"Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

"Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc"

Gửi bàigửi bởi nguyen thi khang » Thứ 2 15/11/10 14:32

Chào Thầy / Cô cùng các bạn, mình tên là Nguyễn Thị Khang, mình đang học chuyên đề " Văn hóa Trung Hoa" mình đang triển khai viết đề tài " Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc", mình đã viết xong đề cương đề tài của mình, sau đây mình đẩy đề cương của mình lên diễn đàn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Qúy Thầy/ Cô và các bạn, để mình có thể hoàn thiện đề tài của mình...

PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài .
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.
7. Bố cục đề tài.
CHƯƠNG I: Qúa trình phát triển của nền văn hóa ẩm thực
1.1 Khái niệm văn hóa ẩm thực.
1.2 Trung Quốc có nền văn hóa ẩm thực lâu đời.
1.2.1 Thời kỳ cổ đại.
1.2.2 Thời kỳ trung đại.
1.2.3 Thời kỳ cận đại.
1.2.4 Thời kỳ hiện đại.
CHƯƠNG II: Nét đẹp trong sắc thái ẩm thực và nghệ thuật trình
bày món ăn của người Trung Quốc.
2.1 Ẩm thực Trung Quốc đã vươn lên thành một nghệ thuật.
2.1.1 Nghệ thuật sử dụng nguyên liệu chế biến.
2.1.1.1 Một số loại nguyên liệu chính.
2.1.1.2 Một số phương pháp nấu ăn chủ yếu.
2.1.2 Nghệ thuật chế biến.
2.1.2.1 Đao công (thái và chặt).
2.1.2.2 Phối (pha chế).
2.1.2.3 Hỏa hầu (Cách dùng lửa).
2.1.2.4 Gia vị.
2.1.3 Một số trường phái ẩm thực nổi tiếng của Trung Quốc.
2.1.3.1 Trường phái Sơn Đông.
2.1.3.2 Trường phái Tứ Xuyên.
2.1.3.3 Trường phái Phúc Kiến.
2.1.3.4 Trường phái Chiết Giang.
2.2. Nghệ thuật bài trí món ăn.
2.2.1 Sử dụng màu sắc.
2.2.2 Tập tục ăn uống của người Trung Quốc.
2.3. Rượu và trà – hai nhân tố không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc.
2.3.1 Rượu – hơi men làm say lòng người.
2.3.2 Trà – thức uống của thi nhân.
CHƯƠNG III: So sánh văn hóa ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam.
3.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam.
3.1.1 Ẩm thực miền Bắc.
3.1.2 Ẩm thực miền Trung.
3.1.3 Ẩm thực miền Nam.
3.2 So sánh sự giống nhau và khác nhau về văn hóa ẩm thực Việt Nam và
văn hóa ẩm thực Trung Quốc.
3.2.1 Sự giống nhau.
3.2.2 Sự khác nhau.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
RANDOM_AVATAR
nguyen thi khang
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 5 01/04/10 13:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc"

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 5 10/03/11 0:55

Tôi xin có một vài ý giúp cho bạn về kết cấu ẩm thực cổ đại:
Từ thời Xuân Thu, mọi người đã quen chia ẩm thực thường ngày thành hai loại lớn là thực và ẩm. Trong những trường hợp chính thức, cổ nhân Trung Hoa đã phân ẩm thực thành bốn bộ phận là thực, thiện, tu, ẩm. Loại kết cấu ẩm thực này đã được miêu tả rõ ràng trong Sở Từ của nhà thơ Khuất Nguyên. Trong đó thực là cơm làm bằng ngũ cốc, thiện là món ăn ngon làm từ lục súc, tu còn được gọi là bách tu, là các món ăn chay ngon từ lương thực làm ra, ẩm là tên gọi chung cho đồ uống cổ đại.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc"

Gửi bàigửi bởi luonggiatoan » Chủ nhật 20/03/11 9:21

Góp ý thêm với bạn về nội dung của đề tài
Các trường phái ẩm thực Trung Hoa
Trung Quốc là quốc gia rộng lớn với định hình tương đối phức tạp bao lớn gồm nhiều dãy núi cao như Thiên Sơn, Tần Lĩnh, Thái Hàng, Cao Lôn…, các cao nguyên như Thanh Hải-Tây Tạng (cao 6000m, rộng 250 km), Hoàng Thổ, Thanh Tạng.… với địa hình hiểm trở, kỳ vĩ ẩn chứa nhiều huyền bí, nhất là vùng Tây Nam và Nam (Trung Quốc). Vùng này cung cấp cho nền y học và ẩm thực Trung Quốc nhiều loại thảo dược, cây gia vị, nhiều loại thực phẩm động vật độc đáo rất có giá trị làm nền tảng cho nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa. Ngoài ra còn có những vùng đồng bằng nằm dọc theo các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang, Hoài Hà… hoặc những bình nguyên mênh mông rộng lớn với những đồng bằng lớn như đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Nam… Sự đa dạng về địa hình cùng với sự phong phú về tộc người hơn 56 tộc người với nhiều tộc danh khác nhau. Trong đó mỗi tộc người với địa hình cư trú khác nhau, hoạt động kinh tế từ đó hình thành những nền văn hóa ẩm thực khác nhau góp phần tạo nên một bức tranh ẩm thực Trung Hoa đầy màu sắc đa dạng về chủng loại, nguyên liệu, cách chế biến mỗi vùng mỗi miền đều có sự khác nhau.
Ẩm thực Trung Hoa về cơ bản có thể chia làm tám trường phái khác nhau: Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, An Huy, Quảng Đông, Phúc Kiến,Tứ Xuyên, Hồ Nam.
 Trường phái món ăn Sơn Đông: gồm hai loại món ăn là Tế Nam và Dao Đông. Đặc điểm: vị nồng đậm, nặng mùi hành, tỏi nhất là các món hải sản; có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.
Trường phái món ăn Tứ Xuyên: gồm hai loại món ăn là Thành Đô và Trùng Khánh. Đặc điểm: lắm mùi vị và nồng đậm. Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.
Trường phái món ăn Giang Tô gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Đặc điểm: nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị. Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.
Trường phái món ăn Chiết Giang: gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu. Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
Trường phái món ăn Quảng Đông: gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất. Đặc điểm: nổi tiếng về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi. Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.
Trường phái món ăn Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu. Đặc điểm: nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Món ăn có tiếng: Kim Phúc Thọ, cá kho khô...
Trường phái món ăn Hồ Nam: chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.Món ăn có tiếng: kho vây cá.
Trường phái món ăn An Huy: gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. Nhưng các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính. Đặc điểm: có sở trường về các món ninh, hầm, rất chú trọng về mặt dùng lửa. Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.

Trong 8 trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị. Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nguyên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối... Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”. Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên. Mặc dù có những trường phái khác nhau với những phong vị khác biệt, phương pháp cũng khác nhau nhưng các món ăn đều đồng nhất trong sự phối hợp nguyên liệu gia vị chua, ngọt, mặn, chát lẫn lộn có tác dụng tạo ra các món ăn có mùi vị hòa quyện vào nhau không có sự phân biệt giữa các mùi vị.
RANDOM_AVATAR
luonggiatoan
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 08/03/11 8:13
Đến từ: Đông Phương học
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc"

Gửi bàigửi bởi vuvantuan » Thứ 4 06/04/11 8:27

Mình xin có 1 ý nho nhỏ về ẩm thực Trung Quốc hii

Người TQ chia thực phẩm thành 3 nhóm cơ bản
• Nhóm lạnh (âm): cua, ốc, lươn baba, vịt, ngan,..
• Nhóm trung tính (điều hòa): gạo, rau, củ, lợn,gà, chim…
• Nhóm nóng (dương): trâu, bò, trà, caphê, cá hun khói,gừng, riềng, tỏi, ớ, tiêu,…

Từ sự phân chia như trên người TQ luôn để ý và coi trọng việc cân bằng âm dương để có tác dụng bổ dưỡng, ngon miệng, an toàn cho con người và có tác dụng phòng ngừa bệnh tật.
RANDOM_AVATAR
vuvantuan
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 14/03/11 7:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Quốc"

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 2 02/05/11 23:43

Theo sự nghiên cứu của tôi thì
Một đặc điểm lớn trong tập tục ăn uống của người Trung Hoa là thức ăn nóng và chín. Sách Lã Thị xuân thu – Bản vị viết: “Phàm ba loại động vật, loại ở dưới nước thì tanh, loại ăn thịt thì hoi, loại ăn cỏ thì hôi. Hôi mà vẫn ngon là có nguyên cớ của nó. Gốc của mùi vị, đầu tiên là nước. Mùi vị của ba loại thức ăn trên, chín lần sôi, chín lần khác nhau, lại là do lửa vậy. Khi nhanh khi chậm, diệt tanh trừ hôi, khử hoi, mùi hôi tanh bay đi mà không mất chất”
Đó là tư tưởng chỉ đạo của việc chế biến thức ăn chín và nóng. Điều này có liên quan đến sự phát triển của kỹ thuật nấu nướng và sự phát triển tương đối sớm của nền văn minh Trung Hoa.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron