Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 3 05/05/09 13:41

Hôm nay rảnh nên lên post bài tập VH Trung Hoa tiếp ^^

Hình ảnh
Khái quát
Cờ vây là một trong những trò chơi cờ cổ xưa nhất của thế giới, tương truyền nó bắt nguồn ở Trung Quốc từ cách nay 4000 năm. (Đến nay phổ biến rộng rãi chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản).
Xưa nay, cờ vây được một số văn nhân và nhà quân sự ưa thích, vì chơi cờ vây y hệt như việc dùng binh, có tác dụng nâng cao ý thức chiến thuật, mở mang trí tuệ và rèn luyện tính cách.
Hình ảnh
Cờ vây thởi cổ gọi là “dịch”, do bàn cờ và các quân cờ hợp thành. Bàn cờ do 19 đường thẳng ngang dọc giao nhau, có 9 điểm đánh dấu màu đen, gọi là “tinh”. Một “tinh” ở giữa gọi là “thiên nguyên”, bốn xung quanh đều có một “tinh”. Mặt bàn cờ vây rất giống Lạc thư trong Dịch học Trung Quốc cổ đại 361 giao điểm của nó, 8 phương vị “tinh”, 72 giao điểm bốn bên tương ứng với 360 ngày, bát quái (8 quẻ), 72 hậu trong thiên văn địa lý cổ đại, chứng tỏ cờ vây còn hàm chứa quan niệm thiên văn địa lý cổ đại. Quân cờ vây chia ra 2 bên đen trắng, tượng trưng cho âm dương, gồm 181 quân đen, 180 quân trắng. Quân cờ hình tròn dẹt, mặt trên lồi, mặt dưới bằng phẳng, bề mặt sơn bóng. Bàn cờ vây thời cổ không như bây giờ, trải qua rất nhiều thay đổi. Sách Nghệ Kinh ở Hàm Đan thời Tam Quốc từng chép: “Bàn cờ kẻ ngang dọc mỗi phía 17 đường, hợp thành 289 ô, có quân cờ đen trắng mỗi bên 150 quân”. Sách Tôn Tử toán kinh thời Nam Bắc triều chép: “Nay có bàn cờ 19 đường”. Năm 1954, tại ngôi mộ thời Đông Hán ở Vọng Đô, Hà Bắc, đào thấy một bàn cờ bằng đá, có 17 đường kẻ. Năm 1971, tại ngôi mộ thời Đường ở Tương Âm, Hồ Nam tìm thấy bàn cờ vây có 15 đường kẻ, đủ biết trước đời Hán, các bàn cờ vây có 15, 17 và 19 đường kẻ từng song song tồn tại.

Hình ảnh
Mặt bàn cờ

Lịch sử ra đời:
Hình ảnh

Đến nay, tài liệu (văn tự) sớm nhất về cờ vây phát hiện được là Thế bản thời Chiến Quốc, trong đó viết: “Nghiêu tạo ra cờ vây, Đan Chu chơi giỏi”.
Câu chuyện bắt đầu vào thời vua Nghiêu, một vị vua hiền minh. Để trị vì đất nước bình yên, thịnh vượng, năm nào vua cũng tuần du các địa phương. Năm ấy, vua đi qua vùng Hiên Viên Sơn (thuộc tỉnh An Huy ngày nay) thì đã xế chiều, vua mệt mỏi ngồi nghỉ rồi thiếp đi lúc nào không biết. Một giấc mơ lạ chợt đến : vua thấy Hoàng Đế đang cùng vị tiên Dung Thành đánh cờ với nhau. Vua Nghiêu không biết trò chơi gì, bèn hỏi. Hoàng Đế kể lại : năm xưa Hoàng Đế giao chiến với Xuy Vưu (một thủ lĩnh bộ lạc thời đó), Hoàng Đế bèn nghĩ mẹo lấy các viên đá đen và trắng chia thành quân sĩ của hai bên, bày binh bố trận cho chiến đấu, vây bọc, giành đất, bắt quân của nhau. Từ bàn cờ Hoàng Đế đem ra áp dụng vào việc điều binh khiển tướng trên chiến trường. Kết quả đánh bại được Xuy Vưu. Từ đó ngài hay cùng các bậc thần tiên đem cờ này ra chơi…
Nghe vậy vua Nghiêu bèn thỉnh cầu Hoàng Đế dạy cho mình phép đánh cờ. Hoàng Đế liền chỉ bảo cho. Đang lúc chơi rất hứng thú thì chợt tỉnh giấc… mới hay rằng đó chỉ là chiêm bao. Vua ngẫm thấy hay quá, bèn tìm cách nhớ lại, từ đó bổ khuyết các quy tắc, luật lệ, rốt cuộc đã sáng tạo ra một môn cờ đặt tên là Vi Kỳ (cờ vây), vì mục đích chủ yếu của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai.
Bấy giờ trong số các con vua Nghiêu có thái tử Đan Chu. Đan Chu đĩnh ngộ thông minh nhưng từ nhỏ quen sung sướng nên chỉ mãi rong chơi, không để ý tới việc học hành, rèn luyện bãn lĩnh. Sau khi nghĩ ra được Vi Kỳ, vua hi vọng dùng cờ để con mình tu chí học hành, bèn đích thân truyền dạy cho con. Đan Chu lĩnh hội rất mau chóng, chỉ ít lâu sau đánh thắng cả vua, khiến vua Nghiêu mừng rỡ vô cùng.
Khi đã cao niên, vua Nghiêu truyền ngôi lại cho Thuấn, là người không cùng huyết thống với mình nhưng tài đức vẹn toàn, có bản lĩnh trị quốc, chứ không truyền ngôi lại cho con. Còn Đan Chu sang đất Yến ở, lập ra thành Yến Chu (thuộc huyện Quyên Thành, tỉnh Sơn Tây ngày nay). Được ở riêng một cõi, không phải bận tâm vào việc triều chính, lại giao hảo với tao nhân mặc khách bốn phương, Đan Chu tha hồ đánh cờ, có công lớn truyền bá Vi Kỳ ra khắp thiên hạ.
Như thế theo truyền thuyết và khảo cứu của các nhà văn hóa thì cờ Vây là loại cờ cổ nhất thế giới. Nó ra đời và được chơi cách đây tới hơn 4000 năm. Chuyện này cũng cho thấy, cờ là một thú chơi cao quý, nó tránh cho con người lao vào những cuộc chiến tranh đẫm máu xưa nay. Nếu Đan Chu đem lòng oán hận vua cha đã truyền ngôi báu cho Thuấn mà dấy binh thì trăm họ còn lầm than khốn khổ đến đâu. Rốt cuộc thì tên tuổi của Nghiêu, Thuấn còn sáng tới vạn đời mà Đan Chu cũng để được tiếng thơm muôn thuở. Khởi thủy môn cờ là một câu chuyện đẹp đẽ, trong sáng và cao thượng biết bao.

Cờ vây là một hiện tượng văn hoá truyền thống Trung Quốc, ý nghĩa của nó đã không còn giới hạn trong phạm vi chơi cờ, mà thực tế đã trở thành một hoạt động trí tuệ thể hiện tập trung phương thức tư duy, quan hệ giao tế, không khí văn hoá xã hội, kết tinh tinh túy văn hoá của truyền thống dân tộc Trung Hoa.
Cờ vây là một hình thức biểu hiện đặc biệt học thuyết triết lý âm dương cổ đại Trung Quốc, có phẩm vị văn hoá và thẩm mỹ đặc biệt. Nó nhấn mạnh sự kết hợp nhân sinh, kỳ lý với tự nhiên, biểu hiện cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”, “vạn vật nhất thể” giúp con người ngộ ra cái ảo diệu của vũ trụ và nhân sinh.


Nguồn: tổng hợp trên mạng
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 5 11/06/09 16:28

Từ lâu, tôi rất thích xem người ta đánh cờ vây nhưng không biết chơi. Cuối cùng chỉ biết chơi mỗi cờ tướng và cờ cá ngựa. Ước gì Khoa Văn Hóa có ai đó biết chơi cờ vây ra dạy cờ vây cho anh em trong Khoa mình cùng chơi để giải trí và mở mang trí tuệ nhỉ? Tôi nghĩ cờ vây là một hoạt động giải trí lành mạnh và rất đặc trưng Trung Hoa
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 30/07/09 10:09

[justify]Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội. Từ đó đến nay ngày càng trở thành một môn được yêu thích và Việt Nam cũng có rất nhiều kỳ thủ nổi tiếng ở này.Cũng bởi chơi cờ từ xưa là một bốn thú chơi tao nhã (Cầm – Kỳ -Thi – Họa ) thể hiện nét văn hóa của người Việt. Dấu ấn “lưu luyến” này thể hiện rất rõ trong văn thơ :
[center]Trong thơ :
“...Khi hương sớm khi trà trưa
Bàn Vây điểm nước, đường tơ họa đàn
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.... “
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )
“...Tìm nơi tịch mịch, chốn vườn thơm
Xem cuộc cờ vây nơi ngõ ẩn...”
(Trích thơ của Ngô Thì Nhậm )
Vi kỳ nhàn đắc địa,
Đối tửu tuý vi hương.
(Chơi cờ vây, nhàn là nơi đắc địa,
Uống rượu với bạn, say là quê nhà.)
(Trích thơ “Thôn quê”-Nguyễn Xưởng-thời nhà Trần )
Trong ca dao, tục ngữ :
“ Nỗi về nỗi ở chưa xong
Bối rối trong lòng như đánh cờ vây.”[/justify][/center]
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi tradao » Thứ 5 03/12/09 10:23

thienphuong đã viết:Từ lâu, tôi rất thích xem người ta đánh cờ vây nhưng không biết chơi. Cuối cùng chỉ biết chơi mỗi cờ tướng và cờ cá ngựa. Ước gì Khoa Văn Hóa có ai đó biết chơi cờ vây ra dạy cờ vây cho anh em trong Khoa mình cùng chơi để giải trí và mở mang trí tuệ nhỉ? Tôi nghĩ cờ vây là một hoạt động giải trí lành mạnh và rất đặc trưng Trung Hoa


Ở quán Trà Tâm Đạo - 56 Phạm Viết Chánh, P19, Bình Thạnh có tổ chức những buổi hướng dẫn chơi Cờ vây miễn phí. Bạn đến trực tiếp quán để đăng ký tham gia sinh hoạt nhé! :)
RANDOM_AVATAR
tradao
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 5 03/12/09 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi ngannt_ngo » Chủ nhật 14/03/10 20:20

Mình cũng ko biết chơi loại cờ này, nhưng mình thấy nó rất hay và có một cái gì thật đúng với con người Trung Hoa. Người ta có thể ngồi hàng giờ liền để suy nghĩ ra bước đi cho một quân cờ. Người ko thích nó thì cho là phí thời gian.Nhưng thật sự nó có sự mê hoặt kì diệu cho nguời chơi, vì mỗi bước đi thể hiện đc người chơi tinh tế, thông minh đến như thế nào.Đặc biệt ngày xưa các bậc tiền nhân còn sử dụng loại cờ này vào việc nước việc quân rất tuyệt vời.
mình ko biết chơi nhưng ko biết loại cờ này có giống như đánh karro ko nhỉ? hi
RANDOM_AVATAR
ngannt_ngo
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 18:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nét tinh túy trong Cờ vây Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi kimhang_vhh » Thứ 3 16/03/10 22:53

mình xin bổ sung thêm một số điều mà mình biết về cờ vây:
Trong bốn môn nghệ thuật của văn hóa Trung Hoa: cầm, kỳ, thi, họa, có lẽ kỳ là một môn nghệ thuật mà mình thích nhất. theo mình biết thì kỳ chính là từ dung để chỉ Vi Kỳ, có nghĩa là cờ vây, mà ngày nay người ta gọi đơn giản hơn là cờ go.
Theo như trong sách “Tả truyện”, “ Luận ngữ” của Khổng Tử cũng chỉ ra rằng cờ vây rất thịnh hành vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, duawcj biệt là vào thời Đường.
Vảo thời Đường, vua Huyền Tông đã đặt ra một chức quan “ Kỳ đãi chiếu”, tức là chức quan trông coi bộ môn cờ vây này, mang bậc cửu phẩm.
Ngày nay, có rất nhiều người cho rằng: bàn cờ vây giống như vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại thành. Bàn cờ gồm có 19 hàng dọc và 19 hàng ngang vả 361 điểm. một điểm ở trung tâm gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, đại biểu cho trung tâm vũ trụ. 360 còn có nghĩa là số ngày âm lịch trong năm, được chia ra làm 4 mùa: xuân, hạ thu, đông. Những con cờ đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm. Như vậy bàn cờ giống như sự biến hóa của trời và đất.
Cờ vây đươc xem là đóa hoa đẹp đẽ trong lịch sử của văn hóa Trung Hoa.
Hình đại diện của thành viên
kimhang_vhh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 3 16/03/10 22:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron