Thư pháp

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Thư pháp

Gửi bàigửi bởi Luucongminh » Thứ 2 08/06/09 21:19

Thư pháp
Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.
Văn hóa nhận thức
Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện. Người Trung Quốc thường bảo: «Học thư vô nhật bất lâm trì.» (Học thư pháp chẳng ngày nào mà không «vào ao»). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyện thư pháp. Thư gia Trương Chi đời Đông Hán mỗi ngày luyện viết xong thì rửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực (Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc).
Việc học thư pháp xưa nay khởi đầu bằng khải thư, khi thuần thục mới chuyển sang hành thư và thảo thư hoặc triện thư. Thời kỳ đỉnh thịnh của khải thư là đời Đường, nổi bật nhất là các đại thư gia Nhan Chân Khanh, Âu Dương Tuân và Liễu Công Quyền. Đến đời Nguyên thì có thêm Triệu Mạnh Phủ. Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch (đường nét), kết thể (bố cục), thần vận (cái hồn của tác phẩm)...
Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo. Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản.
Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.
Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.
Văn hóa lưu luyến
Xem tranh quốc họa Trung Hoa, người ta thường thấy ngoài phần viết chữ đề thơ và lạc khoản của tác giả, còn có khá nhiều dấu triện đóng ở các góc tranh, nhất là ở những bức tranh nổi tiếng. Có những bức nhiều chi chít đến vài chục con triện méo, tròn, vuông, chữ nhật đủ cả. Tôi chưa có dịp nào tiếp xúc được với người thạo về tranh quốc họa để hỏi xem bức nhiều nhất đã có bao nhiêu con triện được đóng lên…
Mỗi thư họa gia có không ít ấn chương, như Tề Bạch Thạch cả chục biệt hiệu nên số ấn chương cũng nhiều chẳng kém. Bản thân ông cũng làm nghề khắc ấn mưu sinh, nên có nhiều ấn cũng không lạ. Bát Đại Sơn Nhân có khoảng 30 ấn, phân làm danh chương và nhàn chương (như đã nói trên). Nhàn chương phản ảnh tư tưởng và tâm trạng tác giả trong một giai đoạn đặc biệt nào đó trong đời ông ta. ấn văn (nội dung của ấn) có thể là một danh ngôn, hoặc do tác giả đặt ra để bày tỏ nỗi lòng hay ý chí. Chuyên gia về ấn có thể xác định ấn được khắc vào khoảng thời gian nào trong cuộc đời tác giả. Chuyên gia Chu Sĩ Tâm (HongKong) đã bỏ công nghiên cứu khoảng 30 ấn chương của Bát Đại Sơn Nhân và phân tích tỉ mỉ ấn văn của từng con ấn, thật là kỳ công. Thí dụ, có một ấn của Bát Đại Sơn Nhân mà ấn văn chỉ có một chữ lư (con lừa). Bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu tâm trạng của đại thư họa gia này. Bát Đại Sơn Nhân mang tâm trạng u uất của một di thần nhà Minh khi Nhà Thanh thành lập.
RANDOM_AVATAR
Luucongminh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 07/03/09 0:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi tuat » Thứ 3 09/06/09 9:10

8O Minh làm tới 2 chủ đề luôn hả? Bài này của Minh làm cũng khá tốt đấy! Tr chỉ bổ sung chút xíu
Chữ Hán tuy có tính chất phù hiệu, nhưng không dừng lại ở giai đoạn phù hiệu; người viết xuất phát từ yêu cầu tìm tòi về mỹ thuật, làm cho nó trở thành một nghệ thuật biểu đạt mỹ thuật dân tộc, ý hứng, tâm tư và tình cảm chủ quan, có tác dụng thẩm mỹ và giá trị mỹ học.1
Thư pháp hay nghệ thuật viết chữ Hán được xem là một loại hình nghệ thuật rất cao. Thư pháp là một trong những nghệ thuật xưa nhất của Trung Quốc. Nghệ thuật viết chữ này có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật viết chữ của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Các kiểu viết chữ minh: đại triện, tiểu triện, lệ, khải, hành, thảo (thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên)
Chữ triện. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện.
Chữ lệ là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 TCN.
Chữ khải (khải thư hay chính thư) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.
Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2. Khi được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành khải. Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo. Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự của Vương Hi Chi đời Tấn được viết với chữ hành.
Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố (khoảng 730-780)
Mình định đưa một số hình lên mà đưa hổng được!
RANDOM_AVATAR
tuat
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/12/07 16:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi Luucongminh » Chủ nhật 14/06/09 17:44

Cảm ơn Trang nhiều về phần bổ sung của Trang, vì M sẽ chỉnh sửa thêm cho bài vịết này hòan chỉnh hơn
RANDOM_AVATAR
Luucongminh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 07/03/09 0:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi onlyyou38 » Thứ 7 04/07/09 21:11

minh rất thích xem thư pháp và yêu nó lắm! mình muốn sau này sẽ học viết được vài chữ .Và tìm được những nét văn hoá về thư pháp ở các nước nữa .cảm ơn vì bài viết của M nó giúp mình biết nhiều hơn về lĩnh vực này đó! nhưng mình thấy số người yêu thích thư pháp ngày nay rất ít.và buồn lòng vì điều đó lắm! mong rằng moi người đặc biệt là giới trẻ sẽ yêu thích nghê thuật thư pháp hơn.Vì đó là văn hoá tinh thần khá đặc sắc và là nơi thề hiện những tâm hồ tinh hoa nhạy cảm...
onlyyou38
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 3 09/12/08 13:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 4 02/09/09 22:08

Mình cũng rất thích thư pháp vì cổ nhân có câu: "Trông nét chữ, đoán tính người", huống chi đây lại là chữ đẹp thì người viết ắt cũng lắm tài hoa. Nhân đây, xin trích dẫn một quan niệm về thư pháp trong "Tín ngưỡng, phong tục và những kiêng kỵ dân gian Việt Nam" do Phạm Khang biên tập (2008).

Thư pháp đã có lịch sử dài trên 3000 năm, đến đời Thương - Chu đã mang tính nghệ thuật rõ nét. Phong trào thư pháp ở Việt Nam đang có dấu hiệu khôi phục và phát triển. Đã có một số gia đình thích trang trí nội thất bằng "tranh chữ". Các tranh chữ như "Nhẫn", "Phúc", "Văn:, "Hỷ", "Thọ"... hay bộ "Tùng, trúc, cúc, mai" rất hay được dùng.

Thư pháp là một môn nghệ thuật viết chữ đẹp giống như một bức "Tranh chữ" hay "Thi họa". Trước kia, các cụ đồ Nho thường hay viết chữ Hán bằng bút lông để có thể tạo ra những nét sắc sảo, bay bướm. Ngày nay, trong thư pháp Việt Nam có cả những bức tranh chữ viết bằng bút sắt và không những viết chữ Nho mà còn cả chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, vẫn có khuynh hướng cho rắng, viết chữ Nho bằng bút lông dễ tạo dáng đẹp hơn.

Trong thư pháp, các nghệ sĩ rất coi trọng kỹ xảo cẩm bút, thao tác bút, pha chế mực, kết cấu toàn cục bức tranh, chọn loại giấy thích hợp. Diễn biến của chữ Hán từ thời Thương - Chu qua đời Tần - Hán cho đến nay, theo xu hướng từ phức tạp (nhiều nét, khó nhớ. dễ nhầm lẫn) đến đơn giản (ít nét hơn). Trái lại, thư pháp Trung Quốc diễn biến theo xu hướng từ đơn giản đến phức tạp.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi Luucongminh » Thứ 6 16/07/10 22:48

Cam on onlyyou38 nhieu. M thay dao nay cac ban tre tham gia viet thu phap cung nhieu lam. Do la tin hieu dang mung ban nhi.
RANDOM_AVATAR
Luucongminh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 07/03/09 0:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư phápTrung Hoa

Gửi bàigửi bởi my hoang » Thứ 7 13/11/10 8:31

văn hóa Trung Hoa là sự kết hợp rất đa dạng của văn hoá gốc nông nghiệp và du mục,đó là nền văn hóa có sức ảnh hưởng mạnh trên nhiều bình diện.
nếu như nhân sinh quan vũ trụ quan của người Trung Hoa là sự pha trộn của hai nét văn hóa âm dương thì trong các loại hinh nghệ thuật lại có sự quy định rất tỉ mỉ { Niêm, luật của thơ Đường] thì thư pháp Trung Hoa lại hội tụ tất cả các tinh hoa của các net văn hóa ấy.Người ta nói :"Thư pháp là kết tinh của văn hóa trung hoa".Đúng vậy,thư pháp chính là sự kêt hợp của văn,thơ,nghệ thuật tạo hình, tính thẩm mỹ, cảm thức tôn giáo....
trước đây, thư pháp trung Hoa chỉ đơn thuần là viết chữ và việc quan trọng nhât là thể hiện tất cả nội dung, ý nghĩa,giá trị thẩm mỹ, tôn giáo.... trong đó.Ngày nay nó được làm cho sinh động và phong phú hơn với những hình ảnh kết hợp gọi là thư họa.
RANDOM_AVATAR
my hoang
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 5 01/04/10 9:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITHUTHUY » Thứ 7 13/11/10 21:12

Thư pháp được xem như là loại hình nghệ thuật cao cấp là biểu tượng thẩm mĩ của nền văn hóa Phương Đông. Thư pháp Trung Hoa được coi là linh hồn mỹ thuật, còn đối với Nhật Bản nó được nâng lên thành Đạo (thư đạo). Khi nói đến thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán. Ở Việt Nam ngoài thể hiện thư pháp bằng chữ Hán còn dùng cả chữ Việt rất riêng và đặc sắc trên cơ sở kế thừa thư pháp chữ Hán.
RANDOM_AVATAR
NGUYENTHITHUTHUY
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 17:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thư pháp

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 4 09/03/11 16:20

Thư pháp là nghệ thuật huy hoàng xa xưa của Trung Hoa, là nghệ thuật không gì so sánh được của khối chữ vuông. Thư pháp đã trải qua gần 3000 năm phát triển và sáng tạo mới, trở thành một viên ngọc quý của nghệ thuật Trung Hoa và thế giới.
Thư pháp là nghệ thuật viết chữ nhưng viết chữ không nhất định là thư pháp. Có lý do cho rằng: Ba loại văn tự giáp cốt, kim văn, thạch cổ (trống đá) lưu truyền từ thời Tiên Tần đã mang đến nghệ thuật thư pháp. Văn giáp cốt trở thành thư pháp vì nó có hệ thống đặc biệt trong kết cấu bút pháp. Bút pháp tròn trịa, kết cấu lớn nhỏ, ngắn dài cũng không có quy định. Đó là sự quay vòng với những nơi khác nhau của đại, tiểu triện. Kim văn còn được gọi là “chung đỉnh văn”. Thể chữ của kim văn phát triển theo thời đại. Kim văn thời Ân gần với văn giáp cốt. Cuối thời Chiến Quốc, kim văn gần giống với tiểu triện.Văn trống đá là chữ đại triện khắc trên trống đá, là văn tự khắc đá sớm nhất hiện còn ở Trung Hoa. Văn trống đá mạnh mẽ, tự nhiên, nét tròn, có ảnh hưởng trực tiếp với thư pháp thời Văn trống đá được phát hiện vào sau thời nhà Đường….
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron