Cơ cấu xã hội truyền thồng Hàn Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Cơ cấu xã hội truyền thồng Hàn Quốc

Gửi bàigửi bởi redseaviet » Thứ 6 27/03/09 19:35

Chế độ danh phận thời kỳ phong kiến trước khi cơ cấu giai cấp của xã hội Hàn Quốc đương đại được hình thành. Chế độ danh phận là một hệ thống mà nghĩa vụ và quyền lợi giữa những người có vị trí khác nhau được quy định một cách rõ rang bởi luật pháp và tập quán. Dưới thời Chosun, đã tồn tại bốn nhóm danh phận là quý tộc lưỡng ban, trung nhân, thường nhân và nô tỳ. Cơ cấu danh phận này, kết hợp với quan niệm Nho giáo, trải qua nửa đầu thế kỷ Chosun đã tạo nên cơ cấu bất bình đẳng mạnh mẽ và được duy trì trong một thời gian dài.
Giai cấp quý tộc lưỡng ban được dung để chỉ tầng lớp quý tộc xuất than từ quan lại gồm cả hai ban: ban văn và ban võ. Đây là những người không trực tiếp lao động sản xuất mà chỉ chuyên tâm vào việc đọc sách, luyện võ nghệ, tham gia các kỳ khoa cử. Những người thuộc tầng lớp cao quý nhất này thường trở thành quan lại của nhà nước và truyền lại địa vị đó cho con. Đây là tầng lớp nuôi và dung người ở tương tự như nô lệ ở phương Tây. Họ đã sử dụng sức lao động của người này để làm nông nghiệp và các công việc trong gia đình. Để duy trì địa vị quý tộc, họ phải tiếp thu một nền giáo dục cao thong qua học hành và đọc sách.
Tầng lớp trung nhân được dung để chỉ những người không phải là quan chức cấp cao mà thường chỉ giữ những chức vụ nhỏ ở địa phương, hoặc những người có tri thức chuyên môn, như thầy lang, thong dịch, hoạ sĩ, …
Đại bộ phận nhân dân thuộc tầng lớp thường dân. Họ là những người làm nông nghiệp hoặc làm trong các ngành công thương nghiệp, có nghĩa vụ phải nộp thuế và đi quân dịch. Theo luật, họ là những người tự do, có thể học hành và nếu đỗ trong các kỳ khoa cử, học cũng có cơ hội trở thành quan lại. Nhưng trên thực tế, những cơ hội như vậy rất khó đến với họ. Trong tầng lớp thường dân cũng có hiều tầng bậc, các tầng bậc này được nhận thức và coi trọng khác nhau. Những người được tôn trọng nhất là nông dân do thời Chosun có quan niệm nông nghiệp là cái gốc của thiên hạ. Trong khi đó, những ngừơi làm thương nghiệp bị hiểu là nhười theo đuổi lợi ích làm đảo lộn mọi trật tự. Còn thợ thủ công là những người không được tôn trọng nhất.
Những người có vị trí thấp nhất trong xã hội là tiện dân, giống như tầng lớp Sudra của Ấn Độ. Họ bị phân biệt với lương dân và được truyền lại theo huyết thống. Tiên dân bao gồm những người làm nghệ thuật đại chúng như diễn viên, những Mudang, nô tỳ và sư sãi.
Cơ cấu danh phận thời kỳ Chosun, với sự mở rộng và chiếm lĩnh của trật tự Nho giáo, được coi là rất vững chắc. Nhưng khoảng cảch giai cấp, được tích luỹ cùng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội sau thế kỷ XVIII, dần có khuynh hướng thay thế sự bất bình đẳng danh phận đã tồn tại trong quá khứ. Chế độ danh phận truyền thống đã bị lung lay một cách nhanh chóng. Trong xã hội, có sự xuất hiện nhiều người giàu có hơn cả những người quý tộc nghèo thuộc tầng lớp trung nhân (người làm ngành y, thương nhân, thong dịch). Cuối thế kỷ XIX, chịu sự xâm lược của Nhật Bản, sau đó là sự xâm lược của nhà Thanh, cơ cấu thống trị của Chosun bị lung lay. Vào hậu kỳ Chosun, do sự phát triển của nông nghiệp, tính sản xuất của đất đai lên cao nhanh chóng, tầng lớp phú nông theo đuổi kinh doanh gia tăng, tầng lớp thương nhân làm giàu bằng việc giao dịch đường biên với Trung Quốc làm thay đổi nhanh chóng sự biến đổi trật tự danh phận truyền thống. Vì thế, đã xuất hiện rộng rãi hiện tượng tầng lớp thương nhân giàu có tự coi mình là tầng lớp quý tộc.
REDSEA - HONG HAI - CAO HOC KHOA 2006
RANDOM_AVATAR
redseaviet
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 18/12/08 19:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách