GEISHA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

GEISHA

Gửi bàigửi bởi PowBoo » Thứ 7 16/06/07 17:29

Hình ảnh

Trước tiên, cần phân biệt: Geisha không phải là Gaishou (kỹ nữ) ! Nhìn cách ăn mặc sẽ thấy kỹ nữ thắt obi trước bụng, còn geisha thì không.

Geisha 芸者 có nghĩa là "person of the arts," là những cô gái thông thạo cầm, kỳ, thi, họa, được ví như những thế giới nghệ thuật sống.

Tuy geisha không phải là kỹ nữ, nhưng để trở thành geisha, maiko phải vượt qua 1 giai đoạn gọi là "mizuage", tạm dịch là "giai đoạn biến chuyển" hoặc rõ hơn là "trao trinh tiết".
Những giai đoạn một geisha phải vượt qua
(cảm hứng và kiến thức nhận được qua tiểu thuyết “Memoirs of a Geisha”):

Hình ảnh

Shikomi: từ khi còn nhỏ, các cô bé được đưa về (thường là bị bán do hoàn cảnh gia đình) cho các okiya (nơi geisha ở) và làm những việc vặt để trả lại số nợ mà mình thiếu.

Misedashi: Khi đến 15 tuổi, các cô gái trong okiya phải chọn cho mình một người huấn luyện, gọi là “mentor” hay “onee-san” (người huấn luyện thường là những geisha có tiếng tăm). Sau đó tên của các maiko được đưa ra giới thiệu với công chúng trên các biểu ngữ dán ở các “hanamachi” (các địa điểm “nóng” của geisha thời bấy giờ). Để hứa hẹn lòng trung thành của maiko với onee-san, nghi thức San san kudo (3 chén rượu sake, nhưng chỉ uống 1 hớp trong mỗi chén rượu) được cử hành tại các “kaburenjo”, thường có tiệc tùng kèm theo .

Minarai: đến giai đoạn này, các maiko tuy đã được huấn luyện chu đáo vẫn chưa thể tự trở thành một geisha thực thụ được . Nhiệm vụ của các onee-san là phải dẫn maiko đến ozashiki, nơi mà họ có thể trực tiếp quan sát cách thức của các geisha rồi tự học hỏi . Nhưng lúc này maiko phải rời trường trung học để đi học múa, đàn, hát....


Mizuage: Thường đến khi 18 tuổi, các maiko phải bước qua giai đoạn này : họ phải bán trinh tiết (mizuage) của mình cho một patron, tạm gọi là “khách hàng” hoặc “người bảo trợ” (nếu bạn đã xem phim “Memoirs of a Geisha,” hẳn bạn sẽ nhớ Sayuri phải bán “mizuage” cho 1 bác sĩ khi cô mới 15 tuổi). Trong suốt cuộc hành trình trước đó, maiko phải cố hết sức củng cố danh tiếng của mình; tiếng tăm càng nổi trội thì càng có nhiều patrons muốn và “mizuage” của cô cũng càng trở nên có giá (geisha Iwasaki Mineko đã bán "mizuage" cao đến mức $720,000!!!). “Mizuage” là giai đoạn tế nhị mà các geisha luôn giữ kín trước công chúng . Sau "mizuage", maiko sẽ chính thức trở thành geisha .
Cũng vì việc bán mizuage hái ra tiền, một số geisha đã không ngần ngại đi ngược với kỷ luật để kiếm tiền. Những người đó không bị đuổi khỏi thế giới geisha, nhưng thực chất là họ đã trở thành gaishou (kỹ nữ), mặc cho họ có phủ nhận bao nhiêu đi chăng nữa .
http://www9.ttvnol.com/uploaded2/meteor ... d025od.jpg

Changing of the chignon – thay đổi kiểu tóc: sau “mizuage,” geisha phải chải tóc kiểu “ofuku" và tiếp đến là mang quà cáp đến tặng Onee-san và Okasan.

Erikae: thay đổi cổ áo. Khi maiko chính thức trở thành geisha, họ không mặc furisode (kimono có vạt dài và hoa văn đẹp dành cho phụ nữ chưa chồng) nữa mà mặc kosode (kimono bình thường, vạt áo ngắn hơn) và phải thắt obi màu đỏ thay vì các obi có hoa văn; cổ áo trở thành màu trắng thay vì đỏ . Đến lúc này, geisha phải cư xử như một phụ nữ, không còn là một thiếu nữ nữa .


San san kudo: Vì geisha không được phép cưới chồng nên một số tìm được cho mình một “danna” (gần giống với chồng nhưng không phải, "danna" cũng giống như những người mua "mizuage," sẽ cung cấp và bảo trợ cho geisha đó suốt đời). San san kudo được tổ chức lần nữa để ràng buộc geisha với danna. Trong nghi lễ này, danna phải tặng rất nhiều quà cáp cho Okasan .

Hiki-iwai: nghi thức tạm biệt geisha khi họ quyết định về hưu, bỏ nghề, có chồng, hoặc đã trở nên quá lớn tuổi để có thể tiếp tục .

Okami-san: là cách gọi nữ chủ nhân của các okiya. Vì rất ít khi geisha có chồng hoặc có đủ khả năng để nuôi con nên nơi mà các geisha về hưu sống hết cuộc đời của mình vẫn là okiya hoặc ochaya (Có lẽ cũng chính vì nghi thức “mizuage” mà rất hiếm geisha có chồng chăng?)
Sự hiện diện của geisha quan trọng thế nào với văn hóa Nhật và cuộc sống bí ẩn lặng thầm của họ ?

Nếu đã từng nghiên cứu về văn hóa Nhật, bạn hẳn phải công nhận xứ sở Anh Đào là 1 đất nước có bề dày truyền thống rất lâu đời. Bên cạnh những Samurai, Kimono, Kakemono, diều giấy, hoa Anh Đào... Geisha cũng được biết đến như 1 trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa xứ Phù Tang.

Phần lớn các Geisha là phụ nữ, chỉ có 1 thiểu số rất nhỏ là đàn ông. Các geisha được đào tạo rất cẩn thận về văn hóa truyền thống bắt đầu tư khi họ lên 7 tuổi trg 1 khu vực riêng tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.

Các nữ Geisha xuất hiện với hình tượng người con gái có làn da trắng xóa như búp bê sứ, đôi môi đỏ chót rực rỡ và đôi chân mày cong vút thanh mảnh đầy duyên dáng.

Như đã nói ở trên, geisha gắn liền với nền văn hóa lâu đời Nhật Bản, vì thế họ luôn bận bộ Kimono truyền thống với bộ tóc giả đen nhánh được bới hết sức cẩn thận. Ngày nay, ta rất ít khi có cơ hội được nhìn thấy Geisha không kể việc khách du lịch gần như ko bao giờ thấy, đó là lý do vì sao có những người chỉ biết đến Geisha như những bậc thầy về nghệ thuật truyền thống trên sách vở .

* Geisha ở Nhật, sự khác biệt về phong cách *
Hình ảnh

1/ Geisha ở Kyoto
Họ sống vô cùng kín đáo và tách biệt trong 1 khu nhà trà lớn ( tea house ) dưới sự quản ý vô cùng nghiêm ngặt. Vật liên lạc duy nhất giữa địa điểm này với thế giới bên ngoài là chiếc điện thoại. Chỉ có những khách mời đặc biệt mới được đi vào tòa nhà này, và để có được vinh dự đó ng ta cũng phải trả cái giá cắt cổ lên tới 3000 đô la ( cho 1 đêm giải trí ).

Trước khi trở thành 1 geisha, các thiếu nữ phải học rất nhiều điều, họ sống chung với các geisha và được dạy dỗ như 1 geisha thật sự đẻ có thể tự tiếp thu và phát triển suy nghĩ, hiểu biết về văn hóa Nhật. Họ được gọi là các maiko, ngày nay số Maiko còn tồn tại ở Nhật là rất nhỏ.



Cuộc sống của cái Geisha và maiko vô cùng kỷ luật, họ phải day từ sáng sớm, sau khi ăn sáng ( bữa sáng của họ luôn là cơm, với thực đơn khá nhẹ nhàng như trứng, rau có thay đổi mỗi ngày) họ tới 1 căn phòng riêng để trang điểm cho buổi học tới .

Việc trang điểm hàng sáng bắt buộc với khuôn mặt thoa đầy phấn trắng, lông mày được vẽ cẩn thận và đôi môi đỏ hồng. Sau khi trang điểm họ sẽ tới phòng học, ở đây họ được các bậc thầy về văn hóa nghệ thuật hướng dẫn.

Đòi hỏi bắt buộc đối với 1 geisa là họ phải hiểu biết cặn kẽ về văn hóa nc nhà và thông thuộc các loại hình nghệ thuật truyền thống. Mỗi buổi học hàng sáng bắt đầu với khoảng thời gian tập đánh trống, nhịp trống giữa các geisha yêu cầu phải nhịp nhàng và dứt khóat. Mỗi ngày họ sẽ được đánh theo những kiểu khác nhau, đi dần vào khám phá giới hạn của sự khéo léo, tìm đến những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống.

Buổi chiều đến là lúc các geisha và maiko bước vào phòng trang điểm thật sự. Để chuẩn bị làm việc, họ phải bôi lên mình thứ sáp trắng như vôi. Loại sáp này có độ bám rất chắc và mịn, được bôi lên khắp mặt ( kể cả lông mày và môi) cho tới cổ và suốt 2 vai.

Dụng cụ bôi là những cây bút lông to, dẹt , rộng khoảng 2 đốt ngón tay, được quện vào sáp trắn đánh nhuyễn như chất lỏng rồi bôi nhiều lớp lên da ( loại sáp này ko độc ). Tóc cũng được quận lại và cố định chắc trên đầu bằng 1 tấm luwois nhỏ.

Sau khi bôi mặt, họ dùng 1 loại son đặt biệt khó phai tô môi và kẻ mắt. Cuối cùng đội bộ tóc giả to , dày lên đầu. Sau những buwocs trang điểm căn bản là lúc họ thể hiện tài khóe léo của mình bằng việc kết hợp vẻ đẹp của những cây trâm đủ màu với mái tóc đầy kiểu cách. Chỉ còn 1 công đoạn cuối cùng là mặc Kimono, các Geisha bắt đầu tỏa đi khắp các hàng, quán ăn.

Nhiệm vụ của Geisha là mua vui cho khách, họ tiếp chuyện, đàn, hát và múa những giai điệu truyền thống. Để trở thành 1 geisha thật sự, các maiko được đào tạo rất kỹ những điệu múa cổ truyền và điều tối quan trọng là cử chỉ của họ phải thật duyên dáng, nữ tính kèm theo nụ cười tươi tắn cởi mở.

1 tuần chỉ có 1 ngày các Geisha và Maiko được nghỉ ngơi, họ được phép ăn vận bình thường và trang điểm bình thường. Tuy vậy ngày nghỉ này cũng không phải tự do hoàn toàn đối với các maiko, họ vẫn có 1 người đi theo giám sát và bảo vệ.

2/ Geisha ở Tokyo :
Khác với Kyoto, nhịp sống của người dân Tokyo vội vã hơn. Kèm theo sự du nhập của văn hóa phương tây trg thời kỳ mở cửa, văn hóa và hình tượng Geisha ở đây cũng có nhiều thay đổi. Cuộc sống của họ tự do và có thể nói là khá thoải mái, duy chỉ có việc họ phải ở chung căn hộ với các Oka-san (người quản lý các Geisha).

Các Oka-san thường rất thoải mái trong sinh hoạt, công việc của họ là liên lạc với các trụ sở quản lý Geisha để biết được lịch hẹn kèm địa điểm các Geisha hải tới tiếp khách. Các trụ sở này đềm nằm dưới sự quản lý của chính phủ, họ là trung tâm môi giới giữa khách hàng và các Geisha.

Mỗi Geisha đều có 1 hợp đồng lao động, sau khi hành nghề, tên của họ được đánh dấu bằng các thẻ gỗ treo trên bảng phân công lịch hàng ngày. Nhờ những thẻ này mà ng môi giới có thể nắm được rõ Geisha nào đang ốm, đi du lịch hoặc đã đặt chỗ trước mà đặt hàng cho khách.

Thường thường, các Geisha có cuộc sống tự do thoải mái tới tầm gần 6h tối. Họ phải đến các hiệu làm đầu để mang tóc giả về trang điểm trước 6 h mà bắt đầu làm việc. 1 ngày làm việc của Geisha chính xác là vào lúc kim đồng hồ điểm 6h tối (không bao giờ muộn), với các Geisha, đến muộn là 1 điều vô cùng tối kỵ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm mất lòng khách và theo 1 nghĩa nào đó là xem thường đối tác ( ở đây là khách)!

Các geisha ở Tokyo không tự trang điểm mà được sự giúp đỡ của những chuyên gia hóa trang riêng, họ có thể đến chỗ làm bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe ké, taxi...

Bắt đầu bữa tiệc, 1 Geisha có kinh nghiệm lâu năm trg nghề sẽ đứng ra múa, hát trước tiếng đàn của điệu múa truyền thống mà 1 Geisha khác sẽ chơi. Chỉ những bữa tiệc trang trọng và đặc biệt thì nghi thức này mới được chú ý đến nhiều. Không khí lúc đó luôn trang nghiêm và sâu lắng.

Kết thúc khúc dạo đầu, khách bước vào phần chính của buổi tiệc, các geisha bắt đầu xuất hiện để bưng các món ăn lên bàn tiệc. Nhiệm vụ của họ là tiếp chuyện và chơi với khách ( nếu ko muốn nói là chơi như những đứa trẻ). Có khá nhiều trò chơi phổ bién như oằn tù tì, đi vòng quanh trg điệu nhạc và cướp gối khi tiếng nhạc dứt. Các Geisha luôn phải giữ cho không khí của buổi tiệc thật vui vẻ bằng những câu truyện cười hoặc các trò chơi thú vị, đó cũng đồng thời là ý nghĩa sự có mặt của Geisha.

Có một điều khá thú vị là các du khách luôn thấy Geisha mặc những bộ stumugi ( Kimono cổ truyền), và tóc giả khác nhau ko kể bao nhiêu lần gặp lại họ. Có thể nói điều này cũng là 1 cách làm mới mình truyền thống của các Geisha. Khi buổi tiệc kết thúc ( thường khoảng tầm 8 giờ tối), các geisha tiễn từng người ra tận cửa và cúi chào trịnh trọng.

1 buổi tối như vậy thường các chủ cửa hàng thu lợi rất nhiều ( vì chi phí cho 1 buổi tối có sự góp mặt của các geisha là rất lớn), tiền hoa hồng và tiền công được chia ra theo quy định như sau :

20% tiền hoa hồng cho người môi giới ( không tính thuế)
20% cho các Okasan ( có thể trả tiền tươi hoặc để trong tài khoản)
60% còn lại thuộc về các geisha ( thường là để trong tài khoản ở ngân hàng)

Những Geisha tâm huyết với nghề đều sống 1 cuộc sống đầy kỷ luật, khi họ còn xuân sắc thì dành tuổi xuân đi mua vui cho đời, có ai biết, đằng sau lớp phấn và nụ cười ý nhị duyên dáng kia là 1 cuộc đời, 1 tâm hồn lặng lẽ đến chừng nào ? Khi hóa thân thành geisha, người phụ nữ có thể quên đi tất cả, nhưng khi còn lại 1 mình họ chẳng có ai. Một mái nhà hạnh phúc ư ? Những đứa trẻ vui đùa? Tất cả chỉ là ảo tưởng, cuộc sống ấy, con người ấy đã đi vào văn hóa Phù Tang...

Cũng như có người đã ví sau khi Geisha trang điểm như họ đã hóa thân thành loài Kim Điệp (bướm mạ vàng) vô cùng nổi tiếng của thế kỷ 19, Geisha, những người đồng liêu bên cạnh các Samurai bằng sự lặng thầm của họ đã góp phần không nhỏ xây dựng hình tượng sứ xở Hoa Anh Đào.



Cuộc đời của Geisha
Các cô geisha là một trong những biểu tượng văn hóa nước Nhật. Thế nhưng văn hóa nghệ thuật geisha chỉ biết đến rộng rãi sau thế chiến thứ hai. Trước đây chỉ có giới thượng lưu, các nhà quý tộc, tài phiệt, doanh gia, các chính trị gia ‘lớn” mới đủ khả năng thưởng thức nghệ thuật đắt tiền này. Thời nay các geisha được quần chúng biết đến rộng rãi hơn. Nhiều cô geisha được ái mộ như các siêu sao màn bạc, tuy vậy đời sống các cô vẫn là một bí mật. Bởi lẽ geisha là thế giới riêng, cách biệt và các geisha sau khi về hưu cũng chôn chặt quá khứ, giữ im lặng cho đến cuối đời.

Geisha và Trang Phục
Các cô geisha tượng trưng cho sắc đẹp mỹ miều của một người đàn bà Nhật bước ra từ bức tranh vẽ của thế kỷ 11. Muốn được vậy các cô phải sửa soạn kỹ lưỡng, từ khuôn mặt đếùn y trang với sự giúp đỡ của nhiều bàn tay khéo léo chuyên nghiệp.Trang phục của maiko thường rườm rà, màu mè hơn các geisha.
Bắt đầu với mái tóc, các cô phải nhờ đến chuyên viên bới đầu cho geisha. Mái tóc được bới từ sáng sớm hay từ hôm trước. Mỗi lần làm đầu rất khó khăn và công phu, cho nên các cô gắng giữ đến 4,5 ngày. Vì vậy, khi ngủ các cô không dùng gối, mà dùng một tấm takamakura đặt sau gáy cổå. Ngày nay thì đỡ nhọc vì mỗi cô thường có vài bộ tóc giả.

Các geisha có kiểu tóc giản dị, còn maiko có nhiều kiểu bới đầu, mỗi kiểu đầu phản ánh thời gian đang tập luyện. Tóc còn được cài bằng những cái trâm rất đẹp, đủ hình thể, làm bằng xà cừ, chạm ngọc…. Có loại trâm đặc biệt các maiko chỉ cài ba ngày đầu tiên, rồi được cất vào trong tủ trang sức của dòng họ. Các cô còn làm đẹp thêm bằng những cây kẹp đâm vào mái tóc.
Tiếp đến là khuôn mặt, khuôn mặt hình trái xoan là lý tưởng nhất, thế nhưng không phải ai sinh ra cũng được vâïy. Cho nên, phải trang điểm sao cho có ấn tượng đó là mặt trái xoan. Lông mày kẻ vòng cung, bằng cây bút chì từ loại gỗ quý của Nhật. Măït được thoa bằng một lớp kem mỏng và một lớp phấn trắng. Cổ cũng được phết với phấn trắng bằng cây bút lông, cuối cổ được vẽ thành hình thể ba chân. Đối với người Nhật cổ là phần gợi cảm nhất. Cổ áo được trễ xuống rất sâu, với các maiko để hở một phần cổ dài. Môi chỉ thoa son đỏ. Má thoa phấn hồng và quanh mắt cũng thoa một đường hồng hồng, đỏ đỏ. Lớp phấn trắng trên khuôn mặt có tác dụng như mặt nạ, làm khuôn mặt mang chất kịch tính, tựa như mặt nạ của Noh, một loại kịch cổ truyền Nhật Bản.

Ngày xưa các cô geisha mang áo kimono phản ánh với mùa đương thời.Theo cổ truyền xưa của Nhật, một năm có 28 mùa, mỗi mùa có biểu tượng riêng: cuối tháng ba là mùa chim họa mi, tháng mười cảnh lá phong đổi màu… các phong cảnh được họa trên áo. Ngoài ra ngực áo lúc nào cũng thêu huy hiệu của dòng họ
Mỗi chiều, trước khi ra cổng, các cô trang điểm sẵn sàng. Người mặc áo kimono chuyên nghiệp sẽ đến okiya giúp các geisha mặc áo, làm sao để các geisha giữ được thăng bằng và quân bình khi đi đứng. Mặc áo kimono là một nghề gia truyền. Khi mặc áo kimono phải dùng đai độn bên trong cho áo được ngay ngắn, còn các geisha đã quen mặc kimono nên ít khi dùng đai độn, trông dáng áo mềm mại, dịu dàng.
Chân các geisha, maiko mang tất trắng tabi, tất phải có kích thước nhỏ thua guốc một kích để ôm vào chân và bám vào guốc nhẹ hơn. Tất tabi may chìa ra như găng tay, được gài lại bằng nút. Các cô maiko mang guốc okobo cao tới 6 inché, các geisha mang guốc geta thấp hơn. Guốc làm bằng gỗ, có quai xà cừ.
Chỉ phần trang phục thôi, các cô cũng phải luyện tập để có những bước đi từ tốn, thoải mái, kể cả lúc trình diễn các màn vũ điệu.

Tổ chức trong gia đình và hội đoàn geisha

Các cô geisha sống chung trong những căn nhà, gọi là okiya, nghĩa là nhà của các nghệ sĩ geisha. Mỗi nhà thuộc một dòng họ, người đứng đầu là một bà mẹ, trước đây cũng là geisha, nay bà có bổn phận dìu dắt các cô geisha trong cuộc sống và nghề nghiệp. Người cùng thế hệ với mẹ là dì,những người đến sau là em gái, đến trước là chị. Chi phí học hành,mua sắm áo quần… do nhà okiya tài trợ, các cô geisha sẽ hoàn trả vào từng tháng khi kiếm ra tiền. Đến khi trả xong nợ, hết hợp đồng các cô có quyền ra riêng. Trong mỗi nhà chọn một cô để luyện tập trở thành chủ gia đình trong tương lai, một cô atotori, cô mang họ của nhà okiya. Trong thời kỳ tập sự mỗi cô maiko đều có một chị đỡ đầu, gọi là onesan (có buổi lễ nối tình chị em), chị onesan có bổn phận dìu dắt các em trong nghề nghiệp. Sau một thời gian, bà mẹ okami đềø nghị nhận cô maiko làm con nuôi và cô maiko sẽ lấy họ của nhà geisha, nhiều cô còn được đặt tên mới. Từ thế kỷ 20 thủ tục này đựơc chính thức hóa tại tòa án nhưng phải có sự đồng ý của các maiko.
Ở Nhật, người bảo trợ được gọi là danna, họ chỉ chọn bảo trợ cho một cô nhưng bù lại cô luôn sẵn sàng có mặt tại những buổi tiệc do ông danna tổ chức. Nếu cô geisha được người danna bảo trợ thì sẽ có buổi lễ nhỏ với sự có mặt của nhân chứng hai bên. Lưu ý là danan không có nghĩa là người tình của geisha, nhưng do mối quan hệ giữa hai bên và hôn nhân ngày xưa theo môn đăng hộ đối nên đàn ông dễ bị xiêu lòng vì tài sắc.

Các cô maiko và geisha trình diễn và gặp gỡ khách hàng tại các nhà ochaya, trà đình, hay các tiệm ăn, khách sạn ryokei hay ryokan có nhà khách tân lớn. Khách tân là một tòa phòng lớn, trải thảm tatami. Chủ ochaya trang hoàng phòng khách tân phù hợp với từng thành phần khách hàng. Người Nhật rất kỹ, chú trọng những chi tiết tỉ mỉ với tinh thần phục vụ khách tích cực. Trong buổi tiệc liên hoan, các geisha tuyệt đối không dùng bữa ăn chung với khách hàng. Các cô thường ăn uốùng nhẹ trước khi đi và khi về nhà hay sau buổi liên hoan được khách mời đi ăn riêng.

Các geisha lúc mới vào thời kỳ tập sự phải ghi danh tại hội đoàn geisha gọi là yataka. Yataka là nơi liên lạc giữa các trà đình ochaya, ryokan và nhà okiya, sau khi cô geisha được người trung gian giới thiệu với chủ trà đình. Yataka còn có bổn phận làm hóa đơn chi phí, gửi tới khách hàng sau mỗi buổi liên hoan. Chi phí cho sự có mặt của các geisha rất lớn, được tính từng 15 phút theo thời gian cô geisha có mặt trong buổi tiệc. Số lượng các cô geisha nhiều hay ít tùy thuộc vào buổi tiệc lớn hay nhỏ, các cô chia ra trò chuyện với khách, sau đó còn có trò chơi chung dành cho tất cả mọi người trong buổi tiệc.
Na ije channeun geon, hap合eul wehan noryeogil ppun nawa gateun soneul, han wechimeul
kkumi shiryeon dweneun geol galmanghaneun jayeo.. geudae gyeote jeonguiraneun moseubui yeonggireul
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
PowBoo
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 7 16/06/07 16:56
Đến từ: THPT GIA ĐỊNH
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GEISHA

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 16/06/07 17:59

Bài viết của bạn làm cho tôi biết thêm về văn hóa Nhật Bản mà tôi rất thịch Nó cũng làm cho tôi nhớ lại bộ phim JINI, Đời Kỹ Nữ đã từng chiếu trên tivi. Nó cũng tương tự như vậy. Sau đây là cảm nhận của trôi khi xem bộ phim đó, gởi lên cho các bạn đọc để hiểu thêm về văn hóa hàn Quốc với Nhật Bản cũng có nhiều nét tương đồng với nhau:

Con có biết điều gì đối với người kỹ nữ là quan trọng nhất không?

-Rượu phải không ạ?

-không!

-Tài năng?

-Cũng có thể.

-Tình yêu?

-Con biết gì về tình yêu? .........3 đều đó cũng cần thiết đối với người kỹ nữ không quan trọng. điều quan trọng nhất đối với người kỹ nữ đó là khả năng chịu đựng đau khổ và lãng quên nó............Ai làm được như vậy thì sẽ trở thành người kỹ nữ thực thụ, và đó cũng là người nghệ sĩ thực thụ.

- đời người cũng thế thôi. Điều quan trọng nhất lhông phải là rượu, tài năng hay tình yêu, mà là khả ngăng, bản lĩnh đối mặt trước những đau khổ, những thử thách nghiệt ngã nhất của cuộc đời, và tiếp tục gượng dậy, đựng lên rồi đi tiếp

Đó là lời đối thoại giữa 2 nhân vật chính trong bộ phim Hàn QUốc Jini, đời kỹ nữ đang được chiếu trên VCTV7.

Bộ phim kể về cuộc đời cô gái Jini, là con gái 1 người kỹ nữ tài năng, nhưng vì ko muốn con gái minh sau này trở thành kỹ nữ, nên bà đã gởi nó vào chùa. Nhưng cỏ bé Jini lớn lên không thể nào thoát khỏi cái bóng của mẹ cô.

1 lần tình cờ xuống phố, cô trông thấy những người kỹ nữ múa trong 1 lễ hội, thế là giấc mơ kỹ nữ cứ ám ảnh hoài trong tâm trí cô. Cô say mê những điệu múa, sự đẹp đẽ, hào nhoáng qua bộ quần áo xiêm y lộng lẫy của các ỹ nữ, mùi hương, mùi phấn son toát ra từ người những cô kỹ nữ. Thế là cô mong ước được trở thành kỹ nữ.

Cô không thể nào ở trong chùa tu được, vì tâm trí cô luốn vọng tưởng về thế giới những người kỹ nữ, hòa vào tiếng hát và lới ca thoáng ẩn hiện trong giấc mơ của cô. Và có lần, cô nói với sư trụ trì là: "Nếu Đức Phật thấy được những điệu múa đó, thì chắc người sẽ say mê nó thôi."

Bộ phim trên được lồng trong khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời của xứ sở KIM CHI thơ mộng. Những điệu múa hòa trong tiếng nhạc du dương thánh thót của trái tim, hòa nhập trong bầu trời xanh miên man, dòng thác đổ trắng xóa, màu xanh mượt mà của cây cối xung quanh.

Từng động tác múa uyển chuyển, lúc đưa lên cao, lúc hạ xuống thấp, từng bước chân nhún nhảy trong hơi th ơ đều cứ thế dập dìu trong ánh sáng ban mai rực rỡ. Hình bóng cô kỹ nữ tắm mình trong ánh nắng kia, lúc che khuất, lúc chói chang làm cho ta có cảm giác cô đang múa giứa ánh hào quang rực rỡ đưa hồn chúng ta bước vào thế giới của mộng mơ phiêu lãng.

Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, con người, đất trời thiên nhiên cứ hòa quyện vào nhau tạo nên 1 bức tranh nghệ thuật hấp dẫn gọi mời. Và lồng vào đó là câu chuyện tình đầy lãng mạn của cô kỹ nữ và chàng thanh niên quý tộc đẹp trai tài giỏi. Nhưng chuyện tình của họ chắc chắn sẽ gặp nhiều sự nỗi gian truân. Vì Kữ nữ và chàng quý tộc yêu nhau thì cả thế giới chốnng lại họ.. Điều đó chính tà tấn bi kịch trong bộ phim.Càng tạo sức hấp dẫn lôi cuốn cho người xem.

CUộc sống là nghệ thuật, cuộc sống tô vẽ cho nghệ thuật, ........Bộ phim cứ thế dẫn dắt người xem bước vào thế giới của nghệ thuât, bước vào thế giới của cái đẹp, của tình yêu, ước mơ, sự phù phiếm, hư ảo của đời người
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: GEISHA

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 16/06/07 18:02

-Đừng bao giờ gíết 1 trong 2 người đang yêu nhau mạnh liệt. Vì như thế, ông sẽ càng làm cho nó bùng phát dữ dội nhật. Tình yêu đó sẽ trở thành bất diệt trong trái tim của người còn lại,

Đó là lời cảnh báo của người kỹ nữ quá thời xuân sắc, nhưng đầy tài năng trong công việc dạy dỗ các kỹ nữ trẻ.

Và lời cảnh báo đó đã trở thành sự thật.



Nguoi ta thuong nghi, ky nu la 1 nguoi ha luu de tien. Ay the nhung ko phai vay? Ky nu ngay xua o Han QUoc cung nhu o Nhat Ban cung chinh là nguoi nghe si.

Ma nghe si la gi?

Đó chẳng phải là người lớn lên bằng giọt nước mắt của cuộc đời hay không? Người kỹ nữ không cười khi cô ta hạnh phúc, mà cô ta chỉ cười khi co ta đau khổ nhất mà thôi

và tài năng của người nghệ sĩ chỉ phát triển cùng nỗi đau của mình.

RỒi có nhiều câu có ý nghĩa. Đây là 1 số đọan đối thoại:

-Làm sao cô có thể biểu diễn nghệ thuật cho những con người tầm thường mà hàng ngày họ không lo đủ bửa cơm.

-Đối với tôi, nghệ thuật phải xuất phàc từ trái tim, và ai cũng có trái tim, cũng đều biết rung động trước tình yêu,niềm vui và cái đẹp , hay nỗi buồn cũng như niềm hạnh phúc. Và người nghệ sĩ tài năng là người có khả năng làm rung động trái tim của tất cả mọi người từ người giàu sang, đến người cùng khổ.

hay 1 doan khac

-Cô đến đây để làm gì?

-Tôi đến đây để khóc, tôi cần có 1 chỗ để khóc.

-Ừ, vậy thì cô hãy khóc đi, Người nghệ sĩ cần phải khóc, nhưng không phải lúc nào cũng khóc, mà qua giọt nước mắt, cô hãy sáng tạo để đem đến cho người khác nụ cười.


tôi ước mơ được múa, và tôi mơ ước mọi người có thể múa, qua những vũ điệu, tôi có thể quên đi nỗi đau của cuộc đời, và cả thế giới này dường như ngập tràn trong tiếng cưới và niềm vui

Cứ thế, những câu triết lý về nghệ thuật để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi về người nghệ sĩ, về nghệ thuật.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron