Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi tran van tr1976 » Thứ 5 27/03/08 23:08

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, trong giai đoạn đầu, đời sống con người phụ thuộc chủ yếu vào hái lượm, thì người phụ nữ có ưu thế hơn. Nhưng đến khi xã hội loài người phát triển hơn, thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Hiện nay hầu hết các dân tộc trên thế giới đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển. [ nguồn Wikipedia].Và những kiểu mẫu hệ này vẫn mang tính tương đối, nghĩa là ỡ một chừng mừng nào đó người đàn ông vẫn có những ưu thế và quyền hạn nhất định. Tại Việt Nam chúng ta cũng vẫn còn một số dân tộc thiểu số vùng cao như Tây Bắc,Tây Nguyên vẫn theo chế độ mẫu hệ.Nhưng cho dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.
Tuy nhiên hiện tại, vẫn có một bộ tộc thiểu số ở vùng Vân Nam Trung Quốc vẫn còn theo chế độ mẫu hệ một cách rất điển hình, mà các nhà nghiên cứu ví nó như là một dạng hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ.Bởi vì người phụ nữ ớ đây gần như vẫn còn giữ một quyền lực tuyệt đối.Đó là người Moso.
Theo“Nguyên sử địa lý chí” của người Trung Quốc thì người Moso từ cao nguyên Himalaya đã di cư đến vùng hồ Lugu từ hơn 1.500 năm nay. Với người Moso, cho dù trong xã hội bộ lạc hay thị tộc thì từ trước đến nay họ đều theo chế độ mẫu hệ, mọi việc trong cộng đồng, gia đình đều do người phụ nữ nắm quyền. Người Moso được cai quản bởi một nữ vương và việc điều hành bên dưới đều do các nữ quan đảm nhiệm.Đàn ông chỉ là những chiếc bóng trong một thế giới nữ quyền tuyệt đối. [Nguồn: báo tuổi trẻ].
Đây cũng là một trong những chi tiết khá thú vị, vì các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích vì sao mà người Moso có thể duy trì chế độ mẫu hệ một cách gần như không hề thay đổi so với cách đây hàng nghìn năm.
Có những giả thuyết cho rằng đó là do hoàn cảnh địa lí nơi người Moso sinh sống gần như là tách biệt với thế giới bên ngoài.Nhưng giả thuyết này có vẻ không thuyết phục lắm. Vì chúng ta thừa biết rằng khó có nơi nào trên lãnh thổ Trung Hoa lại có thể hoàn toàn bị cô lập trong hàng nghìn năm mà không bị những nhà nước phong kiến Trung Hoa có truyền thống bành trướng không để mắt tới, hơn nữa khái niệm tách biệt về địa lí ở đây chỉ là một khái niệm tương đối. Như vậy ta có thể khẳng định rằng hoàn toàn có khả năng họ đã có tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, một nền văn hoá mang đậm tính “ Trọng nam khinh nữ”, nhưng sự tiếp xúc này dường như hoàn toàn không thể làm cho chế độ mẫu hệ ở đây bị thay đổi, ít nhất là đến lúc này. Trong tác phẩm Tây du kí, có những chi tiết mà sau này các nhà nghiên cứu cho rằng chi tiết Đường Tăng lạc vào Nữ Nhi Quốc chính là những người thuộc bộ tộc Moso. Điều đó chứng minh rằng từ đời Đường thì đã có sự giao lưu tiếp xúc giửa văn hoá Trung Hoa với người Moso.
Nh ư vậy chúng ta có thể nói rằng đây là một trường hợp đặc biệt mà những nhà nghiên cứu văn hoá của chúng ta có thể nghiên cứu để tìm xem liệu có phải là do ngẫu nhiên hay có một giá trị văn hoá nào đã giúp cho những người phụ nữ Moso có thể duy trì được quyền lực một cách trọn vẹn qua hàng nghìn năm như thế.Và liệu trong tương lai thì họ có thể tiếp tục gìn giử được bản sắc văn hoá của mình hay không? V ì sao
RANDOM_AVATAR
tran van tr1976
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 5 27/03/08 22:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron