[VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 6 23/04/10 6:26

+Trong khi phương bắc cho ra đời Nho giáo (Khổng Tử quê ở Sơn Đông) với phương châm hành động, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, quan niệm về 1 xã hội trật tự, ngăn nắp, tôn ti, rõ ràng, tư tưởng nhập thế thì phương nam lại phát triển Đạo giáo (Lão Tử người nước Sở-vùng Bách Việt, Trang Tử cuối đời sống ẩn dật ở núi Nam Hoa) thấm nhuần tinh thần biện chứng âm dương của triết lí nông nghiệp, chủ trương xuất thế, vô vi.
+Vì phương nam sống trọng văn nên dẫn đến tư tưởng trọng kẻ sĩ, coi thường thương nhân, trong khi phương bắc với Nho giáo khuyến khích làm giàu nên sớm phát triển về đô thị( đặc biệt là vùng Hoa Bắc)
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 6 23/04/10 22:27

Người phương nam chú trọng hài hòa âm dương trong cơ thể vì thời tiết nóng hơn nên thức ăn thường là loại bình, hàn, thiên về thực vật, còn động vật thì chủ yếu là tôm, cá, cua, ếch, rắn… có nhiều ở phương nam sông nước. Còn phương pháp chế biến thường dùng ở đây là làm canh, luộc, ninh, hầm, tần…đặc điểm nhiều nước, dễ ăn, dễ tiêu, dễ nhiệt. ví dụ: món ăn có tiếng ở Giang Tô là thịt cua hấp, tỉnh Chiết Giang phía đông nam Trung Quốc, lại gần biển nên ẩm thực là các món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy (Tôm nõn Long Tỉnh, Cá chép Tây Hồ…)
ở những vùng ven biển hay ven sông, hồ như Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến… ẩm thực nổi tiếng là hải sản (ốc kho, cá chép chua ngọt, cua xào thơm cay, vây cá kho khô,…), thiên về vị thơm cay, nồng đậm, nặng mùi hành tỏi và tươi.
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 6 23/04/10 22:33

Ngoài ra, còn một số thông tin nhỏ để nói về sự ảnh hưởng của môi trường đến văn hóa Trung Quốc như:
+ Những nơi có địa hình cao, hiểm trở, đồi núi nhiều, khó đi lại, tiếp xúc giao lưu với các vùng khác thì tương đối biệt lập dẫn đến văn hóa của địa phương được bảo tồn, cũng như thường mang 1 số khác biệt về ngôn ngữ như miền nam Trung Quốc có cao nguyên đá vôi, các đồi núi, dãy núi, hay phía tây bắc cũng có các cao nguyên khá cao, khu tự trị Tân Cương với sa mạc khô cằn như Takla-Makan và sa mạc Gobi, với các dãy núi Pamir và Thiên Sơn. Nên cùng chữ viết nhưng họ có nhiều tiếng đến nỗi không thể hiểu nhau như tiếng Tây Tạng, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Đài Sơn…

+ Đồng bằng và những nơi có khí hậu tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi sinh sống thì tập trung đông dân: dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải là các đồng bằng phù sa rất đông dân. Quảng Đông, Sơn Đông, Tứ Xuyên…là một số tỉnh có số dân đông nhất.
+ Các vùng ven biển, vị trí thuận lợi giao lưu, trao đổi với nhau nên phát triển thương nghiệp buôn bán. Những nơi giáp ranh các nước, ven biển thì tiếp nhận các giá trị văn hóa từ nơi khác sớm như Chiết Giang, Quảng Đông…
+ Tên gọi tỉnh Sơn Đông bắt nguồn từ địa lí tỉnh này nằm phía Đông của núi Thái Hành, Vân Nam là phía nam các ngọn núi phủ mây, Hồ Nam vì tỉnh nằm phía nam hồ Động Đình, Tứ Xuyên (rút gọn của “xuyên hạp tứ lộ”) nghĩa là 4 lộ sông và hẻm núi.
+ một trong những nơi có văn hóa tiêu biểu cho Nam Trung Quốc là Tô Châu. Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã được UNESCO xếp loại là di sản thế giới. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Chính phủ Trung Quốc xếp Tô Châu vào một trong bốn thành phố mà sự bảo vệ các di sản lịch sử và văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên phải được đặt lên hàng đầu (các thành phố khác là Bắc Kinh, Hàng Châu và Quế Lâm). Những đặc sắc văn hóa nổi tiếng của Tô Châu là:
• Bàn Môn có 2.500 năm tuổi, được xây dựng trong thời kỳ nước Ngô. Nó được biết đến vì kiến trúc xây dựng độc đáo duy nhất cũng như là sự kết hợp hài hòa của nước và cổng đất.
• Nhạc kịch Trung Hoa: Côn khúc bắt nguồn từ khu vực Côn Sơn, Tô Châu vào khoảng thế kỷ 14-15, cũng như muộn hơn là nhạc kịch Tô Châu. Tô Châu bình đàn là một dạng kể chuyện bao gồm cả các đoạn hát với các đoạn nói.
• Hàng thủ công mỹ nghệ: Các mặt hàng như tơ lụa thêu Tô Châu, quạt, nhạc cụ dân tộc, đèn lồng, đồ gỗ gụ, chạm khắc ngọc bích, thảm lụa thêu, các chất liệu màu hội họa truyền thống, các tranh in ván gỗ năm mới.
• Ẩm thực: Cua lớn hồ Dương Trừng, khiếm thực, tì bà, đông nhưỡng tửu, tương áp, tương trấp nhục v.v
Marco Polo từng nhận xét nơi đây là “Một thành phố lớn và quý phái... Nó có 1.600 cầu đá mà dưới đó thuyền bè có thể qua lại”. “Kinh đô tơ lụa”, “Venizia phương Đông”, “Nôi của nền văn hóa Ngô và Thế giới vườn” là các cách nói khác về Tô Châu.
+ một trong những nơi có văn hóa tiêu biểu cho Bắc Trung Quốc là Cam Túc. Nước Tần, nhà nước sáng lập của đế quốc Trung Hoa, đã bắt đầu từ khu vực đông nam của Cam Túc, đặc biệt là khu vực Thiên Thủy. Nằm dọc theo con đường tơ lụa, Cam Túc đã từng là một tỉnh quan trọng về mặt kinh tế, cũng như là con đường truyền tải văn minh đông-tây. Các chùa, chiền và hang động Phật giáo chẳng hạn tại hang Mạc Cao (hang ngàn Phật) và hang Mạch Tích Sơn chứa các bích họa có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Phần lớn đất đai của tỉnh này nằm ở độ cao trên 1 km so với mực nước biển. Nó nằm giữa cao nguyên Tây Tạng, Nội Mông Cổ, cao nguyên Hoàng Thổ và có biên giới với Mông Cổ ở phía tây bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phần phía nam của tỉnh. Một phần của sa mạc Gobi cũng nằm tại Cam Túc. Sông Hoàng Hà có nguồn nước chủ yếu tại tỉnh Cam Túc và chảy qua Lan Châu. Về địa hình thì Cam Túc bằng phẳng ở phía bắc và nhấp nhô ở phía nam. Các rặng núi phía nam là một phần của dãy núi Kì Liên. Với độ cao 5.547 m, Kì Liên Sơn là đỉnh cao nhất tại Cam Túc. Ẩm thực tại Cam Túc dựa trên các loại sản phẩm chính được nuôi trồng tại đây: lúa mì, lúa mạch, kê, đậu và khoai lang. Hang Mạc Cao gần Đôn Hoàng là một bộ sưu tập đáng ngạc nhiên về nghệ thuật và tôn giáo của Phật giáo. Nó được công nhận là di sản thế giới kể từ năm 1987. Ban đầu ở đây có 1.000 hang động, nhưng hiện nay chỉ còn 735 hang động là còn giữ được, chia thành hai khu bắc (248 hang với 5 còn bích họa hay tượng) và nam (487 hang, đều có bích họa hay tượng). Mỗi chùa, miếu trong các hang đều có một bức tượng Phật hay Bồ Tát lớn và được tô vẽ thêm các cảnh tôn giáo. Chùa Bỉnh Linh hay động Bỉnh Linh, là một quần thể hang động Phật giáo trong hẻm núi dọc theo sông Hoàng Hà. Bắt đầu xây dựng năm 420 trong thời nhà Tây Tấn, khu vực này bao gồm hàng chục hang động với các mẫu chạm khắc, điêu khắc và bích họa. Bức tượng Phật Di Lặc lớn cao trên 27 m và là tương tự như bức tượng Phật đã từng tồn tại trên vách đá tại Bamiyan, Afghanistan.
(trích wikipedia.org)
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi thanhnga_84 » Thứ 2 26/04/10 5:54

Môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa,một nền văn hóa của quốc gia (đất nước) nào là do yếu tố môi trường tự nhiên quy định.Chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta là một đất nước phần lớn là nước và núi,do đó đã tạo nên nét văn hóa của ta là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.Còn ở các nước phương tây do điều kiện tự nhiên khác do đó có nền văn hóa khác.........
Không biết nhận định này đúng hay sai,mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn,!.!..
Chúng ta cùng nhau thảo luận nhé!
RANDOM_AVATAR
thanhnga_84
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 2 22/03/10 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi nguyenthihonglan » Thứ 2 26/04/10 16:09

Thật vậy! bất cứ 1 quốc gia nào cũng chiựu tác động của điều kiện tự nhiên đến văn hoá , cũng có thể nói điều kiện tự nhiên của 1 quốc gia đã quyết định văn hoá của đất nước đó. ở việt nam với diên tích nhỏ hẹp nhưng điều kiện tự nhiên của 2 miền nam , bắc đã rất khác nhau làm cho văn hoá việt nam cực kì đa dạng và phong phú. Vậy thì với diện tích rộng lớn trải dài như TRUNG HOA không có lí do nào điều kiện tự nhiên lại không ảnh hưởng trực tiếp đến văn hoá. Không những ảnh hưởng mà còn là ảnh hưởng rất nhiều như tư tưởng, ẩm thực, trang phục cũng như kiến trúc...tạo nên 1 Trung Hoa với 1 nền văn hoá cực kì đa dạng, phong phú.
Ở miền bắc là nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tuyết phủ nên loại hình kinh tế ở đây là bán nông nghiệp và bán du mục thường là hạt kê và lúa mì, điều này cũng làm ảnh hưởng đến ẩm thực. Thức ăn chủ yếu là được làm từ lúa mì và thường được chế biến đơn giản ( vì lương thực , thực phảm ít không có sự lựa chọn )
Ở miền nam khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển vì thế lượng lương thực , thực phẩm ở đây cực kì phong phú , tạo điều kiện cho ẩm thực phát triển. Và điều kiện tự nhiên ở đây cũng thuận lợi cho viẹc phát triển loại hình kinh tế lúa nước vì vậy mà thức ăn truyền thống ở miền nam là cơm và thức ăn được chế biến cực kì phong phú vì có nhiều sự lựa chọn,
Về trang phục , nông nghiệp phát triển nên nên trang pucj cũng là sản phẩm của nông nghiệp như : sợi dây gai . đại ma, sợi , bông , tơ tằm ...

Miền bắc loai hình bán du mục , chăn nuôi là chủ yếu vì vậy chất liệu đẻ làm trang phục cũng là sản phẩm bắt nguồn từ động vật như da , lông thú , da báo . cáo , hổ......
Về kiến trúc nhà ở của miền bắc thì chịu ảnh hưởng của khí hậu lạnh , quanh năm tuyết phủ vì vậy nhà ở làm theo lối huyệt cư , đào sâu xuống đất chống giá lạnh
miền nam khí hậu nống ảm , nhà ở làm trên cây vừ mat mẻ và vùa để tránh thú dữ
và còn rát nhièu sự ảnh hưởng khác nữa
tất cả những điều trên đều cho thấy điều kiện tụ nhien ảnh hưởng rát nhiều đến văn hoá
RANDOM_AVATAR
nguyenthihonglan
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 7 02/05/09 10:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi girl_namdinh » Thứ 3 27/04/10 2:08

Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của văn hoá Trung Hoa. Như chúng ta đã biết Trung Hoa có khí hậu khác nhau giữa hai vùng miền khác nhau. Miền Bắc khí hậu khắc nghiệt khô hạn giá rát thiếu nước nên thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp chủ yếu là trồng được lương thực là lúa mì. Còn miền Nma khí hậu ẩm ướt ấm áp hơn thuận lợi để trồng được lúa gạo. Chính điều nay cũng tạo nên sự khác nhau giữa phong cách của hai miền. Miền Bắc có các đặc sản chủ yếu là làm từ mì còn miền Nma thì chủ yếu là đồ ăn làm từ gạo. Mặt khác do vị trí địa lý khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến nền văn hóa của Trung Quốc nói riêng tất cả các nước noí chung. Do điọa hình miền Nam là đôi núi nhiều nên phong cách xây dụng nhà cử và phương tiện đi lại cũng khac nhau. Nói chung môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa.
Hãy cười lên bạn của tôi nhé! Tôi sẽ lun bên bạn.
RANDOM_AVATAR
girl_namdinh
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Thứ 6 15/05/09 19:35
Đến từ: Thành Nam quê tui!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 3 27/04/10 4:33

Yếu tố môi trường, đại lý tự nhiên là một trong những yếu tố quyết định đặc trưng văn hóa. Trung Quốc cũng vậy . hai miền Nam- Bắc của Trung Quốc rất khác nhau, cho nên nét văn hóa của hai vùng này cúng khác nhau rõ rệt, từ ăn, mặc, ở, di lại.... Nếu miền Bắc sản xuất trên vùng ruộng khô thì miền Nam là ruộng nước. Nếu thực phẩm chình của MB là lúa mì thì MN là lú gạo, MB chuộng thịt thì MN chuộng các loại ở dưới nước. MB thích ăn các món lạnh, béo, tươi, nửa chín nửa sống, xào nhanh, chuộng rán mang hong cách du mục thì MN nóng, nấu nhừ, mềm, chuộng mềm, hấ, chưng...MB chế biến đơn giản, MN phức tạ công phu, tỉ mỉ, khéo léo...
nếu trang hục miền nam có nguồn gốc từ thực vật thì MB chế tạo trang hục từ da thú, lông thú, da báo, cáo , hổ, gấu...MB mặc quần thì Mn mặc váy. Về kiến trúc, MB khép bên ngoài, mở bên trong để chống rét thì MN khép phía bên trong, mở bên ngoài nhằm đón gió...
Ró ràng vai trò của đị lý, khí hậu có một vai trò hết sức quan trngj đối cới dự hình thành một nền văn hóa. Cũng chính điều này làm nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa dù trong cùng một quốc gia dân tộc..
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi Bui Ngoc thao » Thứ 3 27/04/10 22:22

Môi trường ảnh hưởng tới văn hoá Trung Hoa về nhiều mặt, kiến trúc là một trong số đó.Do điều kiện tự nhiên Nam-Bắc khác nhau nên kiến trúc hai miền này cũng khác nhau rõ rệt.
Về địa hình: Ở miền Bắc địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở, điều kiện này là cơ sở để các triều đại Trung Hoa điều chọn miền Bắc xây dựng kinh đô, xây dựng chiến luỹ, pháo đài. Một công trình điển hình của vùng rừng núi miền Bắc là Vạn Lý Trường Thành. Dựa vào thế núi hiểm trở Tần Thuỷ Hoàng đã cho xây dựng nên công trình kiến trúc vĩ đại này. Ở miền Nam địa hình sông nước hữu tình, nên lối kiến trứơc ở đây củ yếu xây dựng để thưởng ngoạn, dạo chơi. Kiến trúc ở đây gắn với con sông uốn khúc quanh co bên bờ hồ, hoa viên.Kiến trúc ở Tây Hồ - Hàng Châu là một trong số đó.
Về khí hậu: Miền Bắc khí hậu khô hạn giá rét nên kiến trúc nhà ở ở đây thường khép kín bên ngoài để ngăn cái lanh, hay là kiểu nhà hang tạo cái ấm áp vào mùa đông. Còn ở miền Nam khí hậu mát mẻ, ẩm ướt nên kiến trúc nhà ở miền Nam thông thoáng, mở rộng bên ngoài.

Đây là ý kiến của mình! :|
Cho là nhận
Hình đại diện của thành viên
Bui Ngoc thao
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 20:11
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi katsumi_k2 » Thứ 4 28/04/10 6:23

Từ lâu sự phát triển của Trung Quốc đã không hề hứng chịu ảnh hưởng của bất kì yếu tố nào từ bên ngoài. Phía Bắc là sa mạc Gôbi, dãy núi Mãn Châu và rừng taiga Xibiri bao bọc. Phía Tây cũng là sa mcạ trơ trụi, lại còn cả vùng Tây tạng núi non hiểm trở, khó đi qua, và chỉ vào thời kì đầu Công nguyên người ta mới phát hiện ra. Phía Đông TQ là Thái Bình Dương mênh mông. Còn phía Nam là những dải đất của vùng nhiệt đới. Vì đặc điểm địa lí như vậy, cho nên người Trung Hoa hàng ngàn năm bị cách biệt, không tiếp xúc được với các nền văn minh khác có trình độ phát triển cao.
Khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng. Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắc nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí hậu ôn đới hơn. Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểu nhiệt đới.
Do môi trường tự nhiên và tình hình nhân văn các khu vực TQ khác nhau, kiến trúc nhà ở các nơi cũng thể hiện bô ̣mặt đa dạng hoá.

Dòng chính kiến trúc nhà ở truyền thống ở khu vực dân tộc Hán TQ là nhà ở kiểu quy củ, tiêu biểu là Tứ Hợp Viện Bắc Kinh áp dụng bố cục đối xứng qua trục chính. Tứ Hợp Viện Bắc Kinh chia làm nhà trước và nhà sau, nhà chính giữa là nơi kính trọng và sùng bái nhất, đây là nơi tổ chức lễ nghi gia đình, tiếp đón khách quý, các nhà ở đều có cửa hướng vào sân giữa, có hành lang nối với nhau. Tứ Hợp Viện Bắc Kinh đã thể hiện quan niệm tôn pháp và chế độ gia đình thời cổ TQ, nhưng khu nhà rộng vuông vắn, yên lặng thân thiết, hoa lá, cây cỏ ngăn nắp, là không gian sinh hoạt ngoài trời rất lý tưởng. Kiến trúc nhà ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc phần lớn là khu nhà rộng rãi như vậy.

Hình ảnh

Kiến trúc nhà ở của miền nam TQ khá chặt chẽ, nhiều nhà tầng, nhà ở điển hình là nhà hướng vào sân có diện tích nhỏ hình chữ nhật. Kiểu nhà ở này bên ngoài vuông vắn, chất phác đơn giản, phân bố rất rộng tại các tỉnh miền nam TQ.

Người Khách Gia ở khu vực phía nam Phúc Kiến, phía bắc Quảng Đông và Quảng Tây thường ở khu nhà tập đoàn cỡ lớn, khu nhà ở có hình tròn và vuông, gồm khu nhà chính một tầng ở giữa và khu nhà 4-5 tầng ở xung quanh tạo thành, loại kiến trúc này có tính phòng thủ rất mạnh, tiêu biểu là nhà lầu Khách Gia huyện Vĩnh Định Phúc Kiến. Vĩnh Định có hơn 8 nghìn ngôi nhà lầu với các hình vuông, hình tròn, hình tám cạnh và hình bầu dục, những lầu đất này quy mô lớn, tạo hình đẹp, vừa khoa học thực dụng, vừa có đặc điểm riêng, đã tạo thành thế giới nhà ở kỳ diệu.

Hình ảnh

Thổ Lâu <nhà lầu đất> ở tỉnh Phúc Kiến được xây bằng đất sét, cát đá, mảnh gỗ, nối liền với nhau thành một cụm kiến trúc thành quách mang tính phòng ngự khép kín, gọi là Thổ Lâu. Thổ Lâu mang tính kiên cố, an toàn, khép kín và đặc thù tông tộc. Trong Thổ Lâu có giếng nước, có kho chứa lương thực, nếu xảy ra chiến loạn, thổ phỉ thì chỉ cần đóng cửa lại là hình thành một khối, dù bị vây hãm vài tháng vẫn có đủ lương thực. Cộng thêm có đặc tính mùa đông ấm áp mùa hè mát mẻ, kháng chấn và bão, Thổ Lâu là nời nơi sính sống của các đời người Hẹ.




Vùng trung và thượng du sông Hoàng Hà miền bắc TQ có khá nhiều nhà hang.

Tại vùng hoàng thổ Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Sơn Tây v.v, cư dân địa phương đào hang trên vách đất tự nhiên, và thường nối liền mấy hang với nhau, trong hang lát gạch đá, làm thành nhà hang. Nhà hang tránh lửa, tránh tiếng ồn, mùa đông thì ấm mùa hè thì mát, tiết kiệm đất đai, ít tốn công lại kinh tế, kết hợp hữu cơ giữa cảnh tự nhiên với cảnh sinh hoạt, là hình thức kiến trúc hoàn mỹ tuỳ nơi mà vận dụng linh hoạt, thể hiện sự thiết tha và quyến luyến của mọi người đối với đất hoàng thổ.
Hình đại diện của thành viên
katsumi_k2
 
Bài viết: 80
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 19:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: [VH Trung Hoa] Môi Trường sống - yếu tố ảnh hưởng VHTQ

Gửi bàigửi bởi diep_vhhk2 » Thứ 4 28/04/10 8:12

Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới nền văn hóa. Nhất là đối với Trung Hoa một nước có nền văn minh lâu đời và đặc biệt là có nền văn hóa vô cùng đặc săc. Trong môn văn hóa văn hóa các vùng miền và tộc người ở Việt Nam cũng viết: “Địa lý tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và tiếp biến văn hóa vùng”. Hơn nữa mỗi vùng miền đều có môi trường sống khác nhau nên cũng hình thành nên môi trường sống khác nhau. Mình lấy ví dụ về văn hóa trang phục của hai vùng miền bắc Trung Quốc và miền Nam Trung Quốc để thấy rõ môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa Trung Hoa.
Ở Trung quốc Miền Bắc có địa thế cao, thảo nguyên mênh mông, khí hâu khô hạn giá rét, mưa ít thực vật điêu tàn, băng giá…Người dân ở đây lúc nào cũng phải mặc những bộ trang phục rất dày để có thể giữ ấm, không chỉ giữ ấm mà còn phải đạt thẩm mỹ và thuận tiên cho lối sống du mục khá phổ biến thời xưa. Chính vì vậy mà đã ảnh hưởng đến văn hóa trang phục của người Miền Bắc đặc trưng là phong cách kín đáo, màu sắc thì thâm trầm, chất liều vải rất dày và bền.
Còn miền Nam khí hậu lại khác biệt hẳn so với miền Bắc ở đây nóng ẩm, mưa nhiều nên về trang phục người miền Nam ăn mặc mát mẻ hơn, chất liệu vải cũng mỏng và mát hơn…. Ví dụ như xường xám mà các bạn đã biết.
Có thể nói điều kiện tự nhiên quyết định rất nhiều đến văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc và ở Trung Quốc là một quốc gia có môi trường rất khác biệt giữa hai miền Nam và Bắc thì văn hóa cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều qua môi trường tự nhiên. Về ẩm thực: người miền Bắc khí hậu khắc nghiệt khô hạn thiếu nước nên thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp chủ yếu là trồng được lương thực là lúa mì. Còn miền Nam khí hậu ẩm ướt, ấm áp hơn thuận lợi để trồng được lúa gạo Miền Bắc chuộng thịt thì Miền Nam chuộng các loại thủy sản. Miền Bắc thích ăn các món lạnh, béo, tươi, nửa chín nửa sống, xào nhanh, chuộng rán mang phong cách du mục thì Miền Nam chuộng nóng, nấu nhừ, mềm, chuộng mềm, hấp, chưng...Miền chế biến đơn giản bao nhiêu, thì người Miền Nam phức tạp công phu, tỉ mỉ, khéo léo bấy nhiêu...
Về kiến trúc, nghệ thuật cũng tạo nên sự khác biệt giữa hai miền. như vậy thì môi trường sống có thể nói là nhân tố quan trong đến sự hình thành và tiêp biến văn hóa của Trung Quốc.
RANDOM_AVATAR
diep_vhhk2
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/03/09 17:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến32 khách