Nhạc Phi_một nữ tướng yêu nước của thời Nam Tống

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Nhạc Phi_một nữ tướng yêu nước của thời Nam Tống

Gửi bàigửi bởi coutcung » Thứ 4 20/05/09 8:11

Nhạc Phi (tiếng Trung giản thể: 岳飞, phồn thể: 岳飛, bính âm: Yùe Fēi; tự: Bằng Cử 鵬舉; 17/3/1103 – 27/1/ 1142) là một người yêu nước và là một vị tướng của nhà Nam Tống chống lại sự xâm lăng của nhà Kim của người Nữ Chân. Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 126 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
Ông sinh ra ở huyện Thang Âm, Tương Châu, nay là huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam. Theo chuyện kể lại, những ngày sau khi ông sinh ra thì ngập lụt của sông Hoàng Hà đã tiêu hủy làng của ông. Bố của ông đã chết đuối nhưng đã kịp thời cứu vợ và con của mình bằng cách thả họ trôi xuôi dòng nước trong một cái chum. Sau đó Nhạc Phi và mẹ ông định cư ở tỉnh Hà Bắc. Từ khi còn rất nhỏ ông đã thành thạo trong các chiến lược và chiến thuật chiến tranh cũng như võ thuật. Nhạc Phi khi còn trẻ đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc sau khi ông giết Tiểu Lương Vương Sài Quế trong một cuộc thi đấu Võ Trạng. Ông đã không tham gia vào các trận chiến chống lại người Nữ Chân cho đến khi ông 23 tuổi.
Theo truyền thuyết, mẹ Nhạc Phi đã xăm bốn chữ 精忠报国 (tinh trung báo quốc tức tận trung báo quốc) trên lưng ông trước khi ông rời nhà. Câu này đã trở thành quan trọng nhất trong phần còn lại của cuộc đời ông.
Là một viên tướng can đảm và hiểu biết chiến thuật, Nhạc Phi đã giành được nhiều thắng lợi trong các trận chiến chống lại quân đội nhà Kim. Chiếm ưu thế do những khó khăn mà quân kỵ binh của đối phương gặp phải trong địa hình đồi núi của miền nam Trung Quốc, ông đã giành được những thắng lợi mặc dù quân của ông nói chung là ít hơn. Quân của ông đã thành công trong việc giành lại lãnh thổ phía nam sông Dương Tử và sông Hoài. Tuy nhiên, cố gắng của ông nhằm thu hồi các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống đã đánh mất trước đó đã bị các quan lại (là những người cho rằng chiến tranh kéo dài có thể sẽ quá tốn kém) khác chống lại. Mong ước này được phản ánh trong bài từ nổi tiếng nhất của ông Mãn giang hồng (滿江紅, Manjiang Hong hay Sông máu), đầy hùng tâm nhưng cũng bi tráng. Trích:
Ngưỡng thiên trường khiếu,
Tráng hoài khích liệt.
Tam thập công danh trần dữ thổ,
Bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt.
(...)
Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục,
Tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài,
Hùng tâm khích liệt.
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám nghìn dặm dầm sương dãi nguyệt.
(...)
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống huyết.
(Nam Trân dịch)
Cuối cùng, các quan lại tham nhũng, nổi tiếng nhất là tể tướng Tần Cối (秦檜), một kẻ bán nước, đã thuyết phục vua Tống Cao Tông triệu hồi Nhạc Phi về kinh đô cùng với thập nhị kim bài (tức 12 miếng vàng đại diện cho sự ủy quyền của vua) chỉ ngay sau khi ông định đem quân tấn công kinh đô nhà Kim gần như đã có thể chiến thắng. Đây là một lòng trung thành mù quáng của ông sau khi đã đem hết sức mình ra chiến đấu cho một nhà Tống bạc nhược và suy tàn, mà lại tuân thủ mệnh lệnh của vua mà không hề nghi ngờ, thậm chí là còn biết rằng mình có thể bị giết hại và mọi cố gắng của mình trong chiến tranh là uổng công.
Ông và con trai của mình, Nhạc Vân, bị xử tội chết và bị hành quyết tại đình Phong Ba. Giai thoại kể rằng, Nguyên soái Hàn Thế Trung đã chất vấn Tần Cối: xử tội Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu? Tần Cối trả lời: Không có, nhưng cũng không cần có. 3 chữ "không cần có" (mạc tu hữu 莫須有) từ đó gắn liền với tên Nhạc Phi và đi vào tiếng Trung để chỉ những lời buộc tội ngụy tạo.
Đời sau có giả thuyết là vua Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối để diệt trừ Nhạc Phi. Có rất nhiều lý do: 1) Nhạc Phi khi trực chỉ phủ Hoàng Long, kinh đô nhà Kim, thì sẽ cứu 2 vua Huy Tông và Khâm Tông. Cao Tông sợ phải 2 tay dâng lại ngai vàng cho 2 người đó nên cách duy nhất để tránh việc đó là Nhạc Phi phải biến mất , 2) Nhạc Phi công cao cái chủ. Thắng nhiều trận nên uy danh át cả vua. Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, tổ tiên của Cao Tông, cũng đã thủ tiêu Trịnh Ân. 3) Cao Tông chỉ muốn ăn chơi và hưởng lạc của kẻ làm vua. Kinh phí dùng để cho chiến tranh có thể dùng để xây cung điện và mở tiệc tùng. Truyền thuyết cũng nói rằng những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đã bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát.
Món bánh giò cháo quẩy của người Hoa được làm bằng bột chiên trong dầu, luôn luôn làm từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu hành tội.
Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Trung Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở Tây Hà, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm.
Ngoài ra, trong chương trình giảng dạy của trường tiểu học tại Trung Quốc ngày nay học sinh được học ít nhất một bài về Nhạc Phi.
Theo Werner, vua Tống Hiếu Tông (1163-1190) sau này đã phục hồi danh dự cho Nhạc Phi, dựng đền thờ, tôn hiệu là Trung Liệt; các tôn hiệu khác là Nhạc Ngạc Vương (1179) và Vũ Mục Vương (1211) còn theo Mayers thì các tôn hiệu là Vũ Mục (武穆) (1179); Ngạc Vương (1204); và Trung Liệt có từ sau năm 1204.
Hình đại diện của thành viên
coutcung
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 4 25/03/09 14:53
Đến từ: thành phố hồ chí minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nhạc Phi_một nữ tướng yêu nước của thời Nam Tống

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 4 20/05/09 16:38

Nhạc Phi là nữ tướng hay "nam tướng" vậy bạn? Nữ tướng mà tại sao lại xưng là "ông" nhỉ?
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nhạc Phi_một nữ tướng yêu nước của thời Nam Tống

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 4 27/05/09 19:45

Ủa, mình chỉ biết có Nhạc Phi là nam tướng thôi chứ nữ tướng thì mới nghe. À, mà mình thấy ban camnhung nói đúng đấy, nữ tướng mà sao thấy toàn gọi bằng "ông" không hả bạn?
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Nhạc Phi_một nữ tướng yêu nước của thời Nam Tống

Gửi bàigửi bởi Lovevietnam_vn » Thứ 6 02/10/09 13:42

Chắc bạn ấy nhầm rằng ông ấy là người Nữ Chân và là nam tướng, ông này có xuất hiện trong '' Thủy Hử '' phải không? Hình như ông ta rất giỏi múa đao thì phải.....? :?
[center]Thực tắc hư chi, hư tắc thực chi, hư thực tương sinh[/center]
[center]...¹ş†·Åģαιη....[/center]
Hình đại diện của thành viên
Lovevietnam_vn
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 6 25/09/09 12:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách

cron