Lã Bất Vi- Nhân vật đầy tính bi kịch

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Lã Bất Vi- Nhân vật đầy tính bi kịch

Gửi bàigửi bởi Luucongminh » Thứ 2 25/05/09 23:31

Khi chúng ta dùng ngòi bút của mình để phủi đi những lớp bụi lịch sử trên con người Lã Bất Vi thì chúng ta không những bị thu hút bởi những biến cố thăng trầm rung động lòng người mà con người này đã trải qua, bởi một tình yêu sâu đậm mà còn bị những tư tưởng mới vượt xa hơn người của ông ta lôi vào vòng cuốn. Ví như Lã Bất Vi có khí phách của người anh hùng dám đương đầu với sóng gió. Ông ta và phụ thân của mình đều là thương nhân của nước Vệ. Có lần Lã Bất Vi hỏi cha: ”Làm ruộng thì số lời sẽ thu là bao nhiêu?”, cha ông ta trả lời : “Một trăm lần”; ông ta lại hỏi tiếp: “Lập một quốc vương thì có thể thu lợi là bao nhiêu?”. Lần này cha ông không biết trả lời sao. Ông ta nói với cha mình rằng : “Lập một quốc vương thì món lời đó sẽ không thể tính được”. Vậy mà trong cuộc chém giết nhau trên chiến trường và tranh giành nơi triều chính, thậm chí đôi lúc mạo hiểm cả tính mạng; nhưng Lã Bất Vi vẫn không hề tỏ ra run sợ, ông ta sẵn sàng đương đầu đón nhận những nguy hiểm đó. Và sau những nỗ lực, gian khổ, cuối cùng ông ta đã thành công. Ví như tư tưởng thiên hạ chi công của Lã Bất Vi trong cuốn “Lã Thị Xuân Thu. Qúy Công” có viết: “Thiên hạ giả, phi nhất nhân chi thiên hạ, thiên hạ chi thiên hạ dã. Âm dương chi hòa, bất tưởng nhất loại, cam lộ thời vũ, bất tư nhất vật; vạn dân chi chủ, bất a nhất nhân”. Câu nói này thật hay biết bao. Nó có nghĩa là: Thiên hạ không phải là thiên hạ của riêng ai, mà là thiên hạ của mọi người; khi âm dương kết hợp với nhau một cách tự nhiên thì những vật phẩm được sinh ra từ sự kết hợp đó sẽ không phải chỉ có duy nhất một loại; khí hậu mưa thuận gió hòa thì những sinh vật được hưởng những ưu đãi này cũng không phải chỉ có một loài: chủ của muôn dân cũng không phải chỉ có một người.
Lại ví như chủ trương mai táng của Lã Bất Vi.Ông ta bảo: “Ngày xưa vua Nghiêu sau khi mất đã được chôn cất tại Cốc Lâm, trên mộ trồng vô số cây: Vua Thuấn sau khi mất thì được chôn tại Kỉ Thị và vẫn cho mọi người buôn bán, họp chợ tại nơi đó ; vua Vũ thì được chôn tại Hội Kê, cũng không phải sử dụng đến nhân lực, vì vậy tiên vương cũng phải tiết kiệm trong việc chôn cất (Xem Lã Thị Xuân Thu. An Tử).
Có thể nói một cách không khoa trương rằng những tư tưởng tiến bộ của dân tộc Trung Hoa từ thời xa xưa đều có thể tìm thấy trong quỹ đạo khởi đầu trong thế giới tinh thần của Lã Bất Vi.
Tính cách chính là vận mệnh. Năm 246 trước CN, Tần Thủy Hoàng mới chỉ có mười tuổi đã lên kế vị. Lã Bất Vi nhiếp chính với danh nghĩa “Trọng phụ” và tướng quốc, và đã trở thành người cầm quyền sinh sát chính thức của nước Tần. Lúc này cũng chính là lúc nước Tần cầm quân đi thôn tính sáu nước và giành được thắng lợi liên tiếp. Trên một góc độ nào đó, thì chính Lã Bất Vi là người đã đặt nền móng cho sự thống nhất thiên hạ của nước Tần.
Mười một năm sau đó, Tần Thủy Hoàng chính thức lên nắm quyền. Lã Bất Vi bị cách chức, cuối cùng trên đường cùng uống thuốc độc tự kết liễu đời mình. Kết cục bị thảm của Lã Bất Vi là do hai mâu thuẫn gây ra. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa cái tôi trong tính cách của ông ta. Mâu thuẫn giữa ông ta và Tần Thủy Hoàng là đối lập nhau. Trong cuốn “mười điều phê phán của Quách Mạt Nhược đã nêu ra mười nội dung: chú trọng việc dùng đức để trị hay dung hình phạt để trị? Quan thiên hạ hay gia thiên hạ, quân chủ chiêu hiền hay là quân chủ cực quyền, tôn sự trọng Nho giáo hay là đốt sách bài Nho v.v… Tần Thủy Hoàng không thể tha thứ cho những ai có ý chống đối với mình, mặc dù người đó là Lã Bất Vi – người cùng dòng máu với mình, người đã giúp ông ta xây dựng cơ nghiệp. Những mâu thuẫn: tiến thủ và trốn tránh, bác ái và nhỏ nhen, khôn khéo và thẳng thắn trong tính cách của Lã Bất Vi. Ví như, ông ta phải ghìm long để dâng người thiếp yêu của mình là Triệu Cơ cho Dị Nhân trở thành vua Nước Tần, nhưng tình yêu của Triệu Cơ đối với Lã Bất Vi vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi hai người lén lút gặp nhau thì cái chủ trương kiềm chế và tâm lý phòng nguy hiểm đã khiến Lã Bất Vi phải rời xa chốn buồng the nơi hậu cung và tìm Lao Ái – tên giả hoạn quan để thay thế mình. Hành động rút lui đó của Lã Bất Vi không chỉ tạo ra một khoảng trống trong tâm hồn của Vương hậu mà còn tạo ra không gian quyền lực, rất nhanh Lao Ái đã tạo dựng cho mình thế lực chính trị trogn cung. Bị vây chặt giữa hai thế lực là Tần Thủy Hoàng và Lao Ái, Lã Bất Vi không còn sức chống chọi nữa. Con người nếu rơi vào cái mâu thuẫn nội tại của chính bản thân mình thì có thể coi như vô tội, đồng thời với việc tạo dựng và phân tích con người Lã Bất Vi, chúng ta có lý do để thông cảm với nhân vật đầy tính bi kịch này.
RANDOM_AVATAR
Luucongminh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 07/03/09 0:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lã Bất Vi- Nhân vật đầy tính bi kịch

Gửi bàigửi bởi TIEUTY » Thứ 7 06/06/09 22:53

" Lã Bất Vi là một thương nhân nổi tiếng của Trung Quốc, câu chuyện của Lã Bất Vi đã được dựng thành bộ phim mang tên của chính nhân vật "Lã Bất Vi". Khi xem bộ phim này, mình thấy nhân vật Lã Bất Vi từ đầu đến cuối chỉ tìm đủ mọi cách mua tiền tài danh lợi. Bằng mọi thủ đoạn để có được điều đó, ông ta có thể bán cả người thiếp yêu của mình như bạn Công Minh đã nói. Nếu xem bộ phim này ai cũng có thể nói đây là một "gian thương" chứ không phải thương nhân nữa.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận cái tài, trí, dũng của Lã Bất Vi. Tục ngữ có câu " có chí làm quan, có gan làm giàu ", nhưng trường hợp Lã Bất Vi thì có phần ngoại lệ, ông ta trở thành tướng quốc nước Tần chủ yếu là nhờ vào Trí và Dũng. Với tầm nhìn xa trông rộng, tính toán chính xác vượt lên tư duy thông thường của các nhà buôn, đầu tư rất lớn vào một "món đồ" ( nước Tần ) mà còn chưa hề được kiểm chứng giá trị thực tế đến đâu. Điều đó cho thấy ở con người Lã Bất Vi không chỉ đơn giản chỉ có Trí tuệ mà còn có cả gan lớn của những người ôm tham vọng lớn, dám liều lĩnh làm những việc người khác không dám làm. Đem số tài sản mà Lã Bất Vi đầu tư cho kế hoạch của mình so với vị trí tướng quốc của ông ta sau này thì quả thật là nhỏ bé, nhưng nếu đem so với những gì ông ta có và so với thời thế thì không hề nhỏ, nhất là người thiếp Triệu Cơ. Con người ta sống ở đời ai cũng vì bản thân nếu không thì cũng vì vợ con, gia đình. Chỉ cần một nước cờ sai ông ta sẽ mất tất cả, thậm chí là sự đặt cược tính mạng bản thân và gia đình, nhưng ông ta vẫn làm. Đặt Lã Bất Vi trong hoàn cảnh và thời thế bấy giờ mới thấy được sự vĩ đại của ông ta. Từ thương gia trở thành tướng quốc một nước, ở cái thời khi mà thương gia chỉ là tầng lớp thứ cấp trong xã hội, đó thực sự là một trí tuệ và hoài bão phi thường vượt trước thời đại hàng nghìn năm - Tư bản kết hợp với chính trị để thu được lợi lớn nhất.
Nhân bàn về Lã Bất Vi, chủ đề mà bạn Công Minh đưa ra có lẽ bạn cũng đã tìm hiểu tương đối về nhân vật Lã Bất Vi, theo bạn, câu chuyện về Lã Bất Vi là lịch sử hay dã sử? Mình cứ thắc mắc, câu chuyện ông ta là cha của Tần Thủy Hoàng, không biết đó có phải là sự thật hay không nữa.
RANDOM_AVATAR
TIEUTY
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Lã Bất Vi- Nhân vật đầy tính bi kịch

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 2 08/06/09 11:13

8O Lã Bất Vi là nhân vật lịch sử hoàn toàn có thật nhưng do cuộc đời, sự nghiệp của ông ta khá đặc biệt nên các đời sau người ta có thêm thắt chút ít. Mình xin góp thêm một chút thông tin về ông ta.
Lã Bất Vi là người Dương Địch, buôn bán thành công nên rất giàu có.

Năm thứ 40 đời Chiêu Tương Vương nước Tần (267 TCN), thái tử mất. Năm thứ 42 (265 TCN), vua cho con thứ là An Quốc Quân làm thái tử. An Quốc Quân có hơn 20 người con, lại có người yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân. Phu nhân không có con. Tử Sở là con giữa của An Quốc Quân. Mẹ Tử Sở là Hạ Cơ không được vua yêu nên Tử Sở phải làm con tin của Tần ở nước Triệu. Tần mấy lần đánh Triệu, nên Triệu bạc đãi Tử Sở. Tử Sở làm con tin ở Triệu trong cảnh khốn khổ.

Lã Bất Vi ở Hàm Đan trông thấy Tử Sở thương hại, nói:

Món hàng này lạ, có thể buôn được đây!

Bất Vi bèn đến nói với Tử Sở:

Tôi có thể làm cửa nhà ngài lớn lên.

Tử Sở cười:

Ông hãy tự làm cho cửa nhà ông lớn lên đã rồi hãy làm đến cửa nhà tôi.

Lã Bất Vi nói: Thế thì ngài không biết: Cửa nhà tôi phải đợi cửa nhà ngài mới lớn được.

Tử Sở hiểu ý.

Lã Bất Vi đưa cho Tử Sở năm trăm cân vàng tiêu dùng và đãi tân khách. Rồi lấy tiền mua của báu vật lạ, đem sang Tần, xin ra mắt người chị Hoa Dương phu nhân để dâng những vật ấy cho Hoa Dương Phu nhân. Nhân đó, Lã Bất Vi kể Tử Sở tài giỏi, khôn ngoan, giao với người các nước, bạn hữu khắp thiên hạ. Hoa Dương phu nhân không có con, Bất Vi khuyên nhận Tử Sở làm con nuôi. Hoa Dương phu nhân nghe theo, vào xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm thừa tự. An Quốc Quân nghe theo, cùng phu nhân cho Tử Sở nhiều của cải và xin Bất Vi giúp đỡ cho.

Danh tiếng Tử Sở từ đó càng nổi với chư hầu. Bất Vi có một người thiếp là Triệu Cơ, đàn hay múa giỏi, lại đang có mang. Bất Vi mời Tử Sở đến nhà, sai Triệu Cơ ra rót rượu. Tử Sở đem lòng say mê, Lã Bất Vi liền dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Tử Sở lập Triệu Cơ làm phu nhân, đến đủ tháng sinh con là Chính.

Năm 257 TCN, đời vua Chiêu Vương nước Tần, Tần sai Vương Ý vây Hàm Đan. Nước Triệu muốn giết Tử Sở. Tử Sở cùng Lã Bất Vi mưu đưa sáu trăm cân vàng cho kẻ coi giữ nên trốn thoát Triệu. Triệu muốn giết vợ con Tử Sở, nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, lẩn trốn được vì thế mẹ con đều sống.
Trong Đông Chu Liệt Quốc (Lã Bất Vi lập kế buôn ngôi báu), Lã Bất Vi có so sánh với người cha, vốn cũng là một nhà buôn lớn, về lợi nhuận: "Cày ruộng lợi gấp mấy?-Lợi gấp mười." "Buôn châu ngọc lợi gấp mấy?-Lợi gấp trăm." "Nếu giúp cho một người được lên làm vua, thống trị sơn hà, thì lợi gấp mấy?"
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến27 khách

cron