“不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

“不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 4 09/04/08 13:14

[center]Tên đề tài: Tập tục "Không về ở nhà chồng" trong văn hoá một số dân tộc ở vùng Nam Trung Hoa[/center]
[right]Lưu Tuấn Anh - lớp Châu Á học, khoá 4[/right]

[center]“不落夫家”的习俗[/center]
[center]Tập tục: “Bất lạc phu gia” (tạm dịch là “Không về ở nhà chồng”)[/center]

Tục “Không về ở nhà chồng” – “不落夫家” còn được gọi là tục “Tọa gia” - “坐家” hay tục “sống lâu ở nhà mẹ ruột” – “长住娘家”. Là tập tục của một số dân tộc thiểu số ở vùng Nam Trung Hoa (chủ yếu là ở vùng Tây Nam) còn lưu truyền đến ngày nay. Tập tục này là loại tập tục hôn nhân khá đặc thù.
“Không về ở nhà chồng” là một tập tục rất lâu đời, lưu hành phổ biến ở một số dân tộc ở vùng Quảng Tây, Qúy Châu, Vân An, … của Trung Quốc. Hình thức biểu hiện của tập tục hôn nhân này là: sau khi thành hôn cô dâu không ở lại nhà chồng, mà trở về nhà mẹ ruột ở. Chỉ là vào dịp Tết hoặc lúc ngày mùa thì quay lại nhà chồng, phụ làm một số việc đồng áng….., sau đó lại trở về nhà mẹ ruột. Cuộc sống “không về ở nhà chồng” này liên tục được duy trì đến lúc mang thai hoặc sau khi sinh đứa con thứ nhất, mới về lại nhà chồng.
Tập tục “Không về ở nhà chồng” không những được lưu truyền trong các dân tộc thiểu số, mà cũng đã từng được lưu hành trong dân tộc Hán. Khoảng những năm 50, nhiều vùng dân tộc ở tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, thì lưu hành tập tục này. Ví dụ như phụ nữ ở vùng Huệ An - Phúc Kiến, ba ngày sau khi xuất giá sẽ trở về nhà mẹ ruột sống. Chỉ vào dịp Tết thì đến ở tạm nhà chồng. Sau đó nếu có thai mới có thể về sống lâu ở nhà chồng. Căn cứ vào điều tra của nhà nhân loại học – ngài Lâm Huệ Tường 林惠祥, ở khu vực này thời gian mà cô gái về sống ở nhà mẹ sau tân hôn, ít thì cũng độ 2, 3 năm, nhiều thì cũng độ mười hay hai mươi năm. Thời gian mà người phụ nữ sống ở nhà mẹ ruột đến ở nhà chồng nói chung khá ngắn ngủi, thường là chạng vạng tối thì đến nhà, và sáng tinh mơ ngày hôm sau thì rời khỏi. Do đó có nhiều cặp phu thuê đã kết hôn nhiều năm vẫn chưa thấy mặt nhau. Cũng có nơi, người vợ trở về nhà chồng, không được ở cùng chồng, nếu không thì sẽ gặp phải sự chế giễu của những người ở họ nhà gái. Hủ tục hôn nhân bất hợp lý này tạo ra nhiều bi kịch, có những cô gái thậm chí hẹn nhau cùng tự sát tập thể, thể hiện sự phản kháng.
Vùng Hán tộc thịnh hành tập tục “không về ở nhà chồng” này đa phần chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến rất sâu đậm. Vì vậy những cô gái trong dân gian vẫn chưa xuất giá thường kết nghĩa nhau và tự thành lập nên những tổ chức, ví dụ như tổ chức “Thập tỉ mụi” “十姐妹”, “Toàn lan hội” “金兰会”, “Tự sơ mụi” “自梳妹”, đều là “Không về ở nhà chồng”. Những tổ chức kiểu như vậy mọc lên. Sự tồn tại của những tổ chức này về mặt tinh thần đối với những người phụ nữ “không về ở nhà chồng” hay “ở lâu nhà mẹ ruột” cũng có sự an ủi, nhưng trong thời gian “không về ở nhà chồng” lại tạo ra những tác dụng trì hoãn.
Ở một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc, ví dụ ở các dân tộc như Trương tộc壮族, Động tộc侗族(ở Quý Châu, Hồ Nam và Quảng Tây Trung Quốc), Miêu tộc苗族(dân tộc Miêu, một dân tộc ít người ở các tỉnh Qúy Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên và khu tự trị Quảng Tây – Trung Quốc), Bố Y tộc布依族(dân tộc Bố Y, ở tỉnh Qúy Châu – Trung Quốc), Ngật Lao tộc仡佬族(dân tộc Khơ-lao, ở tỉnh Qúy Châu – Trung Quốc), Di tộc彝族(dân tộc Di, ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Qúy Châu và Quảng Tây – Trung Quốc), Cáp Ni tộc哈尼族(dân tộc Ha- ni, một dân tộc ít người ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), A Xương tộc阿昌族(dân tộc A Xương ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), Phổ Mễ tộc普米族, Bố Lãng tộc 布郎族(dân tộc Bu-răng, ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), vân vân cũng lưu hành tập tục này.
Thảo luận liên quan đến khởi nguồn của tục hôn nhân “Sống lâu ở nhà mẹ”, đầu tiên giới học thuật có 3 loại quan điểm chính:
+ những phong tục được phát sinh trong thời kỳ quá độ chuyển từ xã hội thị tộc mẫu hệ sang xã hội phụ hệ
+ hai là do sự phân công không đồng giữa hai giới mà thành
+ ba là do tảo hôn mà thành tục, “cấu thành nên bộ phận có chức năng bổ sung nhau dưới chế độ hôn nhân đồng nhất”.
[center].........................................[/center]

Tất cả những vấn đề có liên quan đến tập tục này sẽ được làm rõ trong bài tiểu luận sắp tới, ở đây chỉ xin giới thiệu khái quát về tập tục hôn nhân này.

[center]Xin xét vấn đề này theo khía cạnh không gian 3 chiều:[/center]

1. Chủ thể: một số dân tộc ở vùng Nam Trung Hoa (người Hán và dân tộc thiểu số)
2. Chiều không gian: vùng văn hóa nam Trung Hoa (chủ yếu là vùng Tây Nam)
3. Chiều thời gian: từ xưa cho đến nay

Những khía cạnh này tuy không đầy đủ lắm nhưng cũng đã được đề cập đến trong phần khái quát trên, vì vậy ở đây xin không phân tích nhiều thêm.

Một số hình ảnh liên quan đến tập tục hôn nhân này

[center]Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh[/center]
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 4 09/04/08 19:35

Tập tục này nghe lạ lạ và hay nhỉ? Không biết ngoài TQ ra còn nước nào có tập tục giống như vậy nữa không?
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 5 10/04/08 0:14

Khi chọn đề tài này bản thân mình cũng thấy lạ và thích lắm, hì hì. Cám ơn lời chia sẻ của bạn. Mình sẽ tiếp tục tìm hiểu xem còn đất nước nào khác có tập tục tương tự này nữa không, hy vọng là có, hì hì.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 5 10/04/08 23:31

Từ việc xem lại những bài viết của các anh chị trên diễn đàn, cùng với sự nhắc nhở của Thầy, mình xin hoàn chỉnh lại bài phân tích đề tài của mình theo hệ toạ độ 3 chiều.

[center]Tên đề tài: Tập tục "Không về ở nhà chồng" trong văn hoá một số dân tộc ở vùng Nam Trung Hoa[/center]
[right]Lưu Tuấn Anh, lớp Châu Á học, khoá 4[/right]

[center]“不落夫家”的习俗
Tập tục: “Bất lạc phu gia” (tạm dịch là “Không về ở nhà chồng”)[/center]

Tục “Không về ở nhà chồng” – “不落夫家” còn được gọi là tục “Tọa gia” - “坐家” hay tục “sống lâu ở nhà mẹ ruột” – “长住娘家”. Là tập tục của một số dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Trung Quốc còn lưu truyền đến ngày nay. Tập tục này là loại tập tục hôn nhân khá đặc thù.
“Không về ở nhà chồng” là một tập tục rất lâu đời, lưu hành phổ biến ở một số dân tộc ở vùng Quảng Tây, Qúy Châu, Vân An, … của Trung Quốc. Hình thức biểu hiện của tập tục hôn nhân này là: sau khi thành hôn cô dâu không ở lại nhà chồng, mà trở về nhà mẹ ruột ở. Chỉ là vào dịp Tết hoặc lúc ngày mùa thì quay lại nhà chồng, phụ làm một số việc đồng áng….., sau đó lại trở về nhà mẹ ruột. Cuộc sống “không về ở nhà chồng” này liên tục được duy trì đến lúc mang thai hoặc sau khi sinh đứa con thứ nhất, mới về lại nhà chồng.
Tập tục “Không về ở nhà chồng” không những được lưu truyền trong các dân tộc thiểu số, mà cũng đã từng được lưu hành trong dân tộc Hán. Khoảng những năm 50, nhiều vùng dân tộc ở tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, thì lưu hành tập tục này. Ví dụ như phụ nữ ở vùng Huệ An - Phúc Kiến, ba ngày sau khi xuất giá sẽ trở về nhà mẹ ruột sống. Chỉ vào dịp Tết thì đến ở tạm nhà chồng. Sau đó nếu có thai mới có thể về sống lâu ở nhà chồng. Căn cứ vào điều tra của nhà nhân loại học – ngài Lâm Huệ Tường 林惠祥, ở khu vực này thời gian mà cô gái về sống ở nhà mẹ sau tân hôn, ít thì cũng độ 2, 3 năm, nhiều thì cũng độ mười hay hai mươi năm. Thời gian mà người phụ nữ sống ở nhà mẹ ruột đến ở nhà chồng nói chung khá ngắn ngủi, thường là chạng vạng tối thì đến nhà, và sáng tinh mơ ngày hôm sau thì rời khỏi. do đó có nhiều cặp phu thuê đã kết hôn nhiều năm vẫn chưa thấy mặt nhau. Cũng có nơi, người vợ trở về nhà chồng, không được ở cùng chồng, nếu không thì sẽ gặp phải sự chế giễu của những người ở họ nhà gái. Hủ tục hôn nhân bất hợp lý này tạo ra nhiều bi kịch, có những cô gái thậm chí hẹn nhau cùng tự sát tập thể, thể hiện sự phản kháng.
  Vùng Hán tộc thịnh hành tập tục “không về ở nhà chồng” này đa phần chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến rất sâu đậm. Vì vậy những cô gái trong dân gian vẫn chưa xuất giá thường kết nghĩa nhau và tự thành lập nên những tổ chức, ví dụ như tổ chức “Thập tỉ mụi” “十姐妹”, “Toàn lan hội” “金兰会”, “Tự sơ mụi” “自梳妹”, đều là “Không về ở nhà chồng”. Những tổ chức kiểu như vậy mọc lên. Sự tồn tại của những tổ chức này về mặt tinh thần đối với những người phụ nữ “không về ở nhà chồng” hay “ở lâu nhà mẹ ruột” cũng có sự an ủi, nhưng trong thời gian “không về ở nhà chồng” lại tạo ra những tác dụng trì hoãn.
Thảo luận liên quan đến khởi nguồn của tục hôn nhân “Sống lâu ở nhà mẹ”, đầu tiên giới học thuật có 3 loại quan điểm chính:
+ những phong tục được phát sinh trong thời kỳ quá độ chuyển từ xã hội thị tộc mẫu hệ sang xã hội phụ hệ
+ hai là do sự phân công không đồng giữa hai giới mà thành
+ ba là do tảo hôn mà thành tục, “cấu thành nên bộ phận có chức năng bổ sung nhau dưới chế độ hôn nhân đồng nhất”.
[center]....................................[/center]
Tất cả những vấn đề có liên quan đến tập tục này sẽ được làm rõ trong bài tiểu luận sắp tới, ở đây chỉ xin giới thiệu khái quát về tập tục hôn nhân này.

[center]Xin xét vấn đề này theo hệ tọa độ 3 chiều:[/center]

Chủ thể: Tập tục này được lưu hành ở vùng Nam Trung Hoa, rõ nét nhất là ở một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc, ví dụ ở các dân tộc như Trương tộc壮族, Động tộc侗族(ở Quý Châu, Hồ Nam và Quảng Tây Trung Quốc), Miêu tộc苗族(dân tộc Miêu, một dân tộc ít người ở các tỉnh Qúy Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên và khu tự trị Quảng Tây – Trung Quốc), Bố Y tộc布依族(dân tộc Bố Y, ở tỉnh Qúy Châu – Trung Quốc), Ngật Lao tộc仡佬族(dân tộc Khơ-lao, ở tỉnh Qúy Châu – Trung Quốc), Di tộc彝族(dân tộc Di, ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Qúy Châu và Quảng Tây – Trung Quốc), Cáp Ni tộc哈尼族(dân tộc Ha- ni, một dân tộc ít người ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), A Xương tộc阿昌族(dân tộc A Xương ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), Phổ Mễ tộc普米族, Bố Lãng tộc 布郎族(dân tộc Bu-răng, ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), vân vân cũng lưu hành tập tục này.
Tuy nhiên tập tục này cũng đã từng được lưu hành trong dân tộc Hán. Vì vậy chủ thể của tập tục này là một số dân tộc ở vùng Nam Trung Hoa, chủ yếu là vùng Tây Nam (bao gồm người Hán và các dân tộc khác).

Không gian: từ sự giới thiệu khái quát trên một điều rõ ràng rằng tập tục này được lưu hành trong các dân tộc sống ở vùng Tây Nam Trung Hoa, nhưng cũng đã từng lưu hành trong vùng Hán tộc ở phía Nam Trung Hoa, vì vậy xin xét vấn đề này trong không gian vùng văn hóa Nam Trung Hoa để có thể có cái nhìn bao quát về vấn đề.

Thời gian: hai từ “Tập tục” đã nói lên được phần nào giới hạn thời gian của vấn đề. Một tập tục thường được khởi đầu trong quá khứ của lịch sử văn hóa dân tộc. Đối với tập tục này xin được lấy mốc thời gian từ trong quá khứ đến bây giờ để xét.

[center]Một số hình ảnh liên quan đến tập tục này:[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

Bài làm còn nhiều sai sót, mình rất mong nhận được sự góp ý từ việc thảo luận của các anh chị, 多谢 mọi người nhiều.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 3 15/04/08 14:48

Thế mà mình cứ tưởng là "không về nhà chồng" luôn, thật ra đây là hình thức "bắt chồng ở rể " một thời gian rồi sau đó cô dâu vẫn phải về nhà chồng, đúng không? Một số dân tộc ít người ở Việt Nam cũng có tập tục này, mình đã được đọc trên báo Tuổi trẻ, thật sự cũng không lạ lắm đâu vì nó chịu ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ đó thôi. Và tập tục này cũng chỉ có ở các dân tộc ít người thôi, nên không biết là người Hán thì chịu ảnh hưởng như thế nào, Tuấn Anh có thể khai thác chỗ này để tạo ra sự mới lạ trong bài viết của mình. Chúc hoàn thành tốt tiểu luận.
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 6 18/04/08 13:13

bạn camnhung đã hiểu sai về vấn đề rồi thì phải, hai khái niệm "không về nhà chồng" và "bắt chồng về ở rễ là hoàn toàn khác nhau. Ở bài viết này mình đề cập đến vấn đề người con gái không về nhà chồng, mà sau khi cưới xong thì ở lại nhà mẹ ruột, và mình cũng không nói rằng cô dâu sau khi cưới là không được về nhà chộng luôn, mà cũng có thời gian cô dâu được trở lại nhà chồng mà bạn, bạn camnhung đọc lại bài viết của mình cho kỹ nhé, sau đó nhớ cho mình ý kiến đóng góp nhé, tục này không giống hoàn toàn như tập tục có ở Việt Nam như bạn đã nói. Chịu ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thì không thể không có cái lạ sao, chúng ta chỉ ở giai đoạn còn học hỏi nhiều nên nếu lấy vốn kiến thức chúng ta biết ra để so sánh thì chưa thể khẳng định là lạ hay không. Mà có lạ hay không cũng là bởi sự cảm nhận và suy nghĩ của từng người. Cùng một vấn đề có thể người này thấy hay thì thấy lạ, có người nghĩ rằng bình thường hay không hay thì thấy không lạ, đó âu cũng là chuyện bình thường.
chào bạn nhé. Chúc cuối tuần vui vẻ
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 6 18/04/08 19:41

Mình cũng không nói là không về nhà chồng luôn mà là mình tưởng thế thôi, Tuấn Anh cũng nên đọc kĩ góp ý của mình rồi hẵng nói nhé. Số là khi mình mới đọc vào tên đề tài thì mình tưởng là "không về nhà chồng luôn" nhưng sau khi đọc vào bài viết của bạn thì mình hiểu ra là không phải như thế, mà hình thức này gần giống như hình thức "bắt rể" ở một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam mà mình từng được đọc trên báo Tuổi trẻ, nên mình mới viết như thế. Bạn ạ, nói ít hiểu nhiều. Mình cố ý cung cấp cho bạn một thông tin là dạng hôn nhân này ở Việt Nam cũng có (bằng chứng là báo Tuổi trẻ có đăng), tất nhiên là không giống hoàn toàn ở Trung Quốc, để bạn có cơ sở so sánh thế thôi (có thể xem như một dạng tư liệu để bạn viết bài phong phú hơn). Ý mình là như vậy nhưng rõ ràng là bạn không có thiện chí tìm hiểu thêm rùi (vì chúng ta còn ở giai đoạn học hỏi nhiều mà).
Chà chà, góp ý cho bạn sao mà khó thế. Mình nói đề tài này không lạ thì cũng đâu có nghĩa là mình chê bài của bạn đâu, nói "không lạ" để bạn biết rằng có người đã biết về vấn đề này rồi (cho dù không sâu sắc bằng bạn), từ đó bạn có cách khai thác đề tài ở nhiều khía cạnh hơn, làm cho họ phải tâm phục khẩu phục rằng là nó "lạ", nó hay; ở đây không phải là cảm giác hay thể hiện kiến thức như bạn nghĩ đâu bởi nếu thế thì mình cũng chẳng cần góp ý cho bài của bạn làm gì.
Cũng chúc bạn cuối tuần vui vẻ !
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 2 21/04/08 16:29

cám ơn bạn camnhung nhiều, mình sẽ tiếp thu ý kiến của bạn.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 2 21/04/08 16:30

cám ơn bạn camnhung nhiều, mình sẽ tiếp thu ý kiến của bạn.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: “不落夫家”的习俗 -Tập tục “Không về ở nhà chồng”...

Gửi bàigửi bởi ttmmsuongkho » Thứ 4 23/04/08 11:09

Tập tục này nghe lạ lạ và hay nhỉ? Không biết ngoài TQ ra còn nước nào có tập tục giống như vậy nữa không?
Thưa với bạn tục lệ này còn phổ biến ở một số dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc bộ. Ví như đồng bào Tày – Nùng sống ở biên giới tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn tục này xuất hiện trong văn hóa của dân tộc này như là sự mặc nhiên của đôi lứa sau khi đám cưới diễn ra. Chàng rễ về ở rễ nhà Cha mẹ vợ suốt thời gian đến khi con gái họ có mang và sinh nớ xong xuôi “mẹ tròn con tròn” thì chàng rễ nọ làm một lễ xin vợ con về nhà mình. Ngày xưa có chàng rễ ở rễ hơn 10 năm ròng làm công không cho nhà vợ vì nghèo không có lễ xin vợ về; sau ngày đón vợ về nhà cha mẹ vợ có thương tình thì cho một ít để đôi vợ chồng trẻ có một mảnh vườn, con trâu cày bừa làm kế sinh nhai.
Cũng có tục lệ cưới dâu, cô con dâu này không sang nhà chồng, cứu mỗi dịp như ngày mùa, lễ hội, nhà chồng có việc hệ trọng cô dâu này mới sang nhà chồng và quá trình này diễn ra đến khi cô con dâu có mang và chàng rễ qua đón nàng và con về, tục này thì tốn kém ít hơn vì lễ xin được thông qua dễ dàng vì con gái của họ đã làm con dâu nhà người ta rồi.
Thực ra tục lệ này có phần hay riêng vì cô con dâu không ở nhà cha mẹ chồng đến khi sinh con rồi mới về, tục này có tàn tích mẫu hệ còn lưu giữ vì không ai chăm sóc tốt đứa con gái của mình tốt bằng chính mẹ đẻ của cô và cháu bà do con mình đẻ ra. Ở người Kinh nhất là người kinh ở miền Trung con gái sinh con đầu long thường về nhà cha mẹ đẻ của mình sinh con.
RANDOM_AVATAR
ttmmsuongkho
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 14:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron