Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Trung Quốc và Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản...)

Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 3 15/04/08 14:00

[center]Dòng văn học Linglei trong văn hóa Trung Hoa đương đại.[/center]Dòng văn học Linglei ( 另 类 ) xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng cuối thập niên 90 của thế kỉ truớc với các sáng tác của nhà văn nữ Vệ Tuệ, và bùng nổ vào những năm đầu của thế kỉ 21, đặc biệt vào những năm 2004, 2005 với các sáng tác của các cây bút thuộc thế hệ 8X. “Linglei” (另 类), phiên âm tiếng Trung Quốc, có nghĩa là “một dạng khác, một loại khác”. Như vậy, văn học Linglei là dòng văn học khác biệt (khác với truyền thống), viết về những điều khác lạ như sex, ma túy, lối sống hưởng thụ…, các nhân vật trong đó đều là những người trẻ tuổi mang trong mình tính cách, quan điểm sống, suy nghĩ khác lạ, bút pháp của Linglei cũng là bút pháp khác lạ (mạnh mẽ, táo bạo và đầy hơi thở hiện đại). Linglei đã nêu lên được tâm trạng bức bối của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới nhưng vẫn phải chịu ràng buộc bởi những lề thói xã hội cũ. Vì vậy, khi dòng văn học Linglei ra đời thì lớp thanh niên Trung Quốc nhanh chóng hưởng ứng và cổ xúy. Bài viết này đề cập đến sự ảnh hưởng của dòng văn học Linglei đến văn hóa Trung Hoa đương đại, cụ thể là Linglei đã làm thay đổi như thế nào những giá trị văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ của Trung Quốc hiện nay.
Vấn đề này sẽ được phân tích trong hệ tọa độ như sau:
1) Chủ thể: các cây bút trẻ và lớp thanh niên Trung Quốc
Hai đại biểu xuất sắc của dòng văn học Linglei là mỹ nữ Linglei và thế hệ nhà văn 8X. Mỹ nữ Linglei là cụm từ dùng để chỉ các nhà văn nữ, trẻ đẹp viết thể loại Linglei. Họ là Vệ Tuệ với các tác phẩm (Điên cuồng như Vệ Tuệ, Cứ trần trụi như thế, Thiền của tôi, Thượng Hải bảo bối); là Miên Miên với Kẹo; là An Ni Bảo Bối với (Đảo Tường Vy, Hoa bên bờ); là Bì Bì với (Tình xưa mộng cũ, Ôi đàn ông, Dấu chấm tình yêu); là Xuân Thụ với Búp bê Băc Kinh; là Trương Duyệt Nhiên với (Thủy Tiên đã cuỡi chép vàng đi, Giày đỏ, Mười yêu)…. Trong các tác giả này, Vệ Tuệ được xem là cánh chim đầu đàn của mỹ nữ Linglei. Thế hệ nhà văn 8X là cụm từ dùng để chỉ những cây bút sinh ra vào những năm 80 (của thế kỉ trước) và sáng tác của họ. Có thể kể ra những cái tên như: Hàn Hàn, Quách Kính Minh, Lý Sỏa Sỏa, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, Tôn Duệ, Tiểu Phạn, Tưởng Phong, Hồ Kiên, Tôn Giai Vĩ. Trong đó đáng kể nhất là hai “nam nhân” của thể loại tiểu thuyết võ hiệp Linglei: Quách Kinh Minh và Hàn Hàn.
Lớp thanh niên Trung Quốc ngày nay chính là thế hệ con một, chịu ảnh hưởng của lối sống hưởng thụ và ích kỉ, trong đó không thể không kể tới sự ảnh hưởng của Linglei. Chẳng hạn như xu hướng kết hôn nhưng vẫn sống như những mgười độc thân, đó là xu hướng hôn nhân mới của các cặp vợ chồng thành thị Trung Quốc. Những cặp vợ chồng kiểu này đều là dân 8X, con một và bị xã hội chỉ trích là những người íck kỉ, có lối sống đối lập với giá trị truyền thống.
2) Không gian:
Vấn đề này sẽ được xem xét trong không gian của những thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trịnh Châu… bởi ở đó chính là nơi dòng văn học Linglei phát triển và là nơi có lớp thị dân trẻ chịu ảnh hưởng của lối sống hiện đại.
3) Thời gian:
Vấn đề này cũng sẽ được xem xét trong thời gian đương đại. Những năm đầu thế kỉ 21, người ta nói nhiều đến sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy vậy, người ta cũng thống kê thấy cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7-8% hàng năm thì các tệ nạn xã hội (ma túy, tham nhũng, mãi dâm...) cũng tăng lên so với trước. Linglei đã khai thác một cách triệt để vấn đề này; cùng với nó là sự thay đổi những giá trị văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ Trung Quốc ngày nay.

Tạm thời mình chỉ có thể viết được bấy nhiêu thôi, mong mọi người góp ý thêm. Mình cũng sẽ cố gắng tìm thêm tài liệu để chứng minh cho vấn đề mà mình đã đặt ra.
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi lizenal » Thứ 4 16/04/08 0:56

Mới đọc có mỗi " Búp bê Bắc Kinh " trong dòng truyện này thôi ...
nhưng không thích một chút nào hết ..
có thể giống như một lời nhận xét nào đó " thứ chủ nghĩa hiện thực tủn mủn , mang tính báo chí vốn đang đi vào ngõ cụt trong sự hoảng loạn không lời "
Dòng văn học Linglei ( 另 类 ) đúng là kiểu như thế , một thứ văn học chỉ " viết cho một thời điểm hiện tại " rồi sau đó chẳng cần biết nó bị quẳng vào một xó xỉnh nào !
Victo Hugo đã nói " Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi "

Tạm bàn về dòng văn này ở khía cạnh này thôi , vì tớ chưa đọc được nhiều tp để mà nhận xét ! mà cũng có thể do cái BBBK nó ám , thấy nó dở , lố bịch , trẻ con , trần trụi mà cố che đậy , gượng gạo ! ... đọc xong thấy mệt mỏi / chán nản :)
~!*Ai cũng thích nghe phê bình chỉ cần người bị phê bình không phải là mình - S.L.W*!~
RANDOM_AVATAR
lizenal
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 09/04/08 18:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi giomat » Thứ 4 16/04/08 11:00

Mình mới đọc Thuỷ tiên đã cươĩ chép vàng đi => thâý không ấn tượng lắm ,xem sơ qua qua BBBK, thấy không hấp dẫn lắm dù chủ đề, cách giơí thiêụ khá nóng bỏng. Linglei có là một hiện tượng văn hoá hay không? Ở Mỹ thì có Hippie, TQ có linglei...
Dòng văn học naỳ sẽ còn phát triển nưã chờ xem 8O
Hình đại diện của thành viên
giomat
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/07 16:41
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 4 16/04/08 19:51

Mình đồng ý với bạn giomat là dòng văn học này sẽ còn phát triển và cứ hãy chờ xem. Chính vì hy vọng nó còn phát triển nữa nên mình mới quan tâm đến Linglei. Nhưng việc Linglei đã làm thay đổi đi những giá trị văn hoá truyền thống trong giới trẻ TQ ngày nay là có thật (tất nhiên Linglei chỉ ảnh hưởng một phần thôi), mình rất muốn tìm hiểu xem vấn đề này như thế nào vì mình cũng là một người trẻ mà và đôi khi cũng cảm thấy hình ảnh của mình trong văn học Linglei, nhất là ở sự nổi loạn...
Dòng văn học Linglei có rất nhiều tác phẩm, Búp bê Bắc Kinh không phải là tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học này và mình cũng thấy là nó không hay lắm vì lúc viết tác phẩm này tác giả chỉ mới 17 tuổi, nói chung là còn non tay nghề. Các bạn thử tìm đọc các tác phẩm của Vệ Tuệ thì sẽ thấy khác liền. Mình lại thấy thích Thuỷ tiên cưỡi chép vàng đi , vì giọng văn của tác giả viết tác phẩm này tương đối trong trẻo , dễ chịu. Tác giả này còn có tác phẩm Mười yêu cũng hay lắm.
Mình không nghĩ rằng Linglei có thể trở thành một hiện tượng văn hoá , hiện tại chỉ có thể xem xét nó ở khía cạnh xã hội và văn học thôi , ý định của mình là xem xét xem nó có những ảnh hưởng gì trong nền văn hoá Trung Hoa đương đại qua chủ thể là giới trẻ Trung Quốc. Mình đang rất cố gắng tìm tài liệu để chứng minh cho vấn đề mình đặt ra được rõ ràng hơn. Cám ơn các bạn đã xem bài viết của mình !
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi hoacan » Thứ 5 17/04/08 13:45

Mình đã đọc "Búp bê Bắc Kinh" của Xuân Thụ, tác giả đã viết những dòng rất chân thực về lối sống và suy nghĩ của giới trẻ Trung Quốc. Ngoài ra, mình ko thấy chị "camnhung" nhắc tới "Thiếu nữ đánh cờ vây" của Sơn Táp, đây cũng là một tác phẩm được viết theo dòng văn học Linglei.
Như "lizenal" đã trích dẫn:
Victo Hugo đã nói " Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi "
Mình thấy rằng đặt câu nói của Hugo vào đây là không đúng. Nếu ko có các nhà văn viết cho thời đại của mình thì con cháu ngày sau sẽ dựa vào cái gì để biết được ông bà chúng ngày trước sống và suy nghĩ những gì chứ? Mong rằng bạn lizenal hay suy nghĩ lại điều mà bạn đã nói.
không có gì là mãi mãi!
Hình đại diện của thành viên
hoacan
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Thứ 3 06/11/07 7:44
Đến từ: Đồng Nai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 5 17/04/08 17:50

Đúng là những tác giả của dòng văn học Linglei đã viết rất chân thực về lối sống và suy nghĩ của giới trẻ Trung Quốc hiện đại và có lẽ cũng là của những nước đang phát triển, như Việt Nam chẳng hạn. Và vì mình cũng là một người trẻ tuổi nên mình cảm thấy rất đồng cảm, bên cạnh đó đọc văn học Linglei để còn thấy những cái gì xấu và tránh đi. Văn học Linglei chỉ mới ra đời, nên còn phải chờ xem sự phát triển của nó nữa, cũng có thể lụi tàn nhưng cũng có thể phát triển hơn nữa, thành một hình thái văn học mới chẳng hạn. Nhưng cho dù Linglei có lụi tàn đi chăng nữa thì nó cũng đã để lại dấu ấn ở thời điểm hiện tại này, bởi Linglei đã thổi bùng lên tiếng nói của một thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng của lối sống hiện đại một cách rất thẳng thắn và chân thực:"tôi là của tôi và tôi có quyền sử dụng tôi". Đề tài được khai thác trong văn học Linglei có gây "sốc" cho người đọc, bởi nó đi ngược lại những gì gọi là truyền thống văn hoá phương Đông đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người; giọng văn của Linglei cũng không được mượt mà mà lại phảng phất sự u hoài, hoài nghi nên khi đọc dễ gây phản cảm và gây ra sự chán nản cho người đọc. Nhưng như mình đã nói dòng văn học Linglei có rất nhiều tác phẩm, như bạn hoacan đã đề cập tới "Thiếu nữ đánh cờ vây" của Sơn Táp, đây là một tác phẩm có chất "sex" hơi bị đậm đặc, nhưng có lẽ cái điều mà tác giả muốn nói đến không chỉ là "sex".
Ngoài ra, còn có tác phẩm "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" của Tào Đình nữa, tác giả này sinh năm 1985 nhưng viết truyện thì già dặn lắm (nghe tên truyện là biết rồi). Cũng nói về "sex" hơi bị nhiều nhưng nếu chỉ chăm chú vào đó thì sẽ chẳng thấy được cái hay của tác phẩm, trên hết vẫn là tình yêu rất chân thành của một cô gái dành cho một người đàn ông. Qua đó mình muốn nói rằng hãy đọc và cảm nhận Linglei bằng sự khách quan, đừng quá chăm chú vào cái tiêu cực của nó. Nói gì thì nói tác giả ở giai đoạn văn học nào thì cũng thế thôi, họ đều luôn muốn chuyển tải đến người đọc những thông điệp tốt đẹp. Do đó nếu Linglei mà không tốt thì nó đã bị "chết" từ trong trứng nước rồi, chứ không thể phát triển được như tới hiện tại và một số tác phẩm còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, có nghĩa là Linglei không chỉ được biết tới ở Trung Quốc và Việt Nam.
Một lần nữa cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình và mong tiếp tục nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp nữa !
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 3 22/04/08 20:03

Mình cũng không thích tác phẩm "Búp bê Bắc kinh" lắm, một tự truyện đọc không hấp dẫn gì hết, nếu không nói là nhàm chán (với mình)... nhưng mình rất thích "Thiếu nữ đánh cờ vây", thật hay và cảm động. Quyển "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" mình chưa được đọc nhưng nghe nhiều người khen hay và cảm động. "Điên cuồng như Vệ Tuệ" thì mình thấy cũng hay, nhưng mình thấy dòng văn học linglei đã viết, đã cảm, đã phá tung nhiều thứ mà những dòng văn học trước đó chưa dám làm. Dù sao nó cũng biểu hiện một phần của đời sống văn hoá Trung Hoa, có những cái hay và những cái dở. Để tạo được một dòng văn học được nhiều nước trên thế giới biết đến như thế cũng là một cái hay quá lớn rồi.
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 5 24/04/08 20:31

Đúng là dòng văn học linglei đã viết, đã cảm, đã phá tung nhiều thứ mà những dòng văn học trước đó chưa dám làm, và mình cũng đồng ý với bạn lamha là dòng văn học linglei biểu hiện một phần của đời sống văn hoá Trung Hoa, có những cái hay và những cái dở. Mình ấn tượng với Linglei vì điều này. Điều mà mình muốn khai thác trong đề tài này chủ yếu là cái dở của nó ở chỗ Linglei đã làm thay đổi những giá trị văn hoá truyền thống trong giới trẻ TQ ngày nay.
Một trong những đặc điểm của văn hoá truyền thống TQ là hướng về đạo đức, đạo đức này là đạo đức gia đình. Nhưng giới trẻ TQ ngày nay thì sao? Họ có thể kết hôn và ly hôn một cách nhanh chóng, nhất là ở thế hệ 7X, 8X. Ở TQ hiện nay hình thành xu hướng kết hôn nhưng vẫn sống như những người độc thân trong các bạn trẻ thành thị. Những người phụ nữ 7X, 8X mô tả cuộc hôn nhân của mình giống "cuộc sống của một phụ nữ độc thân hiện đại, trừ việc sống chung với chồng !" Họ vẫn thường xuyên tụ tập, bù khú cùng bạn bè, đồng nghiệp và giao du với nhiều đàn ông. Đôi khi chồng của họ gọi điện hỏi họ trước giờ tan sở xem có... đi chơi với ai không để hai vợ chồng ăn tối cùng nhau (?!). Ngoài ra còn có những cặp vợ chồng không ở cùng nhau mà chỉ gặp nhau dịp cuối tuần và những ngày lễ. vậy thử hỏi những cặp vợ chồng này họ kết hôn vì cái gì, trước hết có lẽ vì "tình yêu" nhưng chắc là không phải tình yêu được hiểu theo nghĩa truyền thống, nhưng cái trên hết theo mình nghĩ vẫn là để thoả mãn về mặt xác thịt mà thôi. Đây chính là vấn đề mà nhiều tác phẩm của dòng văn học Linglei có đề cập tới. Nếu bạn nào có đọc tác phẩm của Vệ Tuệ thì sẽ thấy rằng truyện của cô chỉ xoay quanh một chủ đề, đó là tính dục, với những nhân vật có những cuộc tình không có tình yêu đích thực mà gần như chỉ bằng sự nổi loạn của thân xác. Nhiều tác phẩm của các tác giả mỹ nữ Linglei cũng viết về những cặp "vợ chồng" kiểu như thế này. Còn ở Việt Nam phổ biến theo dạng "sống thử".
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 3 06/05/08 21:31

linglei đã phản ánh sự thay đổi bộ mặt của xã hội Trung Quốc những năm của thế kỷ XX, XXI và thậm chí có thể là đèn báo cho những thế kỷ phát triển tiếp theo.
Cũng như nhiều dòng văn học hiện đại, cùng thời khác trên thế giới, linglei cũng mang hơi thở của thời đại và đã phản ánh khát vọng sống vượt lên khuôn khổ của giới trẻ hiện nay ở Trung Quốc. Nếu ai có dịp đến Trung Quốc, không nói đâu xa, chính ở vùng phía Nam Trung Quốc, ví dụ vùng Quảng Đông, Thâm Quyến chẳng hạn, cũng dễ dàng thấy được sự thay đổi này. Các cặp nam nữ ôm nhau, làm một số "trò" với nhau trên xe buýt hay bất cứ nơi công cộng nào có thể một cách rất tự nhiên, không quan tâm đến xung quanh mình có bao nhiêu quan điểm. Đó là những nơi công cộng, huống hồ chi là những nơi mà không ai biết. Thế nhưng nếu quan sát kỹ thì chúng ta cũng dễ nhận ra được trong sự tự nhiên đó vẫn còn có cái gì đó hơi gượng gạo mà những người nam nữ đó chưa thể thoát ra được. Ví dụ: họ ôm nhau nhiều, họ vuốt ve nhau nhiều trên xe buýt nhưng ít khi thấy được cảnh kiss nhau như trong phim, hì hì. Hay chính khi ôm nhau, chàng trai cũng phải nhìn đảo xung quanh một lần dù rất nhanh... Đó phải chăng chính là truyền thống.
Văn hoá dù sao cũng là văn hoá, truyền thống dù sao cũng là truyển thống, con người khó có thể một sớm một chiều mà thoát khỏi những rào cản mà trăm năm trước, thậm chí ngàn năm trước đã định ra. Thế nhưng có hay không thì đó cũng chỉ là những cách thể hiện sự phản kháng, và một lúc nào đó nó cũng sẽ có ích. Linglei cũng vậy, nó đã góp thêm tiếng nói vào sự đòi hỏi thay đổi đó.
Thiết nghĩ đó cũng là cái hay, bởi nó đã phản ánh cái thực tế của cuộc sống, vấn đề "tình dục" là một nhu cầu của con người, vấn đề là ở mỗi xã hội có những cách biểu hiện và cách nhìn nhận khác nhau (chấp nhận hay không chấp nhận).
Có người cho rằng linglei hay những dòng văn học cùng chất ở các nước khác dễ tạo thành những cơn sóng, và cũng dễ được tiếp nhận, bởi lẻ vấn đề mà những tác phẩm đó đề cập đã có từ lâu rồi, nhưng vì nó chưa có điều kiện được thể hiện. Ví dụ như: có người cho rằng ở vùng Quảng Đông Trung Quốc, người ta xem vấn đề về ở và tình dục là bình thường (vấn đề ăn là quan trọng). Hay ở Nhật, người con gái đã được dạy về vấn đề tình dục, về cách phục vụ chồng từ lúc nhỏ, hay ai đó đã học về văn hoá Ấn Độ thì cũng sẽ dễ hiểu những việc này,...
Nhìn lại Việt Nam, trong thời gian qua cũng đã nổi lên không ít những tay bút, những tác phẩm viết về vấn đề tạm gọi là "sex", và chúng cũng đã nhận được sự quan tâm của xã hội, nhiều cuộc bàn cải, rồi người ta tìm đọc, và rồi lại bàn cải. Đúng hay sai, hợp đạo đức hay không là còn tùy cách nhìn nhận của mỗi xã hội, nhưng trước tiên là từ chính bản thân mỗi người.
Mình thấy bạn camnhung chọn đề tài này là không cũ và và thực tế. Đề tài này rất hay và có sức thu hút nhiều người.
Mình còn nhớ lúc mình còn học đại học, khi mà tác phẩm "Bóng đè" vừa ra đời, lớp mình khi ấy xôn xao nhau lên, mọi người tìm đọc và truyển nhau tác phẩm đó một cách nhiệt tình.
Mình cũng đã đọc một số tác phẩm của Việt Nam, và của các nước, mình không có tài nhớ tên các tác phẩm giỏi lắm, nên chỉ nhớ một số tên như: Rừng Nauy , Bóng đè , Thiếu nữ đánh cờ vây,... Trong đó mình ấn tượng nhất vẫn là tác phẩm "Rừng Nauy", tác phẩm đã phản ánh quan niệm sống, những khát khao sống, từ đó dẫn đến những lối sống của thế hệ những thanh niên ở độ tuổi 20 ở Nhật Bản.
Rõ ràng linglei không đơn độc, và cùng với nhiều dòng văn học cùng chất ở các nước khác, linglei đã phản ánh đúng, mạnh, và hợp thời của thời đại. Chúng không đơn thuần chỉ là những tác phẩm viết về "sex", mà nói là những tiếng nói của một lớp người trong xã hội, nó mang ý nghĩa nhiều hơn là nhiều người vẫn nghĩ tầm thường về nó. Hãy xem những tác phẩm đó bằng sự phân tích, nhìn nhận, bằng những kiến thức, bằng sự nhận thức hơn là đơn thuần chỉ xem để khám phá về "sex".
Sự phát triển tất yếu sẽ đi kèm với những sự thay đổi, chưa thể khẳng định đó là tốt hay xấu. Nên tiếp nhận nhưng cũng nên có sự chọn lọc. Và phát triển cũng nên tôn trọng truyền thống. Điều này thì có lẽ linglei hay những dòng văn học 8x bây giờ chưa làm được.
Bên cạnh cái hay, cái mới, vì để đuổi kịp thời đại mà linglei vẫn còn những khiếm khuyết trong bản thân nó chưa thể giải quyết được. Vì vậy người đọc cần có sự chọn lọc để làm cho cuộc sống của mình có nhiều cái mới nhưng cũng không thái quá và "khác người".
Mnh thấy ban camnhung đã trình bày khá đầy đủ và khá thuyết phục về đề tài của bạn, mình đọc xong và thấy thích bài viết này. Nhưng bên trên cũng chỉ là quan điểm của mình, các bạn khác cũng có những cách nghĩ khác nhau của các bạn đó, thế nhưng dù thế nào, dù hay hay dở, thì một điều không thể phủ nhận là linglei đã phản ánh thực tế sự khao khát sống, khao khát vươn lên thoát khỏi những gì còn ràng buộc từ lâu đời của một lớp người trẻ ở Trung Quốc để hướng đến một thế giới khác, mới hơn, để làm đẹp cho cuộc sống của họ.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Dòng văn học Linglei trong văn hoá Trung Hoa đương đại

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 4 07/05/08 20:17

Cám ơn bạn Tuấn Anh đã quan tâm đến bài viết của mình và ủng hộ Linglei bằng một bài viết khá dài, trong đó cũng có cung cấp cho mình một ít tài liệu để chứng minh cho vấn đề mình đặt ra là: Linglei đã làm thay đổi như thế nào nhưng giá trị văn hoá truyền thống trong giới trẻ TQ ngày nay. Rất mong mọi người góp ý thêm, vì thật sự mình đang "bí" tài liệu lắm. Mình có ý định chọn đề tài này làm tiểu luận môn Văn hoá Trung Hoa do thầy Thêm dạy, có lẽ sẽ phải nhờ vào ý kiến đóng góp của mọi người thì mới có thể hoàn thành được tiểu luận vì vấn đề mình đặt ra chưa ai viết cả. Một lần nữa cám ơn bạn Tuấn Anh và các bạn khác đã quan tâm đến đề tài của mình !
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Trung Quốc và Đông Bắc Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron