Trung Quốc - những vấn đề liên quan đến tranh chấp

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Trung Quốc - những vấn đề liên quan đến tranh chấp

Gửi bàigửi bởi hoaaanhdao » Thứ 5 23/04/09 12:12

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới với nền kinh tế ngày càng phát triển năng động và cũng như các quốc gia khác vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biên giới luôn diễn ra ở Trung Quốc từ xưa cho đến nay. Do tiếp giáp với nhiều quốc gia nên đây là vấn đề quan trọng của Trung Quốc.
Trung Quốc và Nga có đường biên giới này kéo dài gần 4.000 km, trong suốt 4 thế kỷ qua, đã có hàng chục hiệp định và nghị định thư được ký kết để xác lập biên giới giữa hai nước này nhưng tất cả đều được thiết lập không phải nhờ những cuộc chiến tranh quy mô lớn, mà là qua các cuộc đàm phán ngoại giao, trong đó cả hai bên đều giành thắng lợi và chịu thua thiệt ngang nhau. Đến thập kỷ 60-70 của thế kỷ 20, khi giữa Trung Quốc và Liên Xô, nảy sinh những bất đồng lớn. Cũng thời điểm đó, Bắc Kinh đòi 1.540 km2 đất thuộc lãnh thổ Nga mà dường như "Sa hoàng đã cướp của Trung Quốc trong thế kỷ 19". Công thức mà ông tổ cải cách Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc đưa ra - "khép lại quá khứ, mở ra tương lai" - không chỉ là điểm mấu chốt để bình thường hóa quan hệ Liên Xô (từ tháng 8/1991 là Liên bang Nga) - Trung Quốc, mà còn giải quyết những vấn đề biên giới lãnh thổ. Hiệp định ngày 16/5/1991 về vùng biên giới phía đông và hiệp định ngày 3/9/1994 về vùng biên giới phía tây là bước khởi đầu cho việc giải quyết thực tế những tranh chấp lãnh thổ. Tuyến biên giới đã được phân định trong những năm 1991-1999, còn văn bản được ký kết năm 1999. Theo đó, hai bên chỉ chưa nhất trí với nhau về hai trong tổng số 22 khu vực. Hiệp ước Nga - Trung ký ngày 16/7/2001 đã góp phần vào việc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Nội dung của hiệp ước ghi rõ: "Hai bên không còn đòi hỏi lãnh thổ của nhau" và mong muốn tiếp tục đàm phán về "những khu vực còn chưa nhất trí". Trong lúc chờ giải quyết vấn đề, hai bên phải tuân thủ nguyên trạng, tức là theo pháp lý của Nga. Hiện nay, những vấn đề biên giới còn tồn tại là đảo lớn ở khu vực Abagatuia trên sông Argun và các đảo Tarabarov cùng đảo Lớn Ussuriski trên sông Amur, ngoại vi Khabarovsk
Giữa Trung Quốc và Mông Cổ cũng diễn ra những cuộc đàm phán song phương để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã bắt đầu ở Ulan Bator từ tháng 10-11/1962. Nhiều tranh chấp không chỉ được giải quyết mà đôi bên còn chuẩn bị xong văn bản hiệp định biên giới. Tháng 12/1962, Trung Quốc - Mông Cổ ký hiệp định biên giới. Theo đó, dù Trung Quốc chiếm được một phần lãnh thổ Mông Cổ, nhưng bộ phận lãnh thổ truyền thống (Ngoại Mông) vẫn được giữ nguyên. Hơn nữa, Mông Cổ còn được cắt cho một phần lãnh thổ ở sa mạc Gobi. Từ đó tới nay, hai nước không hề đòi hỏi lãnh thổ của nhau. Đến tháng 4/2002, Ủy ban biên giới chung Trung - Mông sẽ tiến hành kiểm tra đường biên giới dài 4.677 km của hai nước và chế độ xuất nhập cảnh mới sẽ được thi hành trên các cửa khẩu.
Hiệp định về phân định đường biên giới dài 1.700 km giữa Trung Quốc và Kazakhstan được ký kết tháng 4/1994 thì đến tháng 9/1995 đã có hiệu lực. Hiệp định biên giới bổ sung giữa hai bên ký ngày 4/7/1998 đã phân định rõ những khu vực còn tranh chấp ở khu vực sông Sarychildy, các đèo Chagan-Obo và Baimurza. Kết quả là một phần được gán cho Trung Quốc, còn một phần chuyển cho Kazakhstan. Tháng 12/1999 hiệp định biên giới giữa hai bên đã được ký kết tại Bắc Kinh tuy nhiên một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Ngày 4/7/1996, sau nhiều lần thảo luận về khu vực đỉnh núi Han-Tengri, hai bên thống nhất thỏa hiệp: chia đều cho cả hai bên. Hiệp định đã được Tổng thống Kyrgyzstan và Chủ tịch Trung Quốc ký tại Bishkev trong cuộc gặp gỡ nguyên thủ quốc gia 5 nước trong nhóm Thượng Hải ngày 24-26/8/1999. Hiện nay, quá trình phân định và cắm mốc đang được tiến hành trên đường biên giới dài 900 km của hai nước.
Cộng hòa Tajikistan và Trung Quốc có đường biên giới dài hơn 500 km, chủ yếu chạy theo dãy Sarykolski núi Pamir. Các cuộc đàm phán về từng khu vực biên giới giữa hai nước vẫn chưa kết thúc, mặc dù Tổng thống Emomali Rakhmanov và Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ký một hiệp định biên giới tháng 8/1999. Hai bên đạt được thỏa thuận về việc phân đường biên giới dọc theo đèo Karazac và dọc theo sông Markanc. Khu vực biên giới phức tạp và nhức nhối trên núi Pamir phía nam đèo Uz-Bel vẫn còn chưa được giải quyết.
Đối với Trung Quốc và Ấn Độ, việc giải quyết vấn đề đường biên giới dài 3.500 km vẫn là phức tạp nhất. Giữa những năm 50, Trung Quốc cho công bố bản đồ địa lý, trong đó có một phần lãnh thổ của Ấn Độ cũng như của Sich Kim, Bhutan, Nepal và một số nước khác. Tình hình biên giới chỉ giảm bớt căng thẳng vào đầu thập kỷ 80-90. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao ở Bắc Kinh ngày 7/9/1993, hai bên đã ký "Hiệp định duy trì hòa bình và ổn định dọc theo biên giới đang kiểm soát thực tế". Đến tháng 11-12/1996, Ấn Độ và Trung Quốc ký hiệp định về các biện pháp tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự dọc theo đường biên, thực tế được coi như một hiệp định không tấn công lẫn nhau.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (mà nhiều bằng chứng lịch sử chứng minh thuộc chủ quyền của Việt Nam) đang là đối tượng tranh chấp của nhiều nước trong đó có Trung Quốc.. Còn Vịnh Bắc Bộ liên quan đến việc phân định biên giới trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các nước thuộc khu vưc biển Đông hiện vẫn chưa giải quyết được tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Malaysia bởi mỗi nước đang nắm giữ một số đảo và quần đảo
Trung Quốc còn tranh chấp với Nhật Bản về hòn đảo Senkaku.
Liệu vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong thế kỷ XXI này có được giải quyết triệt để hay không khi mà với tình hình thực tế hiện nay các nước luôn đi theo đường lối lãnh đạo ổn định, phát triển và tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ.
Tài liệu tham khảo: theo VnExpress.net
RANDOM_AVATAR
hoaaanhdao
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 6 29/02/08 10:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách