RƯỢU TRONG VĂN HOÁ TRUNG QUỐC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

RƯỢU TRONG VĂN HOÁ TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 6 28/03/08 10:22

1. THỜI GIAN VĂN HOÁ:
Rượu Trung Quốc xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN — khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế. Trong các loại rượu của Trung Quốc, rượu Mao Đài được xem như là sản phẩm thuộc diện “quốc hồn, quốc tuý” và là một trong 3 đại danh tửu của thế giới (cùng với whisky và cognac). Tên của loại rượu nổi tiếng này được lấy theo tên quê hương của nó - thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.
Theo khảo sát của các chuyên gia, năm 135 trước CN, những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết chưng cất rượu và đã được Hán Vũ Đế khen ngợi. Đến đời Bắc Tống thì rượu ở đây đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915.

2. KHÔNG GIAN VĂN HOÁ:
Người Trung Quốc phân biệt hai loại rượu là bạch tửu và hoàng tửu. Ngũ cốc là nguyên liệu dùng để làm rượu. Tuy nhiên, ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho (bồ đào), lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính 麴 餅 hay tửu dược 酒 药 . Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ pH của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn.
Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu 國 酒. Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây); rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu (tỉnh Tứ Xuyên); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh An Huy); rượu Dương Hà Đại Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh Quý Châu); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh Sơn Đông); rượu nho đỏ Bắc Kinh, rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh Hà Bắc); rượu nho trắng Dân Quyền (tỉnh Hà Nam); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh Chiết Giang) v.v... Người Trung Quốc còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v... Các thầy thuốc thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.

3. CHỦ THỂ VĂN HOÁ:
Người Trung Quốc thích uống rượu vào các dịp quan trọng: ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương (hay Trùng cửu, tức ngày mồng 9 tháng 9 Âm lịch), ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn... Ở miền Nam, khi sinh con gái, cha mẹ cô bé nấu rượu, cho vào bình, chôn xuống đất. Lúc con gái lấy chồng, bình rượu được đào lên làm quà mừng cô dâu.
Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi sẽ bị cho là không tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng uống trước. Người mời rượu nên đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi (hay người có địa vị thấp hơn) phải để ly thấp hơn miệng ly người kia một chút.
Khi nâng ly thì mời mọc đẩy đưa, chúc tụng qua lại, nào là «Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn», hay «tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu» 酒 逢 知 己 千 杯 少 (uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít),...
Lúc uống thì phải làm một hơi cạn ly. Không uống được thì phải nhờ người khác uống thay để giữ thể diện. Tửu lượng kém thì nên nói trước để mọi người thông cảm, bằng không, đến lượt uống mà từ chối thì sẽ bị trách là xem thường mọi người.
Tào Tháo (155—220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang. 何 以 解 憂 唯 有 杜 康 ). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang 杜 康 (Đỗ Khang thường được xem là ông tổ nghề rượu).
Dùng rượu để tiêu sầu gọi là «phá thành sầu» 破 城 愁. Nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu? Lý Bạch 李 白 (701—762) than: «Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu. 抽 刀 断 水 水 更 流 , 將 酒 澆 愁 愁 更 愁 ).

Tham khảo:
1. my.opera.com/duchung/blog/show.dml/1824958 - 37k -
2. vietsciences.org/timhieu/tramhoa/vanhoauongruouTQ.htm - 28k -
3. vi.wikipedia.org/wiki/Rượu_Mao_Đài - 16k
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: RƯỢU TRONG VĂN HOÁ TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi ttmmsuongkho » Thứ 4 23/04/08 10:32

Một chi tiết tôi không đồng ý: rượu Mao Đài quốc tửu của Trung Hoa có lịch sử 2.000 năm. Vấn đề Mao Đài có lịch sử 2.000 năm nhưng chưa thành quốc tửu được vì
1- Chưa có người nổi tiến giới thiệu rượu.
2- Rượu có nồng độ cồn quá cao dễ xỉn nen không thành quốc tửu được.
Tại sao Mao Đài trở thành quốc tủu ? việc này phải hỏi Mao Trạch Đông với ẩn ý gì của vị quyền nghiên thiên hạ này. Xong chính Mao Trạch Đông là người quảng cáo miễn phí cho Mao Đài trở thành quốc tửu, ông ta uống và khen dạng như đúng là quốc tửu, thế là dưa oai của nhà CM này nghiễm nhiên Mao Đài được giới thiệu: Quốc tửu của Trung Quốc chứ không phải Trung Hoa đâu.
Thân mến.
RANDOM_AVATAR
ttmmsuongkho
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 14:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: RƯỢU TRONG VĂN HOÁ TRUNG QUỐC

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 6 25/04/08 11:30

Cám ơn bạn đã góp ý cho bài của mình. Nhưng có vài vấn đề mình cần làm rõ với bạn.
Có lẽ bạn chưa đọc kỹ bài của mình?
- Về ý thứ nhất, bạn có nói là mình nói "rượu Mao Đài quốc tửu của Trung Hoa có lịch sử 2.000 năm". Mình đã đọc lại thật kỹ bài của mình và rõ ràng mình không viết câu ấy, và không có chi tiết nào nói lên ý ấy. Mình không hề nói đến chữ "Trung Hoa" như bạn góp ý. Và mình chỉ nói đến lịch sử rượu Mao Đài chứ không nói rượu Mao Đài quốc tửu có lịch sử như thế (theo ý bạn nó là quốc tửu trễ hơn lịch sử hình thành của nó, là đúng, và mình không hề nói nó đã được là quốc tửu từ 2.000 năm).
- Về ý thứ hai, theo bạn, Mao Đài không xứng đáng là quốc tửu mà chỉ là "dựa hơi" Mao Trạch Đông thôi à? Có lẽ bạn có ý kiến riêng của bạn. Nhưng mình lại không nghĩ như vậy. Bài viết trước mình đã có nhắc đến tại sao rượu Mao Đài lại được gọi là quốc tửu, nay xin nhấn mạnh:
“Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.
Theo khảo sát của các chuyên gia, năm 135 trước CN, những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết chưng cất rượu và đã được Hán Vũ Đế khen ngợi. Đến đời Bắc Tống thì rượu ở đây đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915. Vào năm đó, người Trung Quốc mang rượu Mao Đài đến San Francisco (Mỹ) tham dự một hội chợ quốc tế. Tại đây, chính chất lượng tuyệt vời đã giúp rượu Mao Đài giành huy chương vàng cũng như vang danh khắp thế giới. Không chỉ có vậy, rượu Mao Đài còn trở thành một thứ đặc sản của người Trung Hoa khi được Chủ tịch Mao Trạch Đông mời Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khi ông này sang thăm Trung Quốc vào năm 1972.
Công nghệ sản xuất rượu Mao Đài không giống các loại rượu khác. Người Trung Quốc cho rằng, chính nguyên liệu được chọn lọc tỉ mẩn, công thức chưng cất rượu độc đáo, khí hậu thiên nhiên ưu đãi và tay nghề của người nấu rượu là ba yếu tố quyết định tạo nên hương vị độc đáo của thứ rượu cổ truyền này.
Rượu Mao Đài trong suốt quá trình chế biến không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào nên mùi vị của nó rất tự nhiên. Nguyên liệu chính để chế tạo là cao lương dùng làm hèm, tiểu mạch làm phụ gia được tẩm ướp theo công thức đặc biệt phức tạp. Nếu canh tác nông nghiệp có mùa vụ thì sản xuất rượu Mao Đài cũng vậy. Trước tiết Trùng Dương người ta bắt đầu đổ nguyên liệu vào, từ lúc bắt đầu đến lúc ra được hèm phải qua mười công đoạn, mỗi công đoạn mất 15 ngày.
Sau 10 công đoạn, nếu hương vị chưa đạt chuẩn thì phải thực hiện lại quá trình trên. Khi hương vị đã đạt (hợp cách), nguyên liệu được để trong 6 tháng rồi nếm thử lại. Cứ như vậy đến khi nào hoàn toàn đạt chất lượng mới thôi. Chính vì vậy, thời gian sản xuất rượu Mao Đài có khi lên tới 3 năm.
Với hàng chục loại khác nhau, Mao Đài dễ dàng chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Loại mạnh nhất là 53o, đem lại cho người uống một cảm giác "như đang được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ miền sơn cước, được hoà mình trong dòng nước suối tinh khiết mát trong". Lựa chọn loại ít cồn hơn sẽ cho bạn cảm giác sảng khoái, với độ cay nồng vừa phải. Hương vị rượu còn đọng lại nơi đầu lưỡi chắc chắn sẽ khiến bạn không bao giờ quên Mao Đài. Với loại nhẹ nhất (khoảng 33o) hoặc pha thêm một chút đá vào mà không sợ làm biến đổi chất lượng rượu, ngay cả phụ nữ và những người ít thưởng thức rượu cũng bị Mao Đài quyến rũ bởi vị rượu “thanh nhẹ và trong vắt như ánh trăng” nhưng vẫn đậm đà và hương vị rượu còn lưu luyến mãi.
Hiện nay, sản lượng xuất khẩu rượu Mao Đài đạt trên 4.000 tấn một năm, xuất khẩu tới 100 quốc gia, đoạt 14 Huy chương vàng trong các kỳ hội chợ Quốc tế. Ngoài ra, Mao Đài cũng xứng danh là một trong ba đại danh tửu thế giới khi đoạt hàng chục giải thưởng trong các cuộc thi rượu.
Mình chắc là bạn không thích rượu Mao Đài vì nhiều lý do, và cũng là do sở thích riêng của bạn, nhưng cũng không nên kết tội nó là dựa hơi Mao Trạch Đông để được mang tên là Quốc tửu chứ?
Thân mến.
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron