Tứ Thánh Thú trong truyền thuyết Trung Hoa cổ đại

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Tứ Thánh Thú trong truyền thuyết Trung Hoa cổ đại

Gửi bàigửi bởi Lovevietnam_vn » Thứ 3 16/11/10 19:07

Trong thần thoại Trung Hoa cổ đại có sự xuất hiện của bốn vị thần đáng được chú ý đến là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ, tương ứng với 4 hướng: Đông, Tây, Nam và Bắc. Đặc biệt, mỗi vị thần canh giữ 7 chòm sao trong số 28 vì tính tú trong thiên văn của Trung Hoa.

[center]Thanh Long (Lôi).[/center]

Thanh Long hay Thương Long là linh vật đứng đầu trong Tứ thánh thú, và cũng ảnh hưởng lớn trong phong thủy, âm dương và triết học.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong thiên văn, Thanh Long gồm bảy chòm sao phương Đông trong Nhị thập bát tú (28 ngôi sao), đó là:
Giác Mộc Giảo – sao Giác.
Cang Kim Long – sao Cang.
Đê Thổ Lạc – sao Đê.
Phòng Nhật Thố – sao Phòng.
Tâm Nguyệt Hồ – sao Tâm.
Vĩ Hỏa Hổ – sao Vĩ.
Cơ Thủy Báo – sao Cơ.

Trong đó, “Giác” là hai sừng của rồng, “Cang” là cổ của rồng, “Đê” là chân trước của rồng, “Phòng” là bụng của rồng, “Tâm” là tim của rồng, “Vĩ” là đuôi của rồng, “Cơ “là phân của rồng. Thời khắc bảy chòm sao này xuất hiện trên bầu trời tương ứng với mùa Xuân.
Trong bảy chòm sao, thì hai chòm Phòng và Tâm là gần nhau nhất, có rất nhiều điểm tương đồng về độ sang, cấu tạo, chu kì,… nên thường được ví như một cặp sinh đôi.

Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ thánh thú, thời cổ đại quen gọi là Thương Long, được thể hiện bằng màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó nên tương ứng với mùa Xuân.

[center]Hình ảnh[/center]

Về sức mạnh, Long thần có sức mạnh tự nhiên là gỗ và tượng trưng cho sao Mộc, ngôi sao vĩ đại và hùng mạnh. Từ bản thân con rồng tỏa ra một sức mạnh đáng sợ và bất khả chiến bại, luôn được yểm trợ bằng những đám mây và sương mù.

[center]Bạch Hổ (Phong).[/center]

Bạch Hổ là linh vật thứ hai sau Thanh Long trong Tứ thánh thú, nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong Thiên văn, chòm Bạch Hổ gồm 7 chòm sao phương Tây trong Nhị Thập Bát Tú, là:
Khuê Mộc Lang – sao Khuê.
Lâu Kim Cẩu – sao Lâu.
Vị Thổ Trệ – sao Vị.
Mão Nhật Kê – sao Mão.
Tất Nguyệt Ô – sao Tất.
Chủy Hỏa Hầu – sao Chủy.
Sâm Thủy Viên – sao Sâm.

Trong đó, hai chòm sao Chủy Hỏa Hầu và Sâm Thủy Viên tạo thành hình con hổ, với sao Chủy là đầu hổ còn sao Sâm là bốn chân và thân hổ.

[center]Hình ảnh[/center]

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng, đấy là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa Thu. Thần Hổ có đầy sức mạnh và khao khát nghênh chiến mọi thách thức, gắn liền với khát vọng chiến thắng và mùa nở hoa. Thần Hổ gắn liền với chiến tranh và những binh lính đầu tiên chiến đấu đến tận cùng, vì nghĩa cử đối với đất nước.

[center]Chu Tước (Hỏa).[/center]

Chu Tước là linh vật thứ ba trong Tứ thánh thú, và cũng ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong Thiên văn, Chu Tước gồm 7 chòm sao phương Nam trong Nhị Thập Bát Tú, đó là:
Tỉnh Mộc Hãn – sao Tỉnh.
Quỷ Kim Dương – sao Quỷ.
Liễu Thổ Chương – sao Liễu.
Tinh Nhật Mã – sao Tinh.
Trương Nguyệt Lộc – sao Trương.
Dực Hỏa Xà – sao Dực.
Chẩn Thủy Dẫn – sao Chẩn.

Trong đó, “Tỉnh” tượng hình mỏ chim, “Quỷ” tượng hình mào chim, “Liễu” tượng hình diều chim, “Tinh” tượng hình cổ chim, “Trương” tượng hình bụng chim, “Dực” tượng hình cánh chim, “Chẩn” tượng hình đuôi chim.

Đặc biệt, ba sao Liễu, sao Tinh, sao Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

[center]Hình ảnh[/center]

Chu Tước thời cổ đại gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ) đây là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước), có màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa Hạ.

Về sức mạnh, Chu Tước có sức mạnh tự nhiên là lửa và sao Hỏa là hành tinh tượng trưng cho Chu Tước. Lửa có sức mạnh rất ghê gớm, và nó làm ta liên tưởng đến Phượng hoàng – vua của các loài chim. Huyền thoại kể rằng, phượng hoàng là loài chim bất tử, được sinh ra và lớn lên trong bão lửa, và sao Hỏa cũng như vậy, nó tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu, đam mê và xung đột.

[center]Huyền Vũ (Thủy).[/center]

Huyền Vũ là linh thú cuối cùng trong Tứ thánh thú, đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong Thiên văn, Huyền Vũ gồm 7 chòm sao phương Bắc trong Nhị Thập Bát Tú, đó là:
Đẩu Mộc Giải – sao Đẩu.
Ngưu Kim Ngưu – sao Ngưu.
Nữ Thổ Bức – sao Nữ.
Hư Nhật Thử – sao Hư.
Nguy Nguyệt Yến – sao Nguy.
Thất Hỏa Trư – sao Thất.
Bích Thủy Dư – sao Bích.

[center]Hình ảnh[/center]

Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con rùa màu đen và một con rắn. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về thủy tổ của người Trung Quốc, với Phục Hy là tổ phụ và Nữ Oa là tổ mẫu, hình tượng của Phục Hy là hình rắn và Nữ Oa là hình rùa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh.

Ngoài ra, Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế, ông còn có các tên khác là: Thượng Đế tổ sư, Đãng Ma Thiên tôn, Hỗn Nguyên giáo chủ, Bắc cực Huyền linh Đại đế. Ông có hai con vật thiêng là Linh quy và Thần xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ.

Huyền Vũ tượng trưng cho mùa đông và sao Thủy là hành tinh đại diện cho Huyền Vũ. Sao Thủy hiện thân cho sự thông thái, sự ổn định và trường thọ.

Ảnh hưởng của Tứ thánh thú đối với các nước khác.

Đối với Nhật Bản.

Tứ thánh thú xuất hiện khá nhiều trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản, đặc biệt là trong các anime – manga, có thể kể tiêu biểu là Fushigi Yuugi (Cuốn sách kì bí), nội dung kể về một cô gái vô tình tìm thấy một quyển sách có tên là “Tứ thần thiên địa thư”, rồi cô gái lạc vào thế giới trong cuốn sách ấy, nơi mà mỗi vị thần bảo vệ một đất nước theo đúng các phương mà họ canh giữ, và trung tâm của bốn phương ấy là Trung Hoa.

[center]Hình ảnh[/center]

Ngoài ra, hình ảnh các Tứ thánh thú cũng xuất hiện trong môt số game online.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Thanh Long - vị thần cai quản phương Đông, hành Mộc.[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Bạch Hổ - vị thần cai quản phương Tây, hành Kim.[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Chu Tước - vị thần cai quản phương Nam, hành Hỏa.[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Huyền Vũ - vị thần cai quản phương Bắc, hành Thủy.[/center]

Một số hình ảnh của Tứ thánh thú được thiết kế bằng nghệ thuật Fantasy Art:

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Thanh Long.[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Bạch Hổ.[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Chu Tước.[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Huyền Vũ.[/center]

Đối với Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, người người đều biết đến câu: “Long, Ly, Quy, Phụng”, có thể xem đây là một cách gọi khác của “Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước” và trong khoa học Phong thủy thì có câu: “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ”. Một ngôi nhà nếu thể hiện được câu trên, tất là một ngôi nhà đáp ứng được về mặt tiền tài, hậu vận cho chủ nhân nó.

[center]Hình ảnh[/center]

Theo khoa học Phong thủy, rồng có tác dụng trừ khử tiểu nhân, và Thanh Long là đặc biệt tốt nhất. Theo đấy, nếu đặt tượng Thanh Long ở hướng Đông thì những kẻ tiểu nhân sẽ không dám quấy rối hoặc khi hướng Tây của ngôi nhà có khí vận không tốt.

Có câu: “Tiểu nhân hưng ba trở trệ đa, thanh long nhất điều khứ kỳ ác” nghĩa là nếu bị kẻ xấu quấy nhiễu gây khó khăn thì hãy dùng một con rồng xanh trừ khử tất cả điều xấu do nó gây ra.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong Phong thủy, hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, công danh học hành và sự thăng tiến trong kinh doanh, đồng thời có thể hỗ trợ cho người tuổi Dần.

Đặc biệt, tượng hổ mạ vàng càng mang tính chất Kim đem lại cát khí rất lớn. Đấy là vật khí của công danh, tài lộc và quyền lực. Đối với công danh, tài lộc, học hành thi cử thì mang nguyên khí Kim chính là mang cát khí. Đồng thời, có thể dùng tượng hổ để trấn yểm nhà khi bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng.

Khi trưng bày tượng hổ trong nhà thì cần để hướng về phía chính Bắc, Tây Bắc, Tây để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này hoặc dùng trấn yểm khi bị Sát hướng.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong Phong thủy, việc trưng bày những biểu tượng bằng gốm hoặc pha lê Chu Tước ở góc phía Nam, trên bàn hoặc trong tủ, cũng mang lại ý nghĩa rất tốt, đặc biệt là sự nghiệp sẽ được thăng tiến, thuận lợi và đạt nhiều thành công lớn.

Ngoài ra, trong một văn phòng thì nên treo một bức tranh hình chim phượng hoàng đỏ – biểu tượng của sức mạnh và nghị lực, treo bức tranh về hướng Nam nơi trú ngụ của loài chim này. Biểu tượng này mang đến những cơ hội lớn, sử dụng nó để kích hoạt nguồn năng lượng tốt ở hướng Nam thì sẽ mang đến nhiều cơ hội may mắn.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong Phong thủy, Huyền Vũ được thể hiện là núi hay đồi phía sau nhà, như một con rùa, và người Trung Hoa quan niệm rằng rùa là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ, thông thái, bảo bọc.

Ngoài ra, Huyền Vũ còn là biểu tượng cho quý nhân, những người giúp đỡ mình ngay cả trên phương diện vật chất lẫn tinh thần, hay phù trợ trong việc lập công danh sự nghiệp.

Lấy ví dụ:
• Hồng Kông dựa vào dãy Central Mountains ở lục địa và nhìn ra South China Sea.
• New York thì dựa vào núi Appalachians và trước mặt là biển Atlantic.
• Thủ đô London của Anh dựa vào lưng dãy Chiterns và nhìn ra song Thames.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể tạo nên thế Huyền Vũ bằng cách xây tường hoặc trồng một hàng cây cao ở mặt sau căn nhà.

[center]Hình ảnh[/center]

Việc vận dụng Tứ thánh thú vào khoa học Phong thủy cho ta thấy Tứ thánh thú vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống ngày nay.

*Hình ảnh chỉ có tính minh họa thui! ^^.
[center]Thực tắc hư chi, hư tắc thực chi, hư thực tương sinh[/center]
[center]...¹ş†·Åģαιη....[/center]
Hình đại diện của thành viên
Lovevietnam_vn
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 6 25/09/09 12:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron