Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

SỰ TÍCH VỀ LÌ XÌ

Gửi bàigửi bởi diemvuong07 » Thứ 5 27/03/08 18:58

[Người trung Quốc còn truyền trong dân gian một chuyện kể rằng:" Ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sói già… Chúng luôn muốn ra ngòai để gây hại, nhưng bình thường luôn có các thần tiên ở hạ giới canh giữ chúng nên không con nao thóat ra ngòai được.
Nhưng hễ tới đêm ba mươi Tết, tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ là cơ hội để lũ yêu tự do nhân lúc chuyển giao nhiệm vụ của các vị thần. Nhân cơ hội đó, có một loại yêu quái gọi là con Tuy. Nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con Tuy hại con mình.
Có một gia đình hiếm con, ngoài 50 tuổi mới sinh được một cậu con trai . Đêm giao thừa năm đó có 8 vị tiên đi qua biết cậu bé sắp gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền canh bên cậu bé. Trước lúc đi ngủ hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền ấy lại và đặt dưới gối của con. Nửa đêm con Tuy xuất hiện. Nó vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ những đồng tiền lóe lên các tia sáng vàng rực khiến Tuy hoảng hốt bỏ chạy. Thấy vậy sáng hôm sau gia đình nhà ấy đem chuyện lấy giấy đỏ gói tiền để dưới gối khi con ngủ kể cho hàng xóm nghe. Từ đó nhà nào cũng làm theo. Rồi cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì màu đỏ cho trẻ con. Tiền đó gọi là tiền lì xì, mừng tuổi. Tục này tồn tại đến tận ngày nay].
Qua câu chuyện này, ta có thể xem xét nó trong hệ tọa độ ba chiều như sau:
1. Chủ thể :
“..Ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to…” Cây đào chỉ ở những nơi giá lạnh, càng lạnh cây đào càng to nên có thể ước lượng là vùng Hoa Bắc. Thêm vào đó có chi tiết “…ở Đông Hải…” có thể suy thêm là vùng phía Đông của Trung Hoa. Như vậy, thực chất chủ thể của câu chuyện này bắt nguồn từ các dân tộc Hoa ở phía Đông Bắc Trung Quốc.
2. Không gian:
“…ở Đông Hải…” có thể suy thêm là vùng phía Đông của Trung Hoa
3. Thời gian:
“…..lấy giấy đỏ gói những đồng tiền ấy lại….” Như chúng ta đã biết rằng từ hai thế kỷ trước Công nguyên ở Trung Quốc đã có giấy làm bằng sợi bông nhưng giá rất đắt, lại không thể sản xuất với số lượng lớn. Mãi đến thời Đông Hán (東漢) 25–220 có một người tên là Thái Luân, trên cơ sở học tập và tổng kết những kinh nghiệm làm giấy của người đi trước, dùng vỏ cây, vải vụn... làm nguyên liệu để làm ra “giấy Thái Luân”. Như vậy sự tích này xuất hiện vào khỏang năm 25–220.
RANDOM_AVATAR
diemvuong07
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 18:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi TJM » Thứ 6 11/04/08 0:39

Lì xì, tiếng Quảng Đông là Hong Bao, tiếng Phúc Kiến là Ang Pao và tiếng Phổ Thông là Lai See là một quà mừng được trao vào các dịp lễ hay các dịp đặc biệt như đám cưới, sinh nhật, đầy tháng,… Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Hoa bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ.

Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Hong_bao, tiền lì xì ở Trung Quốc có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em gọi là tiền yāsuì qián (壓歲錢 压岁钱), nghĩa là tiền để xua đuổi ma quỷ, để ngăn bệnh cho người già. Sau đó, tiền lì xì được đặt vào phong bì giấy đỏ nhờ vào công nghệ in ấn phổ biến ở Trung Quốc từ sau khi thành lập nhà nước Cộng Hòa Trung Hoa 1911. Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng đầu năm, tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt được cho vào phong bì màu đỏ, in hoa văn đẹp mắt gọi là bao lì xì.

Theo truyền thuyết xa xưa, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến cho chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi đầu năm.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng: Tiền mừng tuổi bắt nguồn từ cung đình đời nhà Đường. Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn.

Tuy http://en.wikipedia.org/wiki/Hong_bao nói rằng cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được tài liệu văn bản rõ ràng nào chứng minh nguồn gốc của tục lì xì nhưng nếu dựa trên thông tin về sự có mặt của tục lì xì vào đời Tần (lấy mốc thời gian xa nhất) thì chủ thể của tục này là những người Hoa Hạ. Do tục lì xì bắt đầu từ nhà Tần (vùng Hoa Bắc và Hoa Đông) và hiện nay đã có mặt ở trên khắp quốc gia Trung Quốc cũng như tại rất nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nên xét về mặt hiện hành thì không gian văn hoá của tục lì xì ở Trung Quốc là toàn bộ đất nước Trung Quốc và thời gian văn hoá của tục lì xì là từ thời Tần cho đến ngày nay.
RANDOM_AVATAR
TJM
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi TJM » Chủ nhật 13/04/08 10:22

Xin các bạn giúp mình tìm hiểu thêm tại sao người Trung Hoa dùng tiền để lì xì? Theo truyền thuyết mà mình đã viết ra phía trên thì người Trung Hoa dùng tiền để xâu thành hình thanh kiếm... Vậy có phải chỉ vì tiền đồng ngày xưa có thể xâu được nên họ làm như vậy không? Nếu vậy thì tại sao họ lại không tạo ra một thứ tương tự như tiền đồng nhỉ?????
RANDOM_AVATAR
TJM
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi koyuchien » Thứ 3 15/04/08 2:51

Chà.... tại sao trong lì xì chỉ để tiền tệ thì khi chúng ta nhận được đều rất vui mừng nhỉ, vì đó là sự tiếp nhận chúc phúc của người khác(trong lễ cưới, tết... Nhưng nếu lì xì nhằm mục đích mơ hồ hoặc là mang tính chất "cà phê", thì không được nhận bậy, vì tiếp nhận nó thì lì xì ấy sẽ trở thành là một quả bom, nó sẽ nổ trong 1 ngày nào đó, mà gọi là tai họa.
Chúc mọi người đều nhận được sự mai mắn hơn nữa.
Koyuchien
RANDOM_AVATAR
koyuchien
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 01/01/08 7:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 5 24/04/08 15:41

Lúc nhỏ mình rất thích lì xì, và cả đến bây giờ cũng vậy, không phải vì thích tiền trong bao đỏ mà là thích được nhận sự may mắn khởi đầu cho một năm mới. Nhưng nếu trước đây có ai hỏi mình vậy thì tục lì xì này bắt nguồn từ đâu và vào thời gian nào, thì xin thưa mình... chưa biết. Từ bài viết này của bạn TJM mình đã biết được thêm về tục lì xì, tuy nhiên bây giờ tục lì xì cũng có thay đổi nhiều và khác trước đây, nó mang tính thời đại hơn, hiện đại hơn với nhiều ý nghĩa mới, và không chỉ lì xì được dùng vào những ngày tết mà nó còn được dùng trong những buổi tiệc, những ngày đám chúc tụng, hay những ngày bình thường,... Vậy thì không biết ở đề tài này bạn TJM có định sẽ so sánh phong tục lì xì của người Trung Quốc xưa và nay không ạ, để từ đó có thể thấy rõ hơn những cái đẹp, những cái hay, những cái mới từ trong truyền thống đến hiện đại. Không biết mình có hiểu đúng không bạn?
Chúc bạn TJM những ngày nghỉ dzui dzẻ.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi TJM » Thứ 3 29/04/08 17:11

[justify]Bài viết này mình chỉ dừng lại ở việc đưa ra một hiện tượng trong văn hoá Trung Hoa và phân tích nó dưới hệ toạ độ 3 chiều chủ thể - không gian - thời gian và chưa so sánh hiện tượng lì xì thời xưa và thời nay khác nhau như thế nào.
Nhưng có một vấn đề mình muốn được trao đổi thêm. Cụm từ "lì xì" được dùng với nghĩa trao cái may mắn cho người khác và thường được người lớn hơn trao cho người nhỏ hơn. Như vậy, ngoài dịp Tết, người ta còn lì xì nhau trong các dịp trọng đại như sinh nhật, đám cưới, tân gia,... Tuy nhiên, phong bì đưa cho người có chức quyền nhằm được thuận lợi trong giao dịch làm ăn thì không phải là lì xì và đó cũng không phải là biến thể của lì xì mà là một biến thể của quà tặng, cũng như lì xì là một quà tặng. Mục đích của loại phong bì dưới bàn như vậy rõ ràng là cầu may mắn cho người tặng, không như lì xì là cầu may mắn cho người được tặng.
Cũng qua lì xì, mình thấy được cái cực đoan trong tính cách của người Trung Hoa. Chỉ mỗi việc lì xì mà cũng quy định phải lì xì thế nào (tiền mừng cưới luôn phải chẵn, ví dụ là 2 tờ, 4 tờ), cách nhận lì xì thế nào, dùng phong bì thế nào cho mỗi dịp khác nhau, phong bì lì xì lại được trang trí các hình ảnh khác nhau, có tranh Tết (vào dịp Tết), có câu đối, lại có khi được in hẳn họ của những dòng họ lớn. Rất chi tiết, rất tỉ mỉ, rất nghiêm túc, vì vậy, ý nghĩa của bao lì xì đôi khi lớn hơn cả số tiền mừng trong đó.
Mình nhận được bao lì xì họ Quách đã mấy năm nay, năm nào cũng bắt chước đi tìm bao lì xì họ Quan để trả lễ mà tìm hoài không thấy.
(Sẵn đây, nếu ai biết bao lì xì họ Quan bán ở đâu xin chỉ cho mình. Tố chè!)[/justify]
RANDOM_AVATAR
TJM
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phong tục Lì xì của người Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 2 02/02/09 20:47

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liên tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".

Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số người thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.

Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.

Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rung động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".

Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.

Nguồn: Saga.vn
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron