Xuân phong âu yếm, khi khóc, khi cười đều đẹp càng làm lòng người mềm yếu, khiến người không say tự say, không mê tự mê. Thái Tông tuy có rất nhiều phi tần, vẫn chưa từng nếm mùi vị như thế. Đến khi mặt trời lên khỏi ngọn dâu, Thái Tông mới miễn cưỡng vào triều.

Sau lần được “thấy mặt Rồng”, Võ Chiếu được vua đặt cho tên Mỵ Lang, phong làm Tài nhân, cho ở cung Phúc Tuy. Vua Đường Thái Tông yêu Mỵ Lang đến mức ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi ra khỏi cung.

Cả Doãn Kỷ, Trương Kỷ là hai người được sủng ái nhất trước đó cũng không được ở lại. Mỵ Lang được vua Thái Tông sủng ái 12 năm. Trong 12 năm đó, Võ Chiếu đã trưởng thành về cả thể chất lẫn tinh thần, học được những thủ đoạn cần thiết để thực hiện giấc mộng làm vua.

Khi vua Đường Thái Tông lâm bệnh trọng, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Mỵ Lang đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết theo vua.

Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mỵ Lang nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ và hoài thai Thái tử. Sau đó Mỵ Lang được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi. Khi Thái tử Vi Cường chào đời, Mỵ Lang quyết hạ bệ Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, giành ngôi Hoàng hậu, dần dần tham dự vào triều chính.

Thuận Châu

(Theo http://vnca.cand.com.vn)
RANDOM_AVATAR
StarLady
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 16/12/08 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi thaouyen » Thứ 6 20/03/09 23:06

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên là nhân vật mà mình rất ngưỡng mộ. Luận về công hay về tội thì bà cũng được liệt vào hàng " Siêu đẳng". Một người phụ nữ xinh đẹp mà lại tài cao như vậy quả là có một không hai trong lịch sử.
Nhưng theo thông tin mình được biết, khi đã vào cung, bà được vua ban tên là " Võ Mỵ Nương". Như vậy, không biết " Võ Mỵ Lang" VÀ " Võ Mỵ Nương" tên nào chính xác?
Cám ơn bạn.
RANDOM_AVATAR
thaouyen
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 18/03/09 22:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi StarLady » Thứ 7 21/03/09 12:49

:D ! Bạn thaouyen đã đưa ra một ý kiến thú vị về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên.

Mình xin được trả lời như sau: Theo nguồn tài liệu đáng tin cậy thì Võ Tắc Thiên được đưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 638 (một thời điểm khác có thể là: 636) và là một Tài Nhân (才人), tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Vua Thái Tông đặt tên cho bà là Mị (媚), có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vị nữ hoàng trẻ thường được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương (武媚娘).

Như vậy cái tên Võ Mị Nương hoặc Võ Mỵ Nương (do nhiều tài liệu dịch sang tiếng Việt khác nhau nên trong dân gain mới có cách sử dụng chữ "i" hoặc "y" trong chữ "Mị" hoặc "Mỵ") là có phần chính xác hơn cả.

Tuy nhiên, trong bài mình đưa trên diễn đàn do trích dẫn lại nguyên văn bài viết của tác giả Thuận Châu nên không dám sửa đổi từ ngữ trong đó, cái tên Võ Mỵ Lang cũng là do tác giả bài này viết.

Hơn nữa, đây cũng là một chủ đề khá hay nên rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến thảo luận.

Cảm ơn thaouyen nhieu!!! :)
RANDOM_AVATAR
StarLady
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 16/12/08 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi the yun » Thứ 2 13/04/09 13:21

Võ Tắc Thiên là người phụ nữ mà mình khâm phục nhất. Mặc dù đã có nhiều phụ nữ leo lên ngưỡng cao của nắc thang quyền lực nhưng mấy ai được thăng trầm như Võ Tắc Thiên?
Đó là công hay là tội? Một người phụ nữ có thể nắm được cả thiên hạ, đó không thể là Võ Mỵ Nương hiền lành, trong sáng mà phải là một Võ Tắc Thiên làm nhiều người nể sợ. Đã là người làm việc lớn thì phải biết hy sinh. Vì thế Võ Tắc Thiên thành người mang tội.
nếu bạn thích cầu vồng thì hãy kiên nhẫn trước những cơn mưa
Hình đại diện của thành viên
the yun
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/01/09 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi quananh » Chủ nhật 26/04/09 2:58

Theo mình, những hành vi của Võ Tắc Thiên mà người sau luôn gọi bà bằng cái tên : Ác Hậu, cần phải qua một quá trình xem xét. Chúng ta cần phải xem lại bối cảnh lịch sử đương thời. Cần nhớ, triều đại nhà Đường được coi là một trong những giai đoạn hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, là thời kì nở rộ nhất của thơ ca, văn hóa v.v. Cho nên, đó cũng là thời kì mà những chuẩn mực xã hội phát triển hơn bao giờ hết, mà đương thời khi đó là Nho Giáo. Việc “trọng nam, khinh nữ” đã trở thành một cái vòng “kềm kẹp” những số phận nữ nhi đương thời.

Như đã biết, định mệnh đã an bài cho cả hai phái : nam và nữ, những cá tính riêng biệt. Nam giới thì mạnh mẽ, cương quyết. Ngược lại, nữ giới thì yến mềm, chung thủy lại có phần yếu thế hơ (so về sức khỏe). Chính vì cứ đi theo nếp nghĩ ấy, mà đại đa số phụ nữ đương thời, đặc biệt là phụ nữ Trung Hoa (cái nôi của tư tưởng Nho Giáo khắt khe), lại càng không có tiếng nói cho riêng mình.

Tuy nhiên, xã hội thì muôn màu muôn vẻ, vãn có những người phụ nữ không chịu an phận. Và khi họ nhận ra, quyền bính có thể về tay mình, thì bằng nhan sắc và trí thông minh, thêm vào một chút may mắn, họ sẽ không bỏ qua cơ hội. Và trong lịch sử Trung Hoa, có 2 người phụ nữ đã làm được điều đó : Võ Tắc Thiên Từ Hy Thái Hậu. Thế nhưng, người ta lại chú ý đến Võ Tắc Thiên nhiều hơn, bởi cuộc soán ngôi đầy ngoạn mục, việc lập ra triều Đại Chu thay thế Đại Đường và những hành động đầy tai tiếng của bà trong suốt quá trình tại vị.

Những hành động của bà, nếu chỉ xem xét ở hệ tọa độ của luân lí xã hội khắt khe khi xưa, thì quả đúng là không ngoa khi đặt biệt danh : ác hậu. Thế nhưng, trên bình diện chung, xóa bỏ mọi rào cản và tiến tới bình đẳng giới thì mọi việc sẽ khác hẳn đi. Các nam hoàng đế, ai ai cũng có cả trăm ngàn cung phi, mĩ nữ vây quanh, thì tại sao một nữ hoàng đế như bà lại không được phép có nhiều “chồng”? Các nam hoàng đế có thể dùng thủ đoạn để mưu cầu cho mình quyền lực, thì không có lí gì một nữ hoàng đầy quyền uy như bà lại không được dùng v.v. Đó là tiếng nói bình đẳng giới.

Thế nhưng, cũng có những người con gái đã không làm như thế, mặc dù cơ hội đến với họ là chắc chắn trong tay. Ví dụ như Tây Thi chẳng hạn.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Tây Thi do Phùng Bửu Bửu đóng vào thập niên 80 – 90[/center]

Ngô Phù Sai say mê sắc đẹp của nàng, đến nỗi làm điêu đứng cả nước Ngô. Thế nhưng, ta cần phải xem xét lại thời kì đầy loạn lạc ấy, cũng là một yếu tố cản trở bước đường tiến thân của Tây Thi. Tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ đã chứng minh cho việc Tây Thi khác Võ Tắc Thiên ở tham vọng quyền bình. Khi Ngô Phù Sai ra trận, Tây Thi đã khóc ngất đi, nàng ngã khụy xuống sàn vì thực chất: nàng đã yêu Phù Sai. Chi tiết sáng giá đó cho thấy nàng đã không còn là gián điệp của nước Ngô, mà là toàn tâm, toàn ý chung thủy với chồng. Như vậy, Tây Thi đã là một người phụ nữ theo đúng nghĩa của danh từ ấy.

Hay như Điêu Thuyền

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Điêu Thuyền do Phan Nghinh Tử đóng[/center]

Người ta nói : Đẹp như Tây Thi, nói giỏi như Điêu Thuyền vì Điêu Thuyền nhờ vào tài ăn nói của mình đã làm đảo điên cha con loạn thần Đổng Trác Lữ Bố. Nàng là người đã có nhận thức rằng mình đẹp, và sử dụng thứ vũ khí lợi hại ấy mà dẹp tan loạn thần trong nước. Thế nhưng, nàng đã không sử dụng thứ vũ khí “chết người” ấy để mưu cầu danh vọng cho cá nhân.

Còn Võ Tắc Thiên, cũng giống như Dương Quý Phi, Vương Chiêu Quân. Sống làm vợ của cả 2 triều vua. Nhưng mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Và Võ Tắc Thiên đã chọn cách riêng cho mình.

Từ một Võ Chiếu vô danh

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Nhất Đại Nữ Hoàng do Phan Nghinh Tử đóng năm 1981[/center]

Đến một Võ Tài Nhân xinh đẹp mơn mởn

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Nhất Đại Nữ Hoàng do Phan Nghinh Tử đóng năm 1981[/center]

Hay một Võ Chiêu Nghi với tài sắc ngày một hoàn thiện hơn

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Nhất Đại Nữ Hoàng do Phan Nghinh Tử đóng năm 1981[/center]

Một Võ Hậu quyền lực

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Nhất Đại Nữ Hoàng do Phan Nghinh Tử đóng năm 1981[/center]


Và đỉnh điểm là một Nhất Đại Nữ Hoàng thâu tóm thiên hạ

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh trong phim Nhất Đại Nữ Hoàng do Phan Nghinh Tử đóng năm 1981[/center]

Trong cuốn “Tình sử Võ Tắc Thiên” có đề cập đến tính cách của bà như sau: “Một người xinh đẹp nõn nà. Một người độc ác như rắn rết. Một người đàn bà dâm đãng ít ai bằng. Một nữ hoàng hiền thánh khai minh”. Điều đó cho thấy rằng, tính cách của bà rất đặc biệt. Từ một thiên tài về khả năng chính trị, cho đến một con người đầy thủ đoạn, giết hại cả con ruột, chị gái, em họ, cháu ruột và thậm chí làm cho người chồng của mình là Đường Cao Tông phải điên đầu, dẫn đến chứng tâm thần, hay tính hoang dâm vô độ của mình v.v. Tất cả đều tạo nên một tính cách rất khác biệt mà ngay cả những Nữ Vương khác trên thế giới cũng đều không ai có.

Hoặc như cái chết của bà với lời di chúc duy nhất cũng cho thấy nét đặc biệt: “Sau khi ta chết, bia đá trước phần mộ ta không cần khắc chữ, cuộc đời ta cứ để hậu nhân bình xét. Nhớ lấy!". Chính vì những điều đó, mà người ta không biết nên gọi bà là gì: Bạo chúa chăng? Minh quân chăng? Nữ hoàng phong lưu chăng? Mặc ai chê trách, mặc ai khen!

Một con người yêu thích văn thơ, nhạc xướng, nhưng lại hoang dâm vô độ. Những tính cách rất trái chiều : một bậc nữ vương sáng suốt, nhưng biết bao mạng người đã trải dưới bước đường danh vọng của bà.

Những sáng kiến của bà trong khảo thí vẫn được các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh sau áp dụng, hay như một thời kì cực thịnh vào loại bậc nhất của đời Đường nói riêng và của lịch sử cổ đại Trung Hoa nói chung là những minh chứng về “công” của bà. Tuy nhiên, khi nhắc đến Võ Tắc Thiên, người ta chỉ chú ý đến “tội” nhiều hơn. Âu cũng là lẽ thường, giống như một cái chấm đen trên một tờ giấy trắng, thì khi nhìn vào, người ta chỉ nhìn vào cái chấm đen ấy mà quên rằng, chung quanh nó là cả một nền giấy trắng tinh.

Cũng có thể lắm, khi nghĩ đến giả thuyết, Võ Tắc Thiên đã tạo dựng một nét văn hóa riêng cho mình. Nếu như các nam hoàng đế có những phi tần nữ thì bà lại có hàng ngàn phi tần nam. Thế nhưng, lạ một điều là, họ lại được mặc toàn đồ nữ. Khi thiết triều, bà mặc trang phục nam hoàng đế. Có chăng, bà đang thiết lập một trật tự phi giới tính mà hàng trăm năm sau, trào lưu Unisex (phi giới tính) đã có những bước tiến “vượt bậc” hơn?.

Có thể nói, cho đến nay, ước nguyện của Võ Tắc Thiên đã trở thành hiện thực, cuộc đời của bà đã được người đời sau bàn tán, bình phẩm. Khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Nhưng cái quan trọng là, bà đã góp phần tạo nên những giai đoạn lịch sử. Tấm bia không chữ của bà như một minh chứng còn sót lại, như muốn nói với cả thế giới những gì bà đã làm cho cả Trung Hoa và ảnh hưởng đến cả thế giới.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hoàng đế Võ Tắc Thiên[/center]
Học, học nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!!
Hình đại diện của thành viên
quananh
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 2 06/10/08 13:20
Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi ngannt_ngo » Chủ nhật 14/03/10 20:07

quả thật là" ngàn năm "công" và "tội" ".Nhưng hình như qua các bộ phim truyền hình về vị nữ hoàng này thì cái nổi bật trong suy nghĩ của chúng ta về bà ta đó là một người phụ nữ đẹp, thông minh và đầy mưu mô, bất chấp thủ đoạn để đạt đc mục đích. ko biết các bạn có cùng suy nghĩ với mình ko chứ mình thấy nhiều người đã quên mất công lao của bà ta, có lẽ là vì sự độc ác của bà ta đã làm khán giả chú ý hơn là công lao của bà
RANDOM_AVATAR
ngannt_ngo
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 18:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi meokhung » Chủ nhật 04/04/10 12:38

"công" và " tội" thì rõ rồi. Nhưng hãy nhìn lại xem là cái nào hơn cái nào, và những đóng gốp của Võ Tắc Thiên ra sao thì mới nhìn rõ được vai trò cùa bà, "thuốc đắng giả tật, sự thật mất lòng". Tôi cũng đã từng xem qua bộ phim Võ Tắt Thiên, những việc mà bà làm vì lợi ích của đất nước có lẽ là đi ngược lại với lợi ích của những thế lực phản động trong triều đình nên mới bị dèm pha, buông lời nói xấu.Nếu như nói về "tội" ở đây có lẽ bà đã đắt tội với thế lực phản động, còn "công" là những đóng góp to lớn cho sự phát triễn mọi mặt kinh tế, văn háo, giáo dục..... Hãy thử so sánh cái nào hơn cái nào
Hình đại diện của thành viên
meokhung
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 6 21/11/08 11:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 2 05/04/10 17:52

Lần đầu tiên tớ được biết đến Võ Tắc Thiên (VTT) là ...tội. Quả là phải công nhận rằng, sách viết về tội của VTT nhiều vô số. Thế nhưng giờ tớ lại thích nói về VTT về công của bà nhiều hơn. :P Bà đã có những đóng góp rất lớn với văn hóa Đời Đường

Qua tìm hiểu, tớ có biết một vài công trạng của bà thế này, mọi người xem thử nhé!

III.1 Thành tự về ngoại giao
III.1.1 Đối nội:
- Võ Tắc Thiên cho đúc 4 chiếc thùng bằng đồng và sơn thành 4 màu xanh đỏ trắng đen khác nhau , được đạt xung quanh triều đình đó là những thùng thư tố giác để cho mọi người trong khắp thiên hạ có nơi gởi thư tố giác cho Hoàng Đế , nếu tố giác đúng sự thật thì được cất nhắc lên làm quan và ban thưởng , trái lại thì không bị truy cứu. Để tiện cho người tố giác , Võ Tắc Thiên xuống lệnh cho các châu , huyện phàm ai muốn đến kinh Thành thì suốt đường các trạm dịch phải cung cấp ngựa , phải đối xử như quan ngũ phẫm , những người tố giác không cần phân biệt sang hèn đều được tiếp kiến
- Đặt ra những cách tra tấn nghiêm khắc--> tất thảy mọi người đều sợ-->giữ được kỉ cương phép nước
- Tư Mã Quang đời Tống:”Tắc Thiên thái hậu mặc dù thường lạm dụng bổng lộc và địa vị để tranh thủ nhân tâm, nhưng nếu ai làm không tròn chức trách thì bà cũng truất phế bãi miễn, thậm chí giết chết ngay. Bà giỏi vận dụng hình phạt và tưởng thưởng để cai trị thiên hạ…cho nên lúc bấy giờ có rất nhiều người anh hùng và những người hiền đức cũng đua nhau đến cho bà sử dụng, bên cạnh sử dụng những quan lại tàn ác, thì sử dụng những nhân tài như Địch Nhân Kiệt, Từ Hữu Công, Đỗ Cảnh Kiệm, Lý Nhật Tri là những đại thần chấp pháp công bình, có tài năng, đồng thời bảo vệ họ một cách chặt chẽ để giữ cân bằng cho tình hình chính trị, để làm dịu lại tình hình chính trị bà cũng cố ý để cho bọn quan lại tàn ác giết hại lẫn nhau .
III.1.2 Đối ngoại:
- Mối quan hệ với các tộc thiểu số ở ngoài biên cương được xử lí thỏa đáng
- VTT cho tăng cường biên phòng, thành lập cơ cấu hành chính tại vùng biên cương phía tây bắc, mở nhiều đồn điền , phái quân đội đến trú đóng
- Năm 692, phái Võ Uy Đạo Hạnh Quân Tổng Quân gồm nhóm người Vương Hiếu Kiệt…xua quân đẩy lùi những cuộc tấn công cảu Thổ Phiên, chiếm lại 4 trấn đã bị mất ở An Tây thời Cao Tông
- Trong thời kì bà thống trị triều đình, đảm bảo được về vấn đề an ninh ở biên cương và sự thống nhất quốc gia.
- Năm 697, ban cho Đột Quyết 4 vạn hộc lúa giống, 5 vạn xấp lụa các màu, 3000 món nông cụ, 4 vạn cân đồ sắtgiai thoại trong lịch sử quan hệ với các dân tộc
----> ch/sách đối ngoại có nhu có cương, mềm dẻo hòa hợp nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ quốc gia

III.2 Thành tựu về giáo dục-khoa cử:
III.2.1 Chế độ thi cử:
- Trong thời gian cầm quyền bà ra lệnh “dán kín tên của thí sinh trong bài thi để cho người chấm thi không biết bài đó của ai, nhằm ngăn chặn tệ đoan riêng tư ”. Mở kì thi “Nam Tuyển” giúp cho các nhân tài ở vùng Lĩnh Nam xa xôi không bị mai một. Bà đặt ra khoa “Võ Cử? chọn nhân tài giỏi võ nghệ. Cử người Phủ Sứ đi thị sát khắp các Đaọ để phát hiện và tiến cử nhân tài trong mỗi Đạo, đích thân triệu kiến , cho phép họ dduwwocj tiến cử ra làm quan thử, gọi “quan thử việc” giống như “tập sự” hiện nay để bồi dưỡng nhân tài trong thực tiễntrọng thị việc tuyển nhân tài rộng rãi, nhất là qua con đường khoa cử  chế độ khoa cử phát triển khá hoàn thiện.

III.2.2 Chính sách trọng dụng nhân tài:
III.3 Thành tựu về kinh tế:
III.3.1 Nông nghiệp:

- Về chế độ ruộng đất: những chế độ có lợi cho sự phát triển & ổn định ktxh thời bấy giờ , như chia đều ruộng đất, chế độ Tô-Dung-Điều, chế độ Phủ binh…vẫn được tiếp tục thi hành
 Kinh tế nhà nước chiếm vị trí hàng đầu. Trong phần “ Đề xuất mười hai việc” của bà đã đặt” khuyến nông tang, giảm nhẹ sưu thuế” lên hàng thứ nhất
 Xem việc “khai khẩn đất hoang, nhà nhà đều có dư lương thực” & “cai trị hà khắc, hộ khẩu đổi dời” là tiêu chuẩn chủ yếu để thăng chức hoặc giáng chức đối với quan sĩ viên ở địa phương.
 Soạn sách “ Triệu Nhân Bản Nghiệp” để phân phát toàn quốc, dùng để chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
 Thời kì bà cầm quyền, ở những địa phương ngày nay như: Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Nam, Tứ Xuyên…cho thực hiện nhiều công trình thủy lợi, kênh mướng dẫn tới mấy tỉnh, có thể tưới cho hơn 9 vạn mẫu đất
 Qua con số khảo cổ cho thấy sản lượng nông nghiệp thời kì này được nâng cao, dự trữ dồi dào, dân số cũng theo đó tăng lên.
 Các học giả khảo cổ hcoj Trung Quốc vào năm 1971 đã phát hiện kho Hàm Gia có tới 290 hầm cất giữ lương thực, mỗi hầm chứa được 50 vạn cân thóc, tổng cộng toàn bộ kho này chứa đến năm triệu tám trăm ba mươi tư nghìn thạch lương thực…tất cả đều trong thời kì VTT nắm quyền.

III.3.2 Thương nghiệp:
- Nhờ mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa nên KT thời kì này : Trường An, Lạc Dương, đặc biệt  về thương ngiệp và dịch vụ, ngoài ra còn nhiều thành thị khác nằm dọc theo bên bờ sông Trường Giang, trở thành nơi tụ họp của nhiều thương gia trong và ngoài nước, như : Dương Châu, Ích Châu (nay là Thành Đô), khu vực duyên hải ngoài tp. Quảng Châu có Tuyền Châu của Phúc Kiến, Minh Châu cảu Triết Giang…đều bắt đầu trở thành những hải cảng có sự mậu dịch giữa trong nước và ngoại quốc rất phồn vinh

III.4 Thành tựu về Phật giáo:

III.4.1 Phát triển hệ tư tưởng:
- Thiền tông là phái Thiền học đời Đường với Thần Tú là đại diện chủ yếu, nhưng do hoạt động chủ yếu ở khu vực Tung Sơn, Lạc Dương ở phía Bắc nên được gọi là Bắc tông
- Dưới sự ủng hộ của nhà Đường, mà tiêu biểu là thời Võ Tắc Thiên, các đại đệ tử của Hoằng Nhẫn là Thần Tú, Đạo An, Huyền Di tiếp tục truyền bá thuyết pháp với đặc điểm là tu hành tuần tự tiệm tiến.
- Nho gia Chu Tất Đại đời Tống có nói:”Từ đời Đường đến nay, Thiền học ngày càng thịnh, nhân sĩ tài trí thường đều xuất hiện từ trong giới này”. Những văn nhân sĩ đại phu đời Đường như: Hàn Dũ, Vương Duy, Vương Bột, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nhan Cổ Sư…ít nhiều đều giao du với Phật giáo trong đó có nhiều người bái Thiền su làm thầy để tu tập thiền định.
III.4.2 Các công trình Phật giáo tiêu biểu:
- Tu viện Phật giáo đời Đường được xây dựng với chi phí hết sức khổng lồ, như trong thời kì Võ Tắc Thiên:” dùng tài vật khắp thiên hạ, sức lực vạn người, lấy gỗ quý nơi rùng sâu khai tháp, dùng vàng ròng đúc tượng” (Cựu Đường Thư, quyển 101)
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi Lê Thị Hồng Nga » Thứ 3 25/03/14 21:42

Tiền bối Star Lady đã viết
Hình ảnh Nữ hoàng Võ Tắc Thiên thường xuyên được tái hiện trên các bộ phim truyền hình Trung Quốc. Sắp tới, một bộ phim mới về Võ Tắc Thiên sẽ khởi quay và Phạm Băng Băng là ứng viên sáng giá nhất để vào vai Nữ hoàng Võ Tắc Thiên công nhiều, tội lắm và những chuyện phòng the dâm loạn.

Sử sách Trung Quốc đã ghi chép rất nhiều về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Xung quanh vấn đề công, tội của bà cũng tồn tại nhiều ý kiến trái ngược. Ngay cả tấm bia mộ “không chữ” của bà trên núi Lương Sơn – ngọn núi lưu giữ 18 lăng mộ của các Hoàng đế Đại Đường, cũng gây nhiều tranh cãi cho người đời sau.

Tấm bia mộ có một không hai trong lịch sử này cao 7,53m, rộng 2,1 m, dày 1,49 m, nặng 98,84 tấn, nhưng không có một dòng chữ nào khắc trên đó, chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau biểu hiện quyền uy tối thượng của Nữ hoàng đế. Hai bên thân bia khắc hai con đường dài 4,12m, rộng 0,66m.

Trên con đường đó chạm một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm... Luận giải về “Bia không chữ”, đa số người cho rằng, Võ Tắc Thiên tự cho mình công lao không thể nói hết, không thể dùng văn tự biểu đạt được.

Một số khác thuận theo ý kiến Trung Tôn Hoàng đế không biết nên gọi Võ Tắc Thiên là Hoàng đế hay Mẫu hậu. Lại có một số người giải thích, Võ Tắc Thiên cho dựng bia không chữ là để người đời sau bình phẩm, đánh giá về mình rồi khắc vào!


Đề tài này mở ra từ rất lâu rồi và đã được các vị tiền bối thảo luận rất sôi nổi, có rất nhiều giả thuyết về bia mộ của Võ Tắc Thiên, nay hậu bối xin bổ sung 2 ý nhỏ về vô tự bia của bà
Hình dạng của bia nếu nhìn tổng thể giống hình bộ phận sinh dục của đàn ông, điều này có 2 giả thuyết: (1). Do bà là người ham mê dục vọng nên tự mình muốn được khắc bia như vậy và không đề bất cứ chữ nào để người đời sau tự mình suy luận. (2). Do h ận mẹ là người hoang dâm , ác độc b ất ch ấp mọi thủ đoạn để có được quyền lực vô song nên vua Đường Trung Tông ( Lý Hiển) đã cho xây dựng bia mộ của bà như vậy vì không thể nói được những lời ca ngợi, cũng không thể viết lên những lời oán hận
“A single beam cannot support a great house.” Chinese Proverb
Hình đại diện của thành viên
Lê Thị Hồng Nga
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 15:44
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: Nữ hoàng Võ Tắc Thiên: Ngàn năm “công” và “tội”

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 5 14/08/14 0:48

Dẫu sao thì em vẫn thích Võ Tắc Thiên, vì bà rất bản lĩnh, có định hướng (dù là do thiên thời hay nhân kế), và đóng góp ít nhiều cho văn hóa hậu thế. Thêm nữa, thời Đường là thời cực thịnh trong văn hóa Trung Hoa.
Em thì thích Lưu Hiểu Khánh đóng vai này trong phim hơn, hi hi.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron