4 vị xấu trai nhất Trung Quốc xưa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

4 vị xấu trai nhất Trung Quốc xưa

Gửi bàigửi bởi the yun » Chủ nhật 03/05/09 12:48

[center]4 vị xấu trai nhất Trung Quốc xưa[/center]

Án Anh (?-500 trước công nguyên) là nhà chính trị nổi tiếng đời Xuân thu, nhiều năm làm tướng quốc nước Tề. Một lần ông được cử đi sứ nước Sở. Sở Linh Vương biết ông người thấp bé xấu xí muốn làm nhục nên đã cho làm một cái cửa nhỏ bên cạnh cửa ra vào lớn. Khi tới nơi ông từ chối không vào và nói: “Chỉ có đi sứ nước chó mới vào cửa chó như thế này. Hôm nay ta đi sứ nước Sở nên không thể vào cửa này”. Phía Sở đành phải mở cửa lớn mời ông qua.
Khi tiếp ông, người Sở đã cố tình cho giải một kẻ trộm đi qua, vua Sở giả vờ hỏi: “Kẻ trộm là người nước nào?” Quan quân thưa là người nước Tề. Vua Sỏ làm bộ ngạc nhiên hỏi Án Anh: “Sao người nước Tề hay ăn trộm thế?”. Án Anh nghe xong, bình tĩnh trả lời: “Tôi nghe cây quýt trồng bên bờ Bắc sông Hoài thì quả ngọt, mà trồng ở bờ Nam sông Hoài thì quả chua. Người nước Tề ở trong nước không hề ăn trộm, nhưng khi sang nước Sở lại trở thành kẻ trộm, phải chăng là do thuỷ thổ nước Sở tạo nên”. Vua Sở không biết nói thế nào.
Án Anh là một vị quan tài giỏi, liêm khiết, tiết kiệm, được mọi người yêu mến, dù ông rất xấu trai.

Tả Tư ( khoảng sau công nguyên 250-305) là nhà văn học nổi tiếng thời Tây Tấn, dòng dõi nhà Nho. Thuở nhỏ từng học thư pháp và học nhạc, nhưng đều không thành tài. Nhờ sự khuyến khích của ông bố, mới chuyên tâm vào việc học tập, sáng tác. Đã dùng thời gian một năm viết xong “Phú Tề đô” (toàn văn đã thất lạc, một số bài còn lại được đăng trong “Thuỷ Kinh chú” và “Thái bình ngự lãm”). Diện mạo Tả Tư rất xấu, lại thêm nói lắp, không giỏi giao tiếp.

Bao Chửng (999-1062). Năm 28 tuổi đỗ tiến sĩ, đã từng làm tri huyện, tri phủ, đi sứ Khiết Đan, và nhận chức tại Bộ Hình, Bộ Binh, từng làm phó sứ ngành Tài chính, làm Ngự sử, đại phu ngự gián tại ngành Giám sát, cuối cùng làm đến phó sứ Khu Mật, khi chết được truy tặng Thượng thư Bộ Lễ. Ông có nhiều tên gọi khác như “Bao đãi chế” “Bao long đồ”, nhưng dân chúng thích gọi ông là “Bao công”, “Bao thanh thiên”. Chính sử ghi nhận Bao Chửng là một thanh quan công chính liêm minh, cương trực hết lòng yêu dân.
Qua phim truyền hình nhiều tập của Trung Quốc về ông, nhiều người xem Việt Nam hầu như chỉ chú trọng đến tài xử án cũng như tấm lòng của ông đối với dân chúng mà không hề biết ông là một trong bốn vị “xấu trai” nhất trong lịch sử Trung Quốc, mặc dù khuôn mặt ông đã được người ta cố tình bôi đen và làm hằn lên vết xẹo.

Lưu Dung (1719-1804). Qua phim “Tể tướng Lưu Gù” đông đảo bạn xem phim Việt Nam đã biết tài năng và tướng mạo của Lưu Dung ra sao rồi. Ở đây chỉ nói thêm rằg ông được coi là người Trung Quốc “xấu trai” thứ tư, trong bốn ngưòi “xấu trai” nhất trong lịch sử Trung Quốc./.
nếu bạn thích cầu vồng thì hãy kiên nhẫn trước những cơn mưa
Hình đại diện của thành viên
the yun
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/01/09 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron