VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 3 30/03/10 22:13

VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ: "GHATS"

Các bạn k2 thân mến!
Hôm nay chúng ta có buổi thuyết trình thảo luận cho môn "VĂN HÓA ẤN ĐỘ" của cô Hiền! Tớ thấy thời gian trên lớp hạn hẹp, nên có một số vấn đề chúng ta chưa thảo luận hết với nhau, tớ post cái topic này cho mọi người vào bàn luận nhé! Hồi chiều thấy mọi người khá hứng thú về "Ghat" của người Ấn Độ, nên tớ sẽ nêu lại phần này với những kiến thức tớ biết, và hình ảnh cho mọi người xem! À, ngoài "Ghat" mọi người cứ bàn tất cả những gì thuộc về văn hóa cư trú của người Ấn Độ, chúng ta sẽ trao đổi!
Hình ảnh
Hình ảnh
Rất nhiều Ghat nằm theo ven sông Hằng

Theo tài liệu tớ tìm hiểu được thì “Ghat” của người Ấn Độ: trong tiếng Ấn "Ghat" có nghĩa là “bước”, Ghat là những dãy nhà nằm sát nhau bên sông Hằng, có những bậc cầu thang cao nối với sông, Các Ghats đáng kể rất nhiều dọc theo sông Hằng được gọi chung là 'Varanasi Ghats' và 'Ghats của sông Hằng'. Trong Madhya Pradesh ở miền tây Ấn Độ có thêm Ghats đáng kể dọc theo sông Narmada, dc coi như lối dẫn vào dòng sông thánh
Hình ảnh
Hình ảnh

Lúc đầu tớ giải thích rằng Ghat như một sự trung gian giữa những dãy nhà dân (đại diện cho cuộc sống trần tục) với sông Hằng linh thiêng, muốn bước qua thế giới trần tục để đến được thế giới linh thiêng phải đi qua các Ghat cao như thế, và lí do nữa là ven sông Hằng xây cao như thế để đề phong lũ lụt.

Nhưng mà khi cô giải thích mới té ngửa ra là thế này :roll:
Ghat của người Ấn Độ có liên quan đến lễ hội tắm trên sông Hằng gọi là Ardh Kumbh Mela, theo lời cô thì có thể nói đây là lễ hội lớn nhất trên thế giới, vì 3 năm mới tổ chức một lần nên rất đông người dân tham gia, vì thế xây Ghat vừa cao vừa nhiều như thế ven sông Hằng chỉ nhằm phục vụ cho lễ hội này!
Nhưng mà trên bài báo mà tớ tìm được trên trang vietbao.vn, lại nói là 6 năm tổ chức 1 lần, cái này khác với thông tin hồi chiều, tuần sau tớ sẽ hỏi cô rồi tớ khẳng định sau há!

Giờ thì mời mọi người chiêm ngưỡng lễ hội tắm trên sông của người Ấn Độ ạ! (dĩ nhiên là không liên quan đến văn hóa cư trú, nhưng thông qua Ghat chúng ta hiểu thêm về một lễ hội nữa cũng tốt :D )

Một bài báo viết năm 2007 , dự kiến có 70 triệu tín đồ Hindu sẽ tham gia lễ hội! :roll:
Hình ảnh
Những người hành hương bất chấp cái lạnh giá buổi sớm đổ về nơi giao của sông Hằng, Yamuna và con sông huyền thoại Saraswati để gột rửa tội lỗi. Ảnh: AP.
Hình ảnh
Giai đoạn tắm sông chính kéo dài 6 ngày, tùy thuộc vào vị trí của các vì sao. Ảnh: BBC.
Hình ảnh
Trong ngày đầu tiên (3/1), gần 10 triệu người, dẫn đầu là những nhân vật linh thiêng bôi tro và không mặc quần áo, ngâm mình trên sông. Ảnh: AP.
Hình ảnh
Một người hành hương tiến hành nghi lễ đổ sữa xuống sông sau khi đã dìm mình trong nước lạnh. Ảnh: AP.
Hình ảnh
Tín đồ Hindu tin rắng tắm sông còn là sự kết thúc của một quá trình chuyển kiếp. Ảnh: AP.
Hình ảnh
Khoảng 50.000 lều và 25.000 toilet được dựng lên trên khu vực 80 km2 trên bờ sông Hằng. Ảnh: AP.
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi baoquyen » Thứ 3 30/03/10 23:33

sau khi học xong và làm bài thuyết trình về văn hóa Ấn Độ mình mới thấy kiến thức của bọn mình hạn hẹp quá.Tài liệu trên mạng thì nhiều nhưng khả năng tìm kiếm của mình có hạn cho nên mình mong các bạn sẽ tích cực vào đây để trao đổi với nhau, đồng thời giúp cho các e của mình sau này đỡ khổ.
RANDOM_AVATAR
baoquyen
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 17:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi duongminhhoang » Thứ 5 01/04/10 9:50

Chào các bạn,

Minh cũng chuẩn bị làm bài thuyết trình về văn hóa cư trú của người Ấn Độ, nhưng sao mà khó tìm tài liệu đến thế. trong các sách viết về Ấn Độ và cả trên Internet nữa, không thấy đề cập nhiều về nhà ở hay phong tục cư trú của người Ấn.
Các bạn có tài liệu gì về văn hóa cư trú của người Ấn, please post lên cho mình và mọi người tham khảo với.
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
RANDOM_AVATAR
duongminhhoang
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 10:34
Đến từ: Ho Chi Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 5 01/04/10 21:48

Nhóm k2 mới làm xong có thể share cho các bạn, thậm chí là share cả những góp ý, những đóng góp bổ sung của cô và các thành viên khác của k2 :)
Đúng là tài liệu về nhà ở của người Ấn rất khó tìm được, nhưng nếu cố gắng thì mọi thứ không đến nỗi ...không thể tìm. Chúc các bạn có một bài thuyết trình thành công! :D
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi newday » Thứ 2 05/04/10 8:26

mình là học viên VHH K10, giờ nhóm mình cũng làm về VH cư trú của người Ấn Độ, mà cũng thấy mông lung quá, ai biết có tài liệu gì chỉ mình với, sang tuần phải thuyết trình rồi. TKS
RANDOM_AVATAR
newday
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 6 06/11/09 23:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 2 05/04/10 17:13

Tài liệu về văn hóa cư trú của người Ấn Độ thực sự là khó kiếm đấy ạ! Hôm trước nhóm tụi em làm phải phân công nhau tìm: tài liệu mạng, thư viên, nhà sách...về tài liệu mạng thì chỉ có và trang web nói sơ qua, nhưng cũng rất sơ sài và chủ yếu là nhà hiện đại, có hình ảnh thành phố cổ Harappa, và một thành phố cổ nữa bị chôn vùi dưới biển (ước tính 9500 năm), làm về nhà Ấn ĐỘ, em nghĩ nên nói về Ghats-là một nét đẹp trong văn hóa cư trú của người Ấn đấy ạ! (tiếc là hôm trước em có làm nhưng còn rất sơ sài! :roll: ), nhóm em phải phân bạn dịch tài liệu tiếng Anh nữa...còn sách thì các anh chị kiếm quyển: giới thiệu văn hóa phương Đông, của tác giả Mai Ngọc Chừ, cọng với sách của Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), sách của Radhika Srinivasan, Lương Ninh, John Bowker....những quyến ấy đều có trong thư viện trường mình.
Các anh chị phải cố gắng thôi, cóp nhặt mỗi nguồn một ít chớ không có cả ở một chỗ đâu ạ!
Chúc các anh chị làm bài thật tốt! :P
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi discovery » Chủ nhật 18/04/10 2:25

Bạn ơi cho mình hỏi người ta thường xây "ghat" bao nhiêu bậc, cấu trúc như thế nào?
RANDOM_AVATAR
discovery
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/11/08 10:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi duongminhhoang » Thứ 4 07/07/10 22:37

Chào các bạn,

Mình là học viên Châu Á học, tuy là dân ngoại đạo nhưng vì có học môn Văn Hóa Ấn Độ của cô Hiền nên nhóm mình cũng được phân công làm về văn hóa cư trú của người Ấn. Đúng là tài liệu về văn hóa cư trú của người Ấn thật khó tìm. Đọc trên diễn đàn này thấy bài các bạn nói về "Ghats" mình rất mừng, cứ như là chết đuối vớ được cọc, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ mình mới nhận ra cọc đã bị mục rồi.

Trong bài viết của các bạn không thấy dẫn tài liệu tham khảo, nhưng mình nghĩ các tìm được trên mạng. Thế là mình cũng lang thang lên mạng để tra cứu. Theo đó mình biết Ghat không phải là một hình thức cư trú đúng nghĩa của người Ấn, thực ra "Ghats" chỉ là tập hợp nhiều bậc thang hay "bậc cấp" trên một sườn dốc dẫn tới một mặt phẳng ở vị trí thấp hơn thường là mặt nước như mặt hồ, mặt sông, thung lũng...Do đó không thể coi "Ghats" là phương tiện cư trú của người Ấn được mà chỉ nên coi đó như những "đường dẫn" hay "lối đi" cũng giống như đường sắt, cầu vượt hay đường hầm vậy. Tất nhiên "Ghats" theo tiếng Belgali có nghĩa là "bậc" như bậc thang vậy, ngoài ra nó còn có nghĩa là các "dãy" ví dụ như các dãy núi người Ấn cũng gọi là "ghats" ví dụ Ghats Đông và Ghats Tây là hai dãy núi lớn ở phía Đông Nam và Tây Nam của Ấn Độ. hoặc dãy phố họ cũng gọi là ghats.

Có lẽ khi tra cứu hình ảnh bằng từ "ghats" các bạn tìm được các hình ảnh ghats gắn với các dãy nhà dọc bên các dòng sông nên cho rằng Ghats là hình thức cư trú của người Ấn chăng!?.

Mình đang chìm dần có ai đó không? HELP ME!
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
RANDOM_AVATAR
duongminhhoang
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 10:34
Đến từ: Ho Chi Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Chủ nhật 11/07/10 22:55

Chào bạn!

SV VHH cũng được học Văn hóa Ấn Độ, Văn hóa Ấn thì rất hay nhưng khó thật đấy. Khi làm đề tài, tìm tài liệu rất khó, ngoài những quyển sách như ở trên mình đã nói, thì chỉ có thể kiếm ở các trang web tiếng Anh thôi.

Về ý kiến với Ghats thì đúng đấy bạn! Sau khi thuyết trình, cô Hiền góp ý, nhóm mình mới biết Ghats mục đích chính là để phục vụ cho lễ hội tắm trên sông Hằng của người Ấn. Vì là một lễ hội lớn , đến 6 năm mới tổ chức 1 lần nên số lượng người tham gia rất đông, vì thế người Ấn xây các Ghats rất cao và lớn ở dọc sông Hằng. Về số lượng bậc thang hay cấu trúc, nhóm mình cũng không tìm được tài liệu nào nói cụ thể cả.
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ:"GHATS"

Gửi bàigửi bởi vantiensinh » Thứ 2 16/08/10 22:57

Hì.
Đang chơi vơi và sắp chìm vì chưa tìm được đề tài cho chuyên đề Văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của nó nên mình lang thang khắp diễn đàn để xem liệu có thể tìm được chiếc phao cứu sinh nào không thì nhìn thấy đề tài này của các bạn K2.
Hì. Mới đọc sơ sơ đề tên đề tài và phần giới thiệu của các bạn về Ghats ở Ấn Độ mình cũng tính théc méc lắm ai ngờ bạn Minh Hoàng đã hỏi giùm mình và dường như các bạn cũng nhận ra vấn đề rồi :mrgreen: : ghats là 1 loại hình kiến trúc nhưng có lẽ chưa thể xếp vào loại hình văn hóa cư trú của người Ấn Độ được. Hì hì. :mrgreen:
Mà đã lỡ thích và lỡ nghía rồi nên mình xin đóng góp 1 chút tí ti tìm hỉu của mình về ghats (tài liệu lượm nhặt được trên net nên các bạn thông cảm về nguồn trích dẫn (nếu thiếu chính xác ha) :mrgreen: :

Varanasi, cổ thành ngàn năm



Varanasi một ngôi thành cổ của người Hindu giáo vẫn còn sống với tinh thần ngàn xưa vào cái buổi bình minh của con người, chúng tôi đã có những ngày được sống trong những nghi lễ tôn giáo thần bí xa xưa nhất của dòng sông Hằng huyền thoại…

Hình ảnh

Ngọn lửa hoả táng người đã khuất ven sông Hằng ở thành cổ Varanasi.

Người ta đã ví von Varanasi là một thành cổ còn cổ xưa hơn cả lịch sử, bởi đây là thành phố duy nhất trên thế giới tồn tại và phát triển liên tục trong quãng thời gian hơn 3.500 năm. Một thành phố linh thiêng bậc nhất trong tâm tưởng những người theo Hindu giáo khi họ quan niệm rằng, nếu cuộc đời của họ sống trên thế gian được tắm gội mỗi ngày trên dòng sông Hằng, khi chết đi, được chết ở thành phố Varanasi và bụi tro từ thân xác được rải xuống sông Hằng, họ sẽ được lên miền cực lạc.

Ngọn lửa 2.000 năm…

Chúng tôi tìm đường đến sông Hằng, đây cũng là góc đẹp nhất của thành cổ với những toà kiến trúc đồ sộ được xây dựng đa phần bằng đá sa thạch đỏ, nối với bến sông là những bậc cấp tạo thành một quần thể các bến nước liền kề nhau rất ấn tượng. Người bản địa gọi những toà kiến trúc này là ghat – theo tiếng Hindi có nghĩa là bậc cấp. Người ta ước tính mỗi ngày có hơn 60.000 khách lữ hành khắp thế giới đổ về chiêm ngưỡng, đắm mình tắm gội trong dòng sông Hằng linh thiêng, huyền thoại.

Trải dọc suốt 4km bên bờ sông Hằng có đến hơn 100 ghat lớn nhỏ lúc nào cũng nhộn nhịp khách hành hương. Dòng sông Hằng được người Hindu giáo ví là mái tóc của thần Shiva, chảy qua Varanasi trong êm đềm, lặng lẽ. Giữa bờ tây và bờ đông là hai sự khác biệt hoàn toàn, bờ tây nhộn nhịp bao nhiêu thì bờ đông lại ôm trong mình vẻ lặng lẽ, vắng vẻ bấy nhiêu, dòng sông như lằn ranh kết nối tạo cho cả vùng thành cổ vừa mang nét thâm trầm, lặng lẽ, hoà quyện với những ồn ào, náo nhiệt đem lại một diện mạo khác lạ của một đô thị cổ kính từ ngàn năm.

Điểm nhấn của các ghat trên sông Hằng ngoài vẻ nguy nga, đồ sộ, nơi đây còn chứng kiến nhiều nghi thức tôn giáo diễn ra hàng ngày, hàng giờ, mà gây ấn tượng nhất với chúng tôi chính là nghi thức hoả táng ở hai ghat Harishchandra và Manikarnika. Người dẫn đường cho chúng tôi biết ngọn lửa thiêu xác của ghat Manikarnika chưa bao giờ tắt từ suốt hơn 2.000 năm qua, vì người Hindu giáo tin rằng đây chính là ghat linh thiêng nhất trong tất cả ghat ở sông Hằng. Do vậy, ai cũng mong muốn khi chết đi được đưa thân xác đến đây hoả táng, nhưng chi phí vận chuyển, tiền dịch vụ, mua củi hoả thiêu… là con số không hề nhỏ cho một gia đình bình thường ở Ấn Độ. Vì vậy được hoả táng ở ghat Manikarnika chỉ có tầng lớp giàu có mới đủ chi phí trang trải. Và việc hoả táng phải chờ đợi khá lâu, vì mỗi ngày có quá nhiều ước nguyện được lên miền cực lạc đang chờ đợi tại nơi này.

Trước mắt chúng tôi là ghat Manikarnika nghi ngút khói lẫn trong mùi khét của thi hài đang được hoả táng. Dưới mé sông, những xác người được tẩm liệm kỹ, quấn chặt trong các dải lụa vàng, hai thanh tre nẹp song song với thi thể đặt nằm lấp xấp dưới mé nước, quanh đó những người thân đang tiến hành nghi thức cầu nguyện, hoa cúc vàng và nến được thả trôi trên sông Hằng như cầu cho vong linh người đã khuất được siêu thoát. Những tín đồ Hindu giáo vẫn bình thản tắm gội, tẩy trần, gần những xác người, phía xa xa những chiếc ghe đang chở theo các bao tro tàn từ thân xác mới hoả táng rải khắp mặt sông. Chính nơi đây thế tục và cực lạc như hoà quyện làm một…

Sông Hằng ngày và đêm

Cư dân thành cổ Varanasi thường bắt đầu một ngày mới khá sớm, chưa đầy 5 giờ sáng, tiếng chuông, mõ, lục lạc, tiếng bước chân đã rầm rập khắp mọi ngã đường. Những đạo sĩ đứng ngay trên các ghat, tay cầm các dụng cụ hành lễ quen thuộc như lửa, quạt, dầu, tù và, chuông… bắt đầu lễ cúng trang nghiêm đón chào thần mặt trời.

Blog du lich, viet nam, chau a

Những chú bò len lỏi khắp ngõ hẻm ở thành cổ Varanasi.

Trong dòng người đông đúc đổ về Varanasi không phải ai cũng hướng về miền cực lạc cao xa, có rất đông người tìm đến bến sông mỗi ngày để mưu sinh bằng đủ thứ nghề, có cả những đạo sĩ giả hiệu, mặc trang phục kỳ quái, râu tóc lê thê, tay cầm gậy lang thang lừa lọc khách hành hương. Khi vừa đến Dasaswamedh, một ghat lớn nhất ở Varanasi, chúng tôi giật mình khi nghe tiếng gọi giật giọng “Hello my friend!”, một đạo sĩ, mình trần, người trát đầy tro trắng hếu, ốm tong teo, tóc râu rũ rượi, nhe răng cười nham nhở, tự giới thiệu: “Người tôi được hấp thu đầy đủ sức mạnh của thần Shiva đấy, chụp ảnh đi”. Một du khách thấy lạ đến xin chụp ảnh, “đạo sĩ” diễn luôn một bài yoga, tĩnh toạ, ngồi thiền kiểu bán kiết già, mắt lim dim…Sau pha diễn, “đạo sĩ” liền đứng bật dậy và ngửa tay: Dollar sir, Rupee sir…

Kết thúc một ngày với cư dân thành cổ Varanasi là một nghi lễ tạm biệt thần mặt trời được cử hành rất trọng thể ngay ghat Dasaswamedh vào lúc 7 giờ tối mỗi ngày. Năm đàn thờ được lập nên cho năm vị đạo sĩ trẻ làm đại diện, nghi lễ được bắt đầu bằng một lời kinh ngân vang, sau đó năm vị đạo sĩ dùng tù và hối thúc thành từng hồi dài. Hàng ngàn người đứng chen nhau ở bến sông thành kính cầu nguyện, nghi thức chào mặt trời được kết thúc bằng những hoa đăng đan từ lá đa thắp nến, gắn hoa thả kín một khúc sông Hằng.

Đó là một nghi lễ tôn giáo rực rỡ nhất mà chúng tôi được chứng kiến. Sau nghi thức ấy, cả cổ thành như chìm ngay vào giấc ngủ. Chúng tôi lang thang trên những con đường cổ xưa hàng ngàn năm tuổi, mà không hiểu mình đang đi giữa thế tục ô hợp hay trên cõi tiên bồng cổ tích…

Hoai Nam Blog's
Nguồn: http://www.fiditour.com/blog-du-lich/ch ... n-nam.html
Where there's a will there's a way
Hình đại diện của thành viên
vantiensinh
 
Bài viết: 121
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 19:21
Đến từ: Pleiku City, Gia Lai Province
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hóa Ấn Độ, Nam Á và Đông Nam Á

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron