NGUỒN GỐC VĂN HOÁ TRUNG HOA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

NGUỒN GỐC VĂN HOÁ TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 5 07/06/07 7:31

[center]KHẢO CỔ HỌC PHÁT HIỆN BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ
10 NGÀN NĂM CỦA VĂN MINH TRUNG HOA
[/center]

[right]Trong mục: “Văn hoá - khoa học”, Tạp chí Bắc Kinh (Bejing Review),
số ra ngày 23-29 tháng 3-1998, tr. 31.
[/right]

Lịch sử Trung Hoa hiện nay có thể truy ngược về khoảng thời gian 10 ngàn năm trước. Kết luận này của một số nhà sử học Trung Hoa hai bên eo biển Đài Loan đã phá vỡ nhận thức truyền thống hiện hữu rằng văn minh Trung Hoa vốn phát sinh ở lưu vực Hoàng Hà và chỉ có 5000 năm lịch sử.

Theo nhà sử học Shi Shi, nhận định mới này được chính thức đặt ra trong đợt hội thảo khoa học lần thứ tư do các học giả hai bên eo biển Đài Loan tổ chức vào mùa đông năm ngoái ở đảo Hải Nam với mục đích thảo luận về lịch sử Trung Hoa.

Nhiều học giả tham gia hội thảo (đa phần đều trên 50 tuổi) đã phân tích lại công trình chính sử nổi tiếng của Trung Hoa – bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, được viết cách đây 2000 năm. Do những điều kiện lịch sử nhất định, công trình lịch sử này của Tư Mã Thiên đã không thể phác họa bức tranh chân thật về lịch sử Trung Hoa. Vì thế, ngày nay chúng ta cần xem xét lại các kết luận của ông.

Năm năm trước, một số nhà sử học hai bên eo biển Đài Loan đã hợp tác nghiên cứu dưới sự tài trợ của hai ông Shi Shi và Huang Ta-shou người Đài Loan. Càng đi sâu nghiên cứu, họ càng cảm thấy rằng các lý luận cũ không chuẩn xác. Chẳng hạn, các nhà khảo cổ học đã tìm được một loại tơ lụa – sản vật mà truyền thuyết vẫn thường quy về thành tựu phát minh sáng tạo của Hoàng Đế vĩ đại – trong các di chỉ khảo cổ có niên đại khoảng 6000 năm trước tại hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang [lưu vực Trường Giang]. Hơn thế, di chỉ đổ nát Bành Đầu Sơn (Pengtoushan) ở tỉnh Hồ Nam [cũng thuộc lưu vực Trường Giang] có niên đại còn sớm hơn nhiều – lên đến 9000 năm. Nhiều bộ xương cá voi và cá mập, tay chèo [để chèo thuyền] được tìm thấy trong quần thể di tích Hà Mẫu Độ (Hemudu) có niên đại vào khoảng 7000 năm đã thể hiện các đặc trưng rõ nét về nền văn hóa đại dương đã từng hiện diện tại nơi này. Trên thực tế, các cư dân Việt cổ tại [vùng đất nay là] Nam Trung Hoa đã từng giong thuyền ra khơi đến tận các vùng hải đảo xa xôi. Nhiều công trình nhân loại học đã đưa ra giả thuyết rằng cư dân một số dân tộc Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương có quan hệ huyết thống với họ.

Tất cả những bằng chứng trên có thể chứng tỏ rằng Trung Hoa cổ không đơn thuần chỉ là một nền văn minh nông nghiệp trồng trọt lấy lưu vực sông Hoàng Hà làm trung tâm mà là một phức hợp đa văn hóa (melting pot of multi-cultures) với truyền thống lịch sử khoảng 10 ngàn năm.

Người dịch: Th.s. Nguyễn Ngọc Thơ

[center]Nguyên văn:
ARCHEOLOGY FINDS GIVE CLUES
TO 10,000-YEAR CHINESE HISTORY
[/center]

[right]In: "Culture-Science", Bejing Review, March 23-29, l998, p. 31.[/right]

Chinese history can now be dated back 10,000 years. This conclusion is drawn by Chinese historians across the Taiwan Straits, disproving the common belief that China has a 5,000-year civil1zation which first originated along the Yelow River.
According to historian Shi Shi, the new idea was raised át the fourth seminar held last winter in Hainan of a cross-straits scholar group joinly working on Chinese history.

Many of the 50-old participants pointed out that the accepted framework of Chinese history was formed in the Records of the Historian by Sima Qian 2,000 years ago. Limited by historical conditions, his analysis failed to give a true picture. Therefore, it is now necessary to revise some of his conclusiơns.

Five years ago, histơrians from across the straits began cooperating ưnder the sponsorship of Shi Shi and Huang Ta-shou from Taiwan. The more they studied, the more they felt the accepted theory could not stand close scrutiny. Archeologists, for example, found silk, which legend says was invented by a concubine of China's ancient ruler Huang Di, in 6,000-year-old cultural sites of Jiangsu and Zhejiang provinces. The Pengtoushan ruins in Hunan Province can be traced back more than 9,000 years. A large amount of whale and shark skeletons and oars, excavated in the 7,0000-year-old Hemudu cultural relics, are clearly characteristic of sea culture. The ancient Yue people in south China, in fact, had begun to sail and move overseas in remote antiquity, and anthropological research suggests some nations in Southeast Asia and the South Pacific had a blood relationship with them.

These prove that China, instead of being a simple agrarian nation centered on the Yellow River area, is a melting pot of multi-cultures with a history of about l0,000 years.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: NGUỒN GỐC VĂN HOÁ TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi LongFDX » Thứ 4 18/07/07 20:31

Có còn tài liệu nào nữa không bạn, vậy chính xác có thể là 10.000 năm hay là nhiều hơn nữa. Tài liệu này năm 1998, còn những tài liệu mới nhất thì thế nào Question
RANDOM_AVATAR
LongFDX
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 18/07/07 19:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGUỒN GỐC CHỮ TÍN TRONG VĂN HOÁ TRUNG HOA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 6 25/01/08 23:32

Chữ tín đã xuất hiện ở Trung Hoa cổ đại từ rất lâu, chí ít là từ thời Thương (Ân) vì trên lục địa Trung Hoa cổ đại thời ấy có cả mấy ngàn nước nhỏ. Nếu họ không giữ chữ tín với nhau thì thiên hạ sẽ đại loạn. Do đó Trung Hoa rất đề cao chữ tín, mà người đề cao chữ tín thành một đức quan trọng của người quân tử đó là Khổng Tử, nhất là hạng trị dân. Trong bộ Luận Ngữ, ông nói tới chữ tín tới mấy chục lần. Trung Hoa thời Khổng tử vẫn còn rất nhiều nước. Nước lớn nhất là nước của Thiên tử (thiên tử nhà Chu), rồi dưới thiên tử là các nước chư hầu, rồi các nước chư hầu lại có các nước nhỏ phụ thuộc vào gọi là "phụ dung". Họ lâu lâu họp lại với nhau để làm lễ minh thệ, tức thề giữ chữ tín với nhau. Nước nào bội tín thì các nước chư hầu họp với nhau để đánh dẹp, trừ khử nó.
Về sau, chữ tín này lan rộng trong nhân dân thành một đức tính tốt đẹp của người Trung Hoa, nhất là trong truyền thống thương nhân của người Trung Hoa, họ lấy chữ tín làm đầu. Uy tín là đầu mối của mọi sự thành công.
[Xin mời quý vị đọc thêm quyển Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa 1995]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

ĐẠO KHỔNG CÓ LỢI GÌ CHO NHÂN SINH?

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 3 29/01/08 0:41

ĐẠO KHỔNG CÓ LỢI GÌ CHO NHÂN SINH?

Cụ Nguyễn Hiến Lê trong quyển Khổng Tử, NXB Văn Hoá 1995 đã viết:

[justify]"Trong hơn hai ngàn năm, hết thảy các nhà nho chân chính ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, hữu danh cũng như vô danh, từ Đổng Trọng Thư, Đào Tiềm, Vương Dương Minh, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến đến các ẩn sĩ, các thầy đồ, đều giữ được truyền thống Khổng Mạnh, tự gây một uy tín rất lớn trong dân gian, gặp thời thì ra giúp nước, tận trung mà liêm khiết, không gặp thời thì lui về, độc thiện kỳ thân; nước gặp nguy thì không do dự, xả thân vì nghĩa, qua cơn nguy rồi thì mặc ai tranh giành danh lợi; họ không có một chút đặc quyền, cao thượng mà vẫn bình dân, chỉ giúp đồng bào chứ không màng phú quý; họ không có tổ chức mà giai cấp họ lại chặt chẽ, trường tồn, vì không tranh với ai, một giai cấp kì dị không giống một giai cấp nào trong lịch sử nhân loại. Văn minh nhân loại ngày nay không sao tạo nổi giai cấp đó nữa." [tr.212]

Tối qua, tôi nghe GS.TSKH. Trần Văn Đoàn trong khi giảng bài có đề cập đến vấn đề sức sống của đạo Nho, ông nhấn mạnh hai chữ nhần và nghĩa của đạo Nho, tôi nghĩ rằng ông nói rất hợp với ý kiến của học giả NguyẽnHiến mà tôi đã giới thiệu ở trên. Xin mọi người bàn thêm.
hienhiendichsac.[/justify]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Phải chăng vua Trần Nhân Tông....

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 3 29/01/08 1:09

[justify]Phải chăng, vua Trần Nhân Tông khi ca ngợi Tuệ Trung Thượng Sĩ, người mà ông tôn gọi ông là thầy trong bài Thượng Sĩ Hành Trạng đã lấy ý tứ từ quyển Luận Ngữ trong bài Nhan Hồi tán thán về đạo của Khổng tử? Nguyễn Hiến Lê trong quyển Khổng tử đã viết lại câu chuyện Nhan Hồi tán thán về đạo của thầy mình như sau: “Đạo thầy ta càng ngẩng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng. Thầy tuần tự mà khéo dẫn dụ người (….) dù ta muốn thôi cũng không được. Ta tận dụng năng lực mà cơ hồ vẫn thấy cái gì cao lớn sừng sững ở phía trước, ta muốn theo lên tới cùng mà không sao theo cho nổi.” (IX.10) [Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa 1995, tr. 211].[/justify]Bài Thượng Sĩ Hành Trạng, Trần Nhân Tông đã tán thán Tuệ Trung Thượng Sĩ như sau:
“Vọng chi nhĩ cao
Toàn chi nhĩ kiên
Hốt nhiên tại hậu,
Chiêm chi tại tiền,
Phù thị chi vị,
Thượng Sĩ chi Thiền.”
Dịch:
“Càng nhìn càng cao,
Càng khoan càng bền,
Chợt phía sau đó,
Ngắm phía trước liền,
Cái này tên gọi,
Là Thượng Sĩ Thiền”.
Bản dịch của Đỗ Văn Hỷ (Thơ Văn Lý Trần II, trg 485.
Xin các bậc cao minh bàn thêm.
VVT.
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron