Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 2 24/03/08 12:28

Vạn lý Trường Thành, hay Trường Thành, là công trình kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là niềm tự hào của dân tộc này.

[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]

Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn dặm") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.

Nổi tiếng nhất là phần tường thành do ông vua tự xưng là "Hoàng đế đầu tiên" của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng đế ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN. Nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6,352 km (3,948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại vị trí giữa đất Trung Quốc gốc (Trung Quốc bản thổ) và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương [tư liệu Wikipedia].

Vạn Lý Trường Thành được xem là một công trình kiến trúc độc đáo không chỉ của Trung Quốc mà của cả nhân loại. Do vậy, có khá nhiều ý kiến khác nhau bàn về công trình này.

Mới nhất là ý kiến của Arthur Waldron, viện sĩ thông tấn của trung tâm nghiên cứu về Đông Á thuộc Trường Đại học Harvard, Mỹ. Ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rộng về cả hai mặt lịch sử và khảo cổ học để cuối cùng xác định rằng “ý niệm về một bức tường thành duy nhất tồn tại suốt hàng chục thế kỷ qua chỉ là một huyền thoại”, “những thành lũy thời Chiến quốc được nối lại với nhau để trở nên một trường thành rộng lớn vào thời Tần là điều "đáng ngờ về phương diện khảo cổ học”. Quan điểm của ông khá rõ ràng: "Vạn Lý Trường Thành được xây dựng phần lớn và hoàn chỉnh vào thời Minh, còn các thời Chiến quốc, Tần, Hán... chỉ mới phục hồi, liên kết một số thành cũ nằm rải rác mà thôi" [http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/09/3B9E2314/].

Ngược lại với ý kiến này, lời dẫn của bài viết lại cho rằng “hầu hết mọi người tin rằng đây là công trình phát xuất từ ý muốn của một người duy nhất là Tần Thủy Hoàng, nhằm ngăn chặn rợ Hung Nô từ phương Bắc”.

Khách quan hơn, nhiều tác giả giống như ý kiến của Wikipedia cho rằng “Trường Thành đã xuất hiện trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Nó nguyên là các bức tường của các nước thời Chiến Quốc dùng ngăn giặc... triều đình nhà Minh đã tu bổ Trường Thành một cách qui mô để ngăn ngừa giặc tràn xuống... Đến đời Thanh, vì giai cấp thống trị là người Mãn Châu, tức là đối tượng từng bị Trường Thành cản trở trong các triều đại trước, do đó họ không quan tâm tu bổ Trường Thành” [http://www.dantiengtrung.com/forum_posts.asp?TID=425&PN=1].

Tựu trung lại, các ý kiến này đều xoay quanh vấn đề vai trò của Tần Thủy Hoàng đối với Vạn lý Trường Thành.

Như vậy, ta có thể xác định rõ ràng rằng Vạn lý Trường Thành mang tích cách VH Trung Hoa rất điển hình và nó là biểu tượng của VH TH ứng xứ với môi trường xã hội:

1. Chủ thể:

Người ta cho rằng “Người Hoa xây dựng Vạn lý Trường Thành để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng “Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành”.

Như vậy, thực chất chủ thể của Vạn lý Trường Thành là các dân tộc Hoa ở phía bắc Trung Quốc, do luôn phải đối phó với các dân tộc mạnh mẽ hơn, hiếu chiến hơn, luôn có xu hướng lấn chiếm xuống phía Nam tìm các vùng đất mới màu mỡ, trù phú hơn.

Bản thân các dân tộc Trung Hoa phía bắc cũng đã từng chinh chiến và mở rộng bờ cõi xuống phía nam, nên họ kinh nghiệm được rằng chiến tranh luôn từ bắc xuống nam.

2. Không gian:

Với mục đích và chủ thể trên thì Vạn Lý Trường Thành nắm ở phía bắc lãnh thổ Trung Quốc, từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông tới Lop Nur ở phía đông nam Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, hay nói cách khác là bắt đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây, uốn khúc chập chùng chạy sang phía đông đến ải quan Sơn Hải (Hà Bắc).

3. Thời gian:

Tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Có năm đoạn thành chính: (1) 208 TCN (nhà Tần), (2) thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán), (3) thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ), (4) 1138 - 1198 (Thời Nam Tống), (5) 1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh). Đây là những thời gian đất nước Trung Quốc có các cuộc giao tranh với các thế lực phương Bắc.

Vạn Lý Trường Thành là công trình xuyên suốt khoảng 20 thế kỷ liên tục, chứng kiến gần như suốt những giai đoạn lịch sử quan trọng nhất của Trung Hoa. Nhưng người ta vẫn nhấn mạnh vai trò của nhà Tần, hay cụ thể hơn là Tần Thủy Hoàng đối với công trình này, có lẽ vì Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên, người đã có công thống nhất các vương quốc nhỏ thành một nước Trung Quốc có vóc dáng gần như quốc gia Trung Quốc hiện nay, cũng đồng thời Vạn Lý Trường Thành lần đầu tiên được nối lại thành công trình lớn. Bản thân ông là nhân vật lịch sử lỗi lạc, lực lượng tham mưu cho ông cũng toàn tâm toàn ý cho mục đích xây dựng nước lớn. Do vậy mà Nhà Tần tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng đã để lại nhiều công trình, nhiều câu chuyện chính sử cũng như dã sử nổi tiếng, trong đó có các câu chuyện về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.

Như vậy, với chủ thể đa sắc tộc có số lượng dân đông nhất thế giới đã từng là đại đế quốc chinh phạt nhiều nơi nay xây dựng nên công trình Vạn Lý Trường Thành làm biên giới nhân tạo, đồng thời là hành lang bảo vệ đất nước trên một không gian vĩ đại hơn 6.000 km (dài hơn bất kỳ các công trình kiến trúc cổ kim, đông tây, từ xưa đến nay) trong một khoảng thời gian vô cùng dài hơn 20 thế kỷ, Vạn Lý Trường Thành xứng đáng là kỳ quan văn hoá do con người tạo ra. Bức tường thành này đã trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987. Người Trung Quốc có câu: 不到长城非好汉 ("Bất đáo Trường Thành phi hảo hán").
[center]***[/center]
Bài này được viết trong quá trình học môn "Văn hoá Trung hoa và ảnh hưởng của nó đối với khu vực". Rất mong thầy và các bạn góp ý và bổ sung.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi ttmmsuongkho » Thứ 5 27/03/08 14:42

Bài viết cho ta thấy không gian văn hoá ảnh hưởng lên tâm thức của người dân TQ nơi có trường thành đi ngang. Nói đúng ra trường thành là biểu tượng văn hoá, là niềm tự hào của người Trung Hoa; dù mục đích ban đầu là chống giặc bảo vệ sự toàn vẹn thể hiện âm tính của sự phòng thủ, đến độ "Bất đáo trường thành phi hảo hớn"; thật ra câu nói này của Mao Trạch Đông có đúng không, với ai ?. Một cách tiếp thị cho dân du lịch, mà mục đích là đòn tâm lý mà người đứng đầu nhà nước phát biểu đánh động vào người Trung Hoa. Nếu là người dân Việt nếu có cơ hội đi thăm Vạn lý trường thành cũng không cần tự tụng ta là hảo hớn vì ta không nằm trong biên độ này.
Xây hoành tráng đến độ chị Hằng nhìn bằng mắt thường thấy 2 công trình, một của phương tây: Đê chắn thuỷ triều của Hà lan; hai là Vạn lý Trường thành.
RANDOM_AVATAR
ttmmsuongkho
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 14:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi nguyenlam » Thứ 5 27/03/08 17:15

Cám ơn chị Ngân đã cho lớp mình hiểu thêm về lịch sử xây dựng công trình kiến trúc vĩ đại của đất nước Trung Hoa đó là Vạn Lý Trường Thành (VLTT). Quả thật, qua bài viết tôi được biết thêm thông tin (mà lâu nay chưa có dịp tìm hiểu) rằng không hẳn VLTT là do Tần Thủy Hoàng chủ trương xây dựng mà còn là của nhiều triều đại khác nữa. Cần phải nói thêm rằng, việc xây dựng VLTT có gắn với truyền thuyết về nàng Mạnh Khương tìm chồng, là một trong số các chàng trai bị bắt đi phu dịch trong thời gian xây dựng VLTT, để thấy rằng việc xây dựng công trình vĩ đại này còn là sự hy sinh xương máu của không ít người dân Trung Hoa thời bấy giờ.
Còn đối với câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Trung Quốc-Mao Trạch Đông mà ai cũng nhắc đến khi nói về VLTT, theo tôi nghĩ (và xin được nói rõ ý của một thành viên tham gia trao đổi mà tôi không đọc được nick của bạn )đó không những là sự tự hào của bậc hậu bối được thừa hưởng di sản kiến trúc vĩ đại từ các bậc tiền bối để lại mà nhân đây ông còn muốn "quảng cáo" cho mọi người, nhất là khách du lịch trên thế giới đến tham quan VLTT cũng như đất nước Trung Hoa của mình (không biết tôi hiểu như vậy có đúng không).
RANDOM_AVATAR
nguyenlam
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 13/06/07 16:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 5 27/03/08 20:07

ttmmsuongkho đã viết:Xây hoành tráng đến độ chị Hằng nhìn bằng mắt thường thấy 2 công trình, một của phương tây: Đê chắn thuỷ triều của Hà lan; hai là Vạn lý Trường thành.
Bạn tin chuyện này ư? Mình nghĩ đó là huyền thoại. Vì dù có dài kỷ lục đi chăng nữa, Vạn lý Trường thành cũng có chiều ngang rất hạn chế. Mình chưa tìm được chi tiết chính xác về chiều ngang của thành nhưng có số liệu về "Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m". Chiều dài bức hoành phi như vậy thì bề ngang của thành chắc cũng không lớn hơn nhiều. Xem bức ảnh này ta cũng có thể hình dung được bề ngang của thành. Hình ảnh Biết bao công trình trên thế giới có bề ngang hơn thế tại sao lại không nhìn thấy?

Bạn hãy thử ngắm mặt đất từ trên máy bay thôi. Bạn đã nhìn thấy gì? Mình chỉ nhìn thấy mây bay rất xốp mà thôi.

Mình kiếm được đoạn này trên Wikipedia để chúng ta cùng tham khảo:

Đã có một sự tranh cãi từ lâu về việc bức tường thành sẽ thế nào nếu nhìn từ vũ trụ. Quan điểm rằng nó có thể được nhìn thấy từ vũ trụ có vẻ xuất hiện trước khi có các chuyến bay của con người vào vũ trụ.
Trong cuốn sách "Cuốn sách thứ hai về những kỳ quan" của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, và một truyện tranh tên là "Tin hay không tin của Ripley" ở thời gian đó cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Niềm tin này kéo dài và trở thành một truyền thuyết đô thị, thỉnh thoảng thậm chí xuất hiện cả trong những cuốn sách giáo khoa. Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trường Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tưởng vào việc Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ mặt trăng cũng giống như sự phấn khích của một số người khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19. Trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành đơn giản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chưa nói đến nhìn từ Sao Hỏa.
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trường thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra.
Một nhà du hành tàu con thoi thông báo rằng "chúng tôi có thể thấy những vật nhỏ như những đường băng sân bay [nhưng] Vạn Lý Trường Thành hầu như không nhìn thấy được từ khoảng cách 180 dặm Anh (290 km) trở lên." Nhà du hành vũ trụ William Pogue cho rằng ông đã thấy nó từ Skylab nhưng phát hiện ra rằng trên thực tế ông đang nhìn vào Đại Vận Hà gần Bắc Kinh. Ông phát hiện ra Vạn Lý Trường Thành với ống nhòm, nhưng nói rằng "nó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không có thiết bị hỗ trợ." Một nhà du hành trong chương trình Apollo đã nói không một cấu trúc nào của con người có thể nhìn thấy từ khoảng cách vài nghìn dặm. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jake Garn tuyên bố có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành bằng mắt thường từ trên quỹ đạo của tàu vũ trụ đầu thập kỷ 1980, nhưng tuyên bố của ông còn đang bị nhiều nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp khác của Mỹ phản đối. Nhà du hành vũ trụ Dương Vĩ Lợi người Trung Quốc sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình là không nhìn thấy được Vạn Lý Trường Thành từ không gian. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc phải đính chính lại sách giáo khoa đã đăng thông tin này.
Từ quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nó có thể được nhìn thấy với điều kiện thời tiết tốt. Điều này giống như việc có thể thấy các đặc điểm của Mặt Trăng ở những thời điểm nhất định và không thấy chúng vào những thời điểm khác, vì sự thay đổi trong hướng ánh sáng. Vạn Lý Trường Thành chỉ rộng vài mét — kích thước tương đương với đường xa lộ và đường băng — và nó đồng màu với đất đá xung quanh.
Cựu phi hành gia Mỹ Gene Cernan đã nói: "Ở quỹ đạo Trái đất từ 10km đến 320km, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc quả thực là có nhìn thấy được bằng mắt thường." Ed Lu, Sĩ quan khoa học Expedition 7 trên Trạm vũ trụ quốc tế, nói thêm rằng, "...nó còn khó nhìn hơn nhiều vật khác. Và bạn phải biết cách tìm nó ở đâu."
Leroy Chiao, một nhà du hành người Mỹ gốc Hoa, đã chụp một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tế có hình bức tường thành. Nó không rõ đến mức mà ông không biết có phải đã thực sự chụp nó không. Dựa trên bức ảnh đó, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ bằng mắt thường, trong những điều kiện quan sát tốt, nếu người ta biết chính xác phải nhìn ở đâu. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A1 ... th%C3%A0nh

Cám ơn bạn ttmmsuongkho và bạn nguyenlam đã hưởng ứng và làm phong phú thêm cho bài viết của mình.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 6 28/03/08 18:31

Hình ảnh

Ôi, "ta có thể tìm thấy một con kiến dưới chân nhưng lại không thấy con bò đứng kế bên"
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 6 28/03/08 19:45

xixon1 đã viết:Ôi, "ta có thể tìm thấy một con kiến dưới chân nhưng lại không thấy con bò đứng kế bên"
Là thế nào hả bạn? Theo bạn là người ta nhìn thấy Vạn lý trường thành từ trên mặt trăng à? Bạn giải thích rõ hơn chút nữa được không?
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 7 29/03/08 21:03

Xin lỗi vì đã để bạn hiểu lầm. Khi người ta nói rằng "sẽ nhìn thấy Vạn Lý trường thành nếu biết nhìn ở đâu", thì mình nghĩ rằng người ta "chỉ muốn tìm cái đó và chỉ muốn thấy cái điều đó". Như vậy thì biết đâu có một công trình khác to lớn hơn nhưng người ta đã "không thể nhìn thấy"???
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi ttmmsuongkho » Thứ 4 02/04/08 22:35

cảm ơn bạn xixon1 cung cấp đường dẫn rất thuyết phục minh tìm mãi ko rạ Tuyêt.
RANDOM_AVATAR
ttmmsuongkho
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 14:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Chủ nhật 06/04/08 14:04

Mình đã có thêm một số số liệu về bề ngang của Vạn lý trường thành:

Vạn Lý Trường Thành thực tế không phải là một chuỗi tường dài liên tục, mà là sự kết hợp của những đoạn tường kiên cố được xây dựng một cách riêng biệt vào những thời đại khác nhau qua hai thiên niên kỷ, nên số liệu về nó cũng không thống nhất. Tớ đưa thêm ảnh rõ hơn để chúng ta cùng ước lượng chiều ngang của nó. (Theo tớ, nó không rộng bằng một số xa lộ ở VN hiện nay, chứ chưa nói đến các công trình hoành tráng hơn ở các nước ngoài)
Hình ảnh
Theo thông tin của công ty cổ phần du lịch Tân Định thì "Chiều cao trung bình của tường thành là 10m và chiều rộng 5m" http://www.dulichmuasam.com/index.php?c ... 8&pageid=2. Website của Công ty Bất động sản Vn http://www.pindex.vn/chuyenmuc/congtrin ... 16170.html cũng thống nhất với ý kiến này.

Báo Tuổi trẻ và diễn đàn Thành phố trẻ cùng chia xẻ với nhau số liệu rằng Vạn Lý trường thành rộng khoảng 10m http://mobi.tuoitre.com.vn/tianyon/Inde ... nelID=119; Cách giải thích của diễn đàn Thành phố trẻ http://thanhphotre.com/forums/archive/i ... 21067.html khá thuyết phục: "Với chiều cao khoảng 10m, mặt thành cũng rộng khoảng 10m, điểm những tháp canh lô nhô, bức tường như một con rồng khổng lồ trườn trên các sườn núi cao nhất, băng qua những địa thế hiểm trở nhất, khung cảnh kỳ vĩ trước mắt khiến khách thập phương không khỏi thấy mình nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu du khách có dịp đi suốt dọc chiều dài từ đông sang tây, thì mới thấy Vạn Lý Trường Thành ngày nay không phải chỗ nào cũng hoành tráng đến vậy.
Điều này được chứng minh theo lời tường thuật của hai vận động viên Anh từng chạy bộ dọc theo bức tường để vận động cho một cuộc lạc quyên từ thiện vào năm 1988. Trong 47 ngày liền, Edward Ley-Wilson và David Wightman đã vượt qua 1.900km lần theo kỳ quan lịch sử này. Trung bình mỗi ngày chạy khoảng 41km, Ley-Wilson cho biết tuy khoảng 22% vẫn còn hình dáng bức tường, khoảng 41% đã sụp đổ và 37% còn lại hầu như không còn dấu vết gì khiến anh phải dùng bản đồ để định hướng".
Hình ảnh
Ảnh này lấy từ Wikipedia. Với bề ngang hẹp như vậy và hiện trạng chỗ còn chỗ mất, Vạn lý trường thành không thể là số ít các công trình nhân tạo trên trái đất mà người ta nhìn thấy từ không gian.

ttmmsuongkho đã viết:Xây hoành tráng đến độ chị Hằng nhìn bằng mắt thường thấy 2 công trình, một của phương tây: Đê chắn thuỷ triều của Hà lan; hai là Vạn lý Trường thành
Theo tớ, câu này không phải hiểu theo nghĩa đen, bởi lẽ cả hai công trình này đều có đặc điểm chung là (1) sử dụng rất nhiều công sức, tiền của, nhân lực vật lực; (2) có chiều dài khá/rất lớn; (3) có chiều ngang khá hẹp so với một số công trình xây dựng khác. Có thể đây là câu nói theo nghĩa bóng để ca ngợi thành tích của con người trong việc ứng xử với thiên nhiên (công trình đê chắn biển ở Hà Lan - phương Tây) và ứng xử với xã hội (Vạn lý trường thành - phương Đông).
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vạn lý Trường Thành trong VH Trung Hoa

Gửi bàigửi bởi ttmmsuongkho » Thứ 4 23/04/08 10:20

Từ những thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn đã cho chúng ta thấy được bộ mặt của một trong những công trình vĩ đại nhất của loài người. Rất cảm ơn những tác gia trên cung cấp nhiều nguồn quý báu về đường dẫn, hình ảnh khá thực từ nguồn của NASA của Mme Tuyet Ngan.
Từ đây chúng ta mở rộng ra chân trời của đôi mắt.
RANDOM_AVATAR
ttmmsuongkho
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 14:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách

cron