VĂN HOÁ TQ CỔ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

VĂN HOÁ TQ CỔ

Gửi bàigửi bởi truc_tq » Thứ 5 24/01/08 10:48

QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ

Văn hóa là một hệ giá trị của một chủ thể nhất định, trong một không gian nhất định và một khoảng thời gian nhất định. Hai chữ “văn hóa” đã xuất hiện ở TrungQuốc từ rất sớm. Nó khác với phạm vi “văn hóa” rộng lớn ngày nay, vừa có thể bao gồm tất cả sản phẩm tinh thần, vừa có thể bao gồm tất cả sản phẩm vật chất, thậm chí là chế độ xã hội, phong tục, hành vi cá nhân… đều là văn hóa cả. Ở Trung Quốc ngày xưa, khái niệm “văn hóa” rõ ràng là không mang nhiều ý nghĩa như ngày nay, mà trái lại hạn hẹp hơn nhiều. “Văn” trong thư tịch cổ có nhiều hàm ý như văn tự, văn giáo, văn đức, chỉnh trang, nhân tạo, dấu tích,… Nhưng khi “văn” và “hoá” gắn lại với nhau sẽ tạo nên một từ mới với hàm ý là chỉ thi, thư, lễ, nhạc, giáo hóa đạo đức.
Từ “văn hóa” cổ xuất hiện sớm nhất trong “Chu dịch chính nghĩa” của nhà kinh học thời Đường là Khổng Dĩnh Đạt: “thánh nhân quan sát nhân văn, lấy thi, thư, lễ, nhạc làm phép tắc, và dùng nó để giáo hóa mà làm cho thiên hạ được khai hóa.”, tóm lại là dùng văn để giáo hóa thiên hạ. Thời xưa, giai cấp thống trị cũng áp dụng “văn vũ chi trị”, tức cũng là dùng văn để giáo hóa bề tôi, dùng uy vũ để răn đe họ, chứ chưa áp dụng đến hình phạt. Điều này đã được chứng minh qua lời giáo huấn của nhà Nho Lưu Hướng đời Hán: “điều động quân đội, huy động dân chúng, dùng vũ lực để giải quyết là để trấn áp những kẻ bất phục tùng. Trước hết dùng văn hóa để giáo hóa, nếu vẫn không sửa chữa mới dùng hình phạt.” Như vậy, văn hóa chính là mặt mềm dẻo trong nền thống trị (gồm văn trị và đức giáo).
Có thể thấy rõ rằng quan niệm cổ đại ở Trung Quốc về văn hóa là quan niệm văn hóa lấy học thuyết Nho gia làm chủ đạo. Người Trung Quốc lúc bấy giờ cho rằng nội dung chủ yếu của văn hóa là thi, thư, lễ, nhạc, là chế độ chính trị, luân thường đạo lý, là chế độ lễ nghi và hàng loạt những quan niệm, tập tục khác. Trong đó, mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội đều được đặt trên nền tảng các chuẩn mực: Tam cương và Ngũ thường (lẽ đạo đức mà nam giới phải theo), Tam tòng và Tứ đức (lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo).
 Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng). Vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ. Cha hiền con hiếu. Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ, vợ chung thủy tuyệt đối với chồng.
 Ngũ thường là năm điều phải có khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhân: lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. Nghĩa: cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Lễ: sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Trí: sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. Tín: giữ đúng lời, đáng tin cậy.
 Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Tại gia tòng phụ: nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.
 Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Công: khéo léo trong việc làm. Dung: hòa nhã trong sắc diện. Ngôn: mềm mại trong lời nói. Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Các bậc sĩ đại phu là những người gánh vác trọng trách giáo hóa cho dân chúng, tu sửa phong tục, chỉnh đốn nhân tâm, phò tá quân vương thực hiện giáo hóa văn trị. Muốn như vậy phải thực hành Tam cương, Ngụ thường, thi, thư, lễ, nhạc. Đây chính là những nội dung cốt lõi trong quan niệm về văn hóa thời cổ ở Trung Quốc. Theo người Trung Quốc cổ đại, nếu ai cũng giữ đạo luân thường, tu thân dưỡng tính, tự giác làm tròn bổn phận của mình, thì xã hội tất thái bình, đạt tới trạng thái hài hòa, chính là trạng thái cao của văn hóa rồi.
Và như đã nói ở trên, văn hóa là một hệ giá trị của một chủ thể nhất định, trong một không gian nhất định và một khoảng thời gian nhất định. Cho nên, những cái gọi là luân thường đạo lý ấy đều là văn hóa và được cộng đồng dân tộc chấp nhận và tuân theo. Giai cấp thống trị núp dưới danh nghĩa lấy “văn” để trị “nhân” (cai trị dân chúng bằng tình thương, bằng lễ nghĩa, chứ không phải lúc nào cũng áp dụng hình phạt). điều này hợp với những đặc điểm văn hóa đương thời nên đã trở thành công cụ cai trị hết sức đắc lực cho nhà vua và quan lại.
Người Trung Quốc vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Đại Hán, nước lớn, xem mình là trung tâm, là cốt lõi của vũ trụ bao la, rằng những nước khác, những dân tộc khác không thể so ngang hàng với họ được. Chính vì ý nghĩ này mà họ tin rằng văn hóa mà họ có được là thứ văn hóa văn minh nhất, tốt đẹp nhất của thiên hạ, những dân tộc khác vẫn còn đang sống trong thời kì chưa khai hóa, chứ chưa nói đến là văn hóa nữa. Chỉ có người Trung Quốc mới là người khai hóa văn minh. Cảm nhận văn hóa ưu việt đó đã chi phối người Trung Quốc suốt gần 3000 năm qua.
RANDOM_AVATAR
truc_tq
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 3 27/11/07 17:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ TQ CỔ

Gửi bàigửi bởi lovebird » Thứ 6 22/02/08 23:36

Mình có một thắc mắc là bạn định nghĩa "Trung Quốc cổ" mà bạn định nghĩa trong bài là "cổ" như thế nảo Có nghĩa là thời gian văn hóa ở đây cụ thể là thời gian nào Mình thường được nghe và đọc trong sách thấy tam cương, ngũ thường, v.v.... là những tư tưởng, triết học cổ của Trung Quốc chứ chưa được nghe nói đó là văn hóa. Và cũng chỉ được biết đến đường lối chính trị "nhân trị" thay cho "pháp trị" chứ chưa được nghe đến đường lối chính trị "văn hóa trị" trong lịch sử Trung Quốc. Mình đồng ý những cái bạn đưa ra là "văn hóa" vì chúng là hệ thống giá trị tinh thần do người Trung Quốc sáng tạo ra và có sức ảnh hưởng mạnh đến các nước lân cận, nhưng đó chỉ là một trong những nét văn hóa của Trung Quốc cổ chứ không phải toàn bộ văn hóa Trung Quốc cổ
RANDOM_AVATAR
lovebird
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 09/11/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách