Văn hoá hàn quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Văn hoá hàn quốc

Gửi bàigửi bởi bea » Thứ 7 18/04/09 23:03

Văn Hoá Hàn Quốc

1.Mỹ thuật
Biểu tượng được biết đến từ xa xa của điêu khắc Hàn Quốc là nghệ thuật chạm khắc đá trên những vách đá ở hai bên bờ sông Bangudae tại Ulsan.

Trong suốt thời kỳ Ba vương quốc, khi một trật tự xã hội kiểu mới đang được hình thành, nghệ thuật của Hàn Quốc mang tính đơn giản và khỏe khoắn. Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo đã làm phong phú hơn về nội dung lẫn kỹ thuật của nghệ thuật thời kỳ bấy giờ. Cả ba vương quốc đều nhiệt tình ủng hộ tôn giáo và các sản phẩm điêu khắc các thời kỳ Goguryeo (37 tr.CN - 668 s.CN), Baekje (18 tr.CN - 660 s.CN) và Silla (57 tr.CN- 935 s.CN) đều mang các hình ảnh đức Phật.

Những tác phẩm hàng đầu gồm có tượng Tathagata Buddha trong tư thế đứng được mạ đồng và tượng Maitreya cũng được mạ đồng trong tư thế nửa ngồi, cả hai đều đang nở những nụ cười hiền từ. Các tượng Baekje, trong đó có tượng Phật bằng đá trên một vách đá tại Seosan, thể hiện những đường nét và nụ cười thanh nhã trên khuôn mặt những yếu tố điển hình của nghệ thuật thời kỳ Baekje. Mặc dù nghệ thuật của thời Silla thống nhất cho thấy những kỹ thuật mang tính hiện thực, nó vẫn tìm kiếm sự hài hòa xã hội và chính trị. Trong giai đoạn này, nghệ thuật thủ công kim loại đã tạo nên một trạng thái tinh tế. Từ những ngôi mộ lớn của tầng lớp quý tộc Silla, các nhà khảo cổ đã khám phá ra những bộ sưu tập phong phú những đồ trang sức bằng vàng của vua và hoàng hậu, trong đó có vương miện, vòng đeo tai, vòng cổ và thắt lưng.

Người ta có thể đánh giá một cách tốt nhất nghệ thuật của thời kỳ Goryeo (918-1392) bằng các đồ sứ men ngọc bích với màu sắc rất đẹp, đặc biệt màu xanh ngọc bích, với hàng loạt các sản phẩm khác nhau, trong đó có bình, lọ rượu, đĩa, tách, lư hương và những lọ hoa với những trang trí tinh tế được khắc, đắp nổi hoặc dát. Những tác phẩm men ngọc bích này được sản xuất trong thế kỷ 12 và 13 với mục đích rõ ràng là trưng bày chứ không phải sử dụng. Có thể nói đồ gồm men ngọc bích này thể hiện khát vọng về một thế giới tâm linh vượt lên trên khỏi cuộc sống trần tục.

Kiểu mẫu kiến trúc của Hàn Quốc có thể chia ra làm hai phong cách chính căn cứ vào cấu trúc. Đối với kiến trúc được dùng trong các cung đình và điện thờ, các kiến trúc sư Hàn Quốc cổ dùng hệ thống công xon, còn nhà ở của những người dân thường lợp mái rạ và ondol - sàn được sưởi nóng. Tầng lớp thượng lưu thường xây nhà lớn, mái lợp ngói có những nét cong uyển chuyển và nổi bật với những mái chìa hơi cao hơn một chút.

Thời kỳ này, các kiến trúc sư bận tâm với việc làm thế nào để hài hoà giữa kết cấu của công trình với quang cảnh tự nhiên xung quanh. Trong số các kiểu dáng kiến trúc cổ đại, cấu trúc Muryangsujeon (Sảnh của cuộc sống vĩnh hằng) bằng gỗ của thời Goryeo vẫn còn ở đền Buseoksa thuộc khu vực Yeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Người ta cho là sảnh này được xây dựng ở thế kỷ 13.

Kiến trúc phương Tây du nhập vào Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 khi các kiến trúc sư và kỹ sư người nước ngoài xây nhà thờ và văn phòng cho các tòa công sứ nước ngoài.

Từ những năm 1960, trong công cuộc công nghiệp hóa và thành thị hóa Hàn Quốc, Chính phủ đã đẩy mạnh việc quy hoạch phát triển do đó một số các tòa nhà cổ, đẹp đã bị phá dỡ để thay bằng những công trình kiến trúc mới.
2.Văn học
Văn học Hàn Quốc được chia theo thứ tự thời gian thành thời kỳ văn học cổ điển và văn học hiện đại. Văn học cổ điển của Hàn Quốc phát triển trên bối cảnh tín ngưỡng dân gian của người Hàn Quốc, nó cũng chịu ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Khổng và Phật giáo. Trong số các đạo này, đạo Phật có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là ảnh hưởng lớn của đạo Khổng trong thời kỳ Joseon.

Mặt khác, văn học hiện đại của Hàn Quốc phát triển từ những mối giao lưu với văn hóa phương Tây, tiếp theo quá trình hiện đại hóa.

Thơ ca Hyangga của thời kỳ Silla là dấu hiệu sự khởi đầu của một thể thơ độc đáo của văn học Hàn Quốc. Hyangga được ghi chép bằng chữ hyangchal, trong đó chữ Hàn được viết bằng các "âm" (eum) và "nghĩa" (hun) của Hán tự. Mười bốn bài thơ theo phong cách hyangga của thời kỳ Silla đã được lưu giữ trong Samgungnyusa (Tam quốc lưu sử).
Việc sáng tạo bảng chữ cái tiếng Hàn - hangeul vào đầu thời kỳ Joseon là một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn học Hàn Quốc.

Cùng với thời gian, bảng chữ cái tiếng Hàn, Hangeul, được sử dụng rộng rãi trong xã hội Hàn Quốc và góp phần chủ yếu vào sự lớn mạnh và phát triển của việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc.

Văn học hiện đại Hàn Quốc hình thành trên bối cảnh của một xã hội phong kiến suy tàn thời kỳ Joseon và sự du nhập của những ý tưởng mới mẻ từ phương Tây.

Là một trong những phong cách của văn học hiện đại Hàn Quốc, changga (loại hình bài ca mới) và sinchesi (phong cách thơ ca mới) được công nhận là một trong những phong cách thơ mới.

3.Hội hoạ
Hội họa Hàn Quốc biểu hiện sức mạnh sáng tạo và khiếu thẩm mỹ của người dân Hàn Quốc.

Hội họa Hàn Quốc đã có những bước phát triển vững chãi trong suốt một thời kỳ lịch sử dài từ thời Ba vương quốc (57 tr.CN - 668 s.CN) cho tới thời hiện đại.

Những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của thời Ba vương quốc là những bức tranh tường trong những ngôi mộ cổ của thời kỳ Goguryeo được vẽ trên bốn bức tường và trên trần của những phòng an táng. Hội họa của thời kỳ Goguryeo sống động và nhịp nhàng, còn hội họa thời kỳ Silla trầm tư và tỉ mỉ. Nghệ thuật của thời kỳ Silla hưng thịnh sau khi Ba vương quốc thống nhất vào thế kỷ thứ 7.

Vào thời kỳ Goryeo (918 - 1392), hội họa phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, kế thừa truyền thống nghệ thuật của thời kỳ Silla thống nhất và đánh dấu thế kỷ vàng son của hội họa.

Vào những năm 1950, một tổ chức của Chính phủ, trung tâm Triển lãm Quốc gia Hàn Quốc đã đóng một vai trò chủ đạo trong bước tiến của nghệ thuật Hàn Quốc. Trung tâm này có một không khí kinh viện và thiên về việc chọn những tác phẩm hiện thực. Những nghệ sĩ trẻ phát huy tính sáng tạo trong những tác phẩm của mình, do đó đã đi tìm một nền nghệ thuật phù hợp với thời đại mới. Từ cuối thập niên 60, hội họa hiện đại Hàn Quốc đã bắt đầu chuyển hướng sang tính trừu tượng hình học. Các nghệ sĩ khác quan tâm sâu sắc về các chủ đề truyền đạt sự thống nhất bẩm sinh giữa người và thiên nhiên.

Hội họa Hàn Quốc những năm 1980 thể hiện chủ yếu những phản ứng đối với chủ nghĩa tân thời của những năm 1970. Trong thời kỳ này, các nghệ sĩ nhận thức sâu sắc rằng nghệ thuật phải truyền đi bức thông điệp về các vấn đề xã hội.

Ở Hàn Quốc ngày nay, hội họa mang phong cách truyền thống và phương Tây đều được giảng dạy và được các nghệ sĩ theo đuổi, do đó đã tạo ra những cộng đồng mỹ thuật nhiều phong cách nhất trên thế giới. Nhiều nghệ sĩ hội họa Hàn Quốc đang sáng tạo tại New York, Paris và các trung tâm khác của nghệ thuật đương đại.

4. Âm nhạc và múa
Âm nhạc và múa là những phương tiện phục vụ thờ cúng tôn giáo và truyền thống này đã được giữ gìn trong suốt thời kỳ Ba vương quốc.

Hơn 30 nhạc cụ được sử dụng trong suốt thời kỳ Ba vương quốc, và đặc biệt là hyeonhakgeum (đàn tam thập lục sáo đen) do Wang San-ak của thời kỳ Goryeo tạo ra bằng cách thay đổi đàn tam thập lục bảy dây của Trung Hoa thời kỳ nhà Tấn. Một nhạc cụ nổi tiếng nữa là gayageum (đàn tam thập lục của thời kỳ Gaya), được sử dụng dưới triều Gaya (42 - 562) và được Ureuk truyền tới thời Silla. Ngày nay ở Hàn Quốc người ta vẫn chơi loại đàn gayageum 12 dây này.
Trong triều đại Joseon, âm nhạc được tôn vinh như một yếu tố quan trọng của lễ nghi và các buổi lễ. Vào đầu thời kỳ của triều đại này, hai viện phụ trách những vấn đề về âm nhạc đã được thành lập và đã có những nỗ lực soạn lời cho nhạc.

Kết quả là năm 1493 người ta đã soạn ra một bộ quy tắc âm nhạc được gọi là Akhakgwe-beom. Cuốn sách này đã phân loại nhạc chơi tại cung đình thành ba loại: nhạc tế lễ, nhạc Trung Hoa và nhạc bản xứ. Đặc biệt dưới triều vua Sejongs, người ta đã phát triển nhiều loại nhạc cụ mới. Ngoài nhạc cung đình, các truyền thống cũ của nhạc thế tục như dangak và hyangak vẫn tiếp tục.

Múa dân gian, trong đó có múa nông dân, múa pháp sư và múa tu sĩ, đã trở nên phổ biến trong những năm sau của thời kỳ Joseon, cùng với múa mặt nạ được biết đến như sandaenori và múa rối.

Múa mặt nạ, kết hợp múa với lời hát và kể chuyện, trong đó có yếu tố pháp sư và do đó đã thu hút tầng lớp thường dân. Những buổi trình diễn thường được nổi bật bằng những đoạn trào phúng chế giễu giới quý tộc, điều này đã làm khán giả thường dân thích thú rất nhiều.

Trong số những điệu múa này có ba điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) thời kỳ Silla, Hakchum (Múa hạc) thời kỳ Goryeo và Chunaengjeon (Điệu múa chim sơn ca mùa xuân) thời kỳ Joseon.

Tất cả những điệu múa này đều được chính phủ xếp vào loại “Di sản văn hóa phi vật thể” vì sự bất diệt của nó, còn các nhà trình diễn chuyên nghiệp được ban danh hiệu: “Tài sản văn hóa con người”, danh dự cao nhất được trao tặng cho những nghệ nhân bậc thầy của nghệ thuật và thủ công truyền thống.

Múa hiện đại của Hàn Quốc được phát triển rộng rãi với những người tiên phong như Jo Taek-won và Choe Seung-hui - những nghệ sĩ đã hoạt động tích cực trong thời kỳ chiếm đóng của thực dân Nhật. Sau ngày giải phóng, Công ty Ba lê của Hàn Quốc đã được thành lập năm 1950 và trở thành tổ chức đầu tiên đưa lên sân khấu những buổi biểu diễn ba lê và múa hiện đại.

Hiện nay ngày càng có nhiều nhạc sĩ Hàn Quốc biểu diễn tại nước ngoài; họ được khán giả hoan nghênh và nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế có uy tín. Trong số các nghệ sĩ nổi tiếng nhất có nhà chỉ huy dàn nhạc kiêm nghệ sĩ piano Chung Trio, nghệ sĩ piano Chung Myung-whun, nghệ sĩ vi-ô-lông-xen Chung Myung-wha và nghệ sĩ vi-ô-lông Chung Kyung-wha.

Trong số các ca sĩ, các giọng nữ cao Jo Su-mi, Shin Young-ok và Hong Hye-gyong đã tạo nên một sự hiện diện đầy ấn tượng trong cộng đồng âm nhạc quốc tế. Họ đã đóng các vai chính trong các chương trình của Nhà hát nhạc kịch New York và trên một số sân khấu có tiếng khác, ngoài ra còn tham gia làm các album của các hãng âm nhạc nổi tiếng trên thế giới.

Tháng 8-1997, vở "Nữ hoàng cuối cùng", một vở nhạc kịch miêu tả những năm cuối của nền quân chủ Hàn Quốc và nữ hoàng Myeongseong cuối cùng, đã được trình diễn tại New York và được báo chí Mỹ ca ngợi rộng rãi. Vở nhạc kịch - một thiên anh hùng ca - là một cơ hội quý báu để giới thiệu lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc với người Mỹ, đặc biệt những người Mỹ gốc Hàn.

Để gìn giữ và phát triển hơn nữa nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Hàn Quốc, Trung tâm Quốc gia Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống của Hàn Quốc được thành lập năm 1951. Năm 1993, Chính phủ thành lập Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc dạy các ngành nghệ thuật theo hạng quốc tế và bồi dưỡng nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trường đại học gồm sáu viện: Nhạc, Kịch, Múa, Nghệ thuật Nghe-Nhìn, Phim & Đa truyền thông, và Nghệ thuật Truyền thống Hàn Quốc. Viện Âm nhạc và viện Múa nằm ở Seocho-dong, trong khi các viện khác nằm tại Seokgwan-dong.

5. Kịch và phim
Kịch của Hàn Quốc bắt nguồn từ những lễ nghi tôn giáo thời tiền sử, trong khi đó nhạc và múa đóng vai trò khăng khít trong các buổi biểu diễn sân khấu truyền thống. Một ví dụ tiêu biểu của loại hình sân khấu cổ điển này là múa mặt nạ có tên gọi sandaenori hay talchum, một sự kết hợp của các loại hình múa, hát và kể chuyện xen lẫn sự châm biếm và hài hước. Với những biến đổi nhỏ từ vùng này sang vùng khác về lối diễn, lời thoại và trang phục, kịch rất được dân chúng nông thôn ưa thích tới tận đầu thế kỷ 20.

Có một số ít các cơ sở cố định chuyên biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, chẳng hạn Nhà hát Jeong-dong ở trung tâm Seoul. Nhà hát này trình diễn hàng loạt những chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, kịch và nhạc.


Vào giữa những năm 1970, một số những nghệ sĩ trẻ bắt đầu học hỏi, tiếp thu phong cách và đề tài của các tác phẩm sân khấu truyền thống như kịch múa mặt nạ, nghi lễ pháp sư và pansori. Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc đã chủ trì một hội kịch hàng năm để khuyến khích những chương trình biểu diễn của địa phương. Hiện nay, một số lượng lớn các gánh hát đã hoạt động quanh năm trên khắp đất nước, trình diễn tất cả các thể loại từ hài kịch đến những vở anh hùng ca lịch sử trên các sân khấu nhỏ dọc theo Đường Daehangno ở trung tâm Seoul. Một số các buổi biểu diễn sân khấu đã thành công rực rỡ và được diễn lại nhiều lần.

Bộ phim đầu tiên do Hàn Quốc sản xuất ra mắt công chúng năm 1919. Với tiêu đề "Sự trả thù đứng đắn", đây là một loại kịch động kết hợp với loại hình sân khấu. Bộ phim truyện đầu tiên, "Lời thề dưới trăng" được trình chiếu trên màn ảnh năm 1923. Năm 1926, đạo diễn đầy tài năng Na Un-gyu sản xuất bộ phim "Arirang" được công chúng hưởng ứng nhiệt tình vì nó thể hiện sự phản đối ách áp bức của Nhật thông qua điện ảnh.

Công chúng ngày càng quan tâm đến những bộ phim đã được bình chọn và một số liên hoan phim quốc tế đã được chính quyền tỉnh hoặc các tổ chức tư nhân tổ chức. Trong đó có liên hoan phim quốc tế Pusan, Liên hoan phim kinh dị quốc tế Bucheon, Liên hoan phim quốc tế Jeonju và Liên hoan phim phụ nữ Seoul.

Cũng như tại các quốc gia khác, giới điện ảnh của Hàn Quốc đã cho thấy sự phát triển đáng kể của công nghiệp phim hoạt hình và phim biếm họa. Hơn 200 công ty đang sản xuất loại phim thuộc thể loại hiện đại này.

Các ngành công nghiệp phim nhựa, băng hình, phim hoạt hình và các nội dung truyền trên mạng, được các dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao thúc đẩy, đang bùng nổ tại Hàn Quốc.

Vào năm 2003, ngành công nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc đã gặt hái được thành công lớn tại các phòng bán vé. Thị phần của các phim trong nước đã vượt trên 53,5% nhờ những bộ phim đạt doanh thu khổng lồ, trong đó có bộ phim "Những người bạn", "Cô gái yêu kiều của tôi" và "Đá mặt trăng". Hàn Quốc đã sản xuất 240 bộ phim (với tổng giá trị sản xuất khoảng 11,2 triệu USD). Các rạp xi nê đã chiếu 65 bộ phim do Hàn Quốc sản xuất.
6.Han Bok

한복의 정의와 유래
한복은 한국인들이 오랜 기간 착용해 온 한국의 전통 복식을 의미한다. 한복은 자신의 정체성을 표현하기 위해 애용하는 한민족의 민족복이기도 하다. 그러므로 한복은 한국인의 얼굴이며, 한복에는 한국인들의 사상과 미의식이 그대로 배어있다. 따라서 한복에 대한 연구는 결국 한국인들의 정신에 대한 연구이다.

한복의 가장 오래된 유형은 고구려 벽화에서 찾아볼 수 있다. 벽화에는 남성과 여성이 모두 저고리에 해당하는 긴 상의와 바지나 치마를 입고 있으며, 신분이나 직업에 따라 의복의 형태가 다르게 표현되어 있는 것이 주목된다. 고구려 벽화에 보이는 기본적인 복식의 유형은 남성복과 여성복 모두 상의와 하의로 구성된 유사한 특징을 보인다. 일반적으로 남성은 저고리와 바지, 여성은 저고리와 선장식과 같은 색을 사용하여 상의의 형태를 부각시키는 동시에 착용자의 전체 모습을 공간이 분할한 듯 지각되어 기하학적인 이미지를 보이는 특징이 있다.

선장식은 사용된 여러 가지 문양들이나 좁은 부선들을 첨가하여 장식한 흔적들을 고려할 때, 착용자의 상의에 시선을 집중시키고 돋보이기 위한 미적 요소로 활용되었음을 알 수 있다. 또한 의복의 가장자리를 튼튼하게 하거나 더러움을 방지하기 위한 실용적인 목적도 작용했을 것으로 추정된다.
의복의 표면에는 작은 점문양이 여러 가지 모양으로 표현되어 있는 것도 보이는데, 이것은 당시대의 직물 문양에 사용된 다양한 장식문양들을 단순하게 표현한 것으로 해석된다.
백제와 신라의 복식도 고구려와 그 기본형은 유사하나, 의복의 크기나 넓이, 색채, 관모 등의 장식에서 차이가 있었던 것으로 추정된다.
7.Ẩm thực
Ăn cũng chính là một văn hoá.Những món ăn biểu hiện của một quốc gia,một dân tộc .Ta có thể thấy được bản sắc văn hoá của Hàn Quốc wa món ăn này.


Kim chi xứ Hàn
Kim chi là món ăn truyền thống lâu đời và không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình của người xứ Hàn. Bạn đặt chân đến bất kỳ nhà hàng Hàn Quốc nào cũng đều thấy có món kim chi dọn sẵn để ăn kèm với cơm. Những năm gần đây, món kim chi ngày càng phổ biến trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam
Hình đại diện của thành viên
bea
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 01/12/08 21:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách

cron